Thế nào là hệ thống lỗ cơ bản hệ thống trục cơ bản

Xin chào các bạn!
Thật tuyệt vời
vì bạn đã và đang tìm đọc các tài liệu và các chia sẻ của cá nhân mình Hoàn toàn FREE trong bộ sưu tập 50GB Data gồm tài liệu - Ebook - Bí kíp - Kinh nghiệm..... Về Ngành Cơ Khí đã được update trên Cokhithanhduy.com. Rất mong bạn chia sẻ bài viết này đến thật nhiều người với mục tiêu vì một ngành Cơ khí Việt Nam phát triển.

Ngoài ra, để tìm kiếm bất kỳ Tài liệu khác của Thanh Duy bạn Chỉ cần gõ google: 

                         "Tên tài liệu Ebook"  +  Cokhithanhduy.com     --> Enter

Ngày hôm nay mình tiếp tục chia sẻ kiến thức về ngành cơ khí. Và chủ đề hôm nay mình chia sẻ về DUNG SAI -LẮP GHÉP và các SAI LỆCH GIỚI HẠN. Trong chủ đề này mình cũng đã chia sẻ rất nhiều, có những kiến thức tưởng chửng đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn hoặc các bạn hiểu chưa đúng các khái niệm về Dung sai. Nếu các bạn chưa xem hoặc muốn xem lại các bài viết thì có thể Click vào Link bên dưới này nhé

Mặc dù dung sai là khái niệm rất quen thuộc với ngành cơ khí hay xây dựng và đặc biệt quen thuộc đối với các bạn học về ngành cơ khí chế tạo máy. Và tùy thuộc vào độ chính xác và yêu cầu của từng sản phẩm, của từng ngành nghề mà người ta quy định về mức độ chính xác khác nhau hay quy định về dung sai khác nhau.

Tuy nhiên thì có rất nhiều bạn chưa hiểu đúng hay hiểu hết nghĩa về các khái niệm hay đặc tính về dung sai, thì trong bài viết hôm nay mình chia sẻ 3 vấn đề mà khá nhiều bạn đã từng liên hệ và hỏi mình. Và những giải thích và chia sẻ của mình sẽ giúp được các bạn nhiều đặc biệt đối với các bạn là sinh viên và đang làm đồ án.

  1. Tại sao sai lệch giới hạn không chỉ dẫn của kích thước bao là H14
  2. Tại sao sai lệch giới hạn không chỉ dẫn của kích thước bị bao là h14
  3. Tại sao sai lệch giới hạn không chỉ dẫn của các kích thước còn lại là IT12/2

Ok, sau đây mình sẽ giải thích các vấn đề này, hy vọng giúp ích cho các bạn.

Đối với câu hỏi thứ nhất và thứ hai: Tại sao lại là H14, và h14

Thứ nhất thì các bạn cần nhớ và ghi sâu về sơ đồ của DUNG SAI - LẮP GHÉP để từ đó có thể áp dụng cho tất cả các kiểu lắp ghép trong cơ khí. Từ đó các bạn nhìn thấy được miền dung sai H và h có chung đường 0.

Thứ 2 các bạn cần phải hiểu về tính đổi lẫn chức năng trong lắp ghép: Như các bạn biết khi gia công thì không thể đảm bảo các kích thước chính xác tuyệt đối 100% được, kiểu gì ít nhiều cũng có sai số. Và tính đổi lẫn chức năng của loại chi tiết là khả năng thay thế cho nhau, không cần lựa chọn và sửa chữa gì thêm mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm đã quy định.

Thứ 3: Các bạn cần hiểu sâu sắc ý nghĩa của ký hiệu H14, và h14.

  • Với H14 đây là ký hiệu thể hiện miền dung sai của LỖ trong đó H: là sai lệch cơ bản và 14 là cấp chính xác [ Có 20 cấp chính xác]
  • Với h14 đây là ký hiểu thể hiện miền dung sai của trục trong đó h: là sai lệch cơ bản và 14 là cấp chính xác.

Vậy Sai lệch cơ bản là gì: Là một trong hai sai lệch dùng làm căn cứ để xác định vị trí của trường dung sai so với đường không[0]. Trong TCVN thì sai lệch cơ bản là một trong hai sai lệch nằm gần đường o nhất. Vậy nên H là sai lệch cơ bản với sai lệch giới hạn dưới [EI=0]. Và h là sai lệch cơ bản với sai lệch giới hạn trên [es = 0].

Thứ 4: Trong quan hệ lắp ghép thì các bạn cần phải hiểu rõ về khái niệm và phạm vị sử dụng của lắp ghép theo hệ thống lỗ hay lắp ghép theo hệ thống trục.

Như các bạn đã biết thì bề mặt lắp ghép được chia làm 2 loại là bề mặt bao và bề mặt bị bao. Mối ghép thì bao giờ cũng có chung một kích thước danh nghĩa cho cả chi tiết và gọi là kích thước danh nghĩa của lắp ghép. Và trong lắp ghép để lựa chọn được các kiểu lắp tiêu chuẩn khi thiết kế thì ngoài đặc tính yêu cầu của lắp ghép, người thiết kế còn phải dựa và tính kinh tế kỹ thuật và tính công nghệ kết cấu để lựa chọn kiểu lắp theo hệ thống lỗ hay thệ thống trục.

  • Lắp theo hệ thống lỗ là kiểu lắp mà vị trí miền dung sai của lỗ luôn là cố định, có sai lệch cơ bản kiểu H, và để có các đặc tính, kiểu lắp khác nhau thì ta thay đổi miền dung sai của kích thước trục.
  • Lăp theo hệ thống trục là kiểu lắp mà vị trí miền dung sai của trục là cố định, có sai lệch cơ bản kiểu h, và để có các đặc tính, kiêu lắp khác nhau thì ta thay đổi miền dung sai của kích thước lỗ.

Về mặt kinh tế thì người ta sẽ lựa chọn kiểu lắp theo hệ thống lỗ, vì  gia công lỗ chính xác khó, thường phải dùng các dụng cụ chính xác đắt tiền như Chuốt, doa,... Ngoài ra việc sửa chữa kích thước trục lại đơn giản hơn so với kích thước lỗ.

Như vậy đến đây, mình đã giải thích cơ bản tất tần tần các thông số về mối quan hệ lắp ghép và miền dung sai H14, và h14. Và mình tóm lược lại lý do tại sao trong thiết kế chế tạo mà người ta lại lựa chọn sai lệch giới hạn không chỉ dẫn của kích thước bao H14, và kích thước bị bao là h14, đó là vì

  1. Tất cả những kích thước này là kích thước không ghi dung sai, nên để đơn giản trong lắp ghép thì người ta quy định là lấy dung sai kích thước bao là H14, và kích thước bị bao là h14. Trong đó như mình đã nói ở trên thì H, và h lần lượt là các sai lệch cơ bản của Lỗ và Trục.
  2. Các kích thước này không cần yêu cầu độ chính xác cao, nên sẽ lựa chọn là cấp chính xác 14 trong 20 cấp chính xác.
  3. Đơn giản cho thiết kế và chế tạo, dễ đảm bảo các tiêu chuẩn về kinh tế và kỹ thuật, và đặc biệt đảm bảo về tính công nghệ
  4. Thường thì các yêu cầu này sẽ được ghi ở trong phần ghi chú. Đối với các bạn đã làm đồ án thì rất quen thuộc rồi đúng không ạ?

Sau đây là một phần bảng  thông số về Miền dung sai H và h:

------------------------------------------------------------------------------

Tiếp theo đối với câu hỏi thứ ba: Tại sao sai lệch giới hạn không chỉ dẫn của các kích thước còn lại là IT12/2

Như các bạn đã biết thì IT thể hiện cấp chính xác, và theo tiêu chuẩn việt nam [TCVN] quy định có 20 cấp chính xác theo thứ tự độ chính xác giảm dần và ký hiệu từ IT01, IT0,  IT1, IT2, .....,IT18. Trong đó IT1 đến IT4 là dùng cho các  kích thước yêu cầu độ chính xác rất cao như các dụng cụ đo,... IT5, IT6 thường dùng cho cơ khí chính xác và IT7, IT8 thường dùng cho cơ khí thông dụng, IT9,IT11 thường dùng trong lĩnh vực cơ khí lớn[ cho chi tiết có kích thước lớn], còn IT12 đến IT16 thường sử dụng đối với các kích thước yêu cầu gia công thô.

Như vậy đối với IT12, là thể hiện cấp độ chính xác là 12, với trị số các bạn tra bảng, và phụ thuộc và từng loại kích thước danh nghĩa. IT12 thường dùng cho các kích thước, bề mặt gia công thô, hoặc các kích thước yêu cầu độ chính xác không cần cao.

Đặc tính của IT 12, nó là dung sai đối xứng, tức là các sai lệch giới hạn trên và dưới bằng nhau về mặt trị số,  nhưng trái dâu và thường viết ở dạng +-, giá trị thì tra trong bảng.

Chính vì miền dung sai và sai lệch giới hạn trên dưới như vậy, cho nên kích thước sẽ dễ đạt được khi gia công chế tạo, từ đó sẽ hạn chế được phế phẩm. Ví dụ khi bạn gia công trục ø60 ±IT12/2 thì tra bảng ta thấy được miền dung sai sẽ là ø60±0.3 .  Như vậy kích thước của trục sau khi gia công nằm trong vùng cho phép từ 59.7 đến 60.3 là đạt yêu cầu, hay nói cách khác sẽ là thành phẩm. Còn ngoài khoảng đó sẽ là phế phẩm. Chính vì vậy các bạn thấy được việc quy định dung sai cộng trừ như vậy sẽ rất đơn giản trong gia công chế tạo, và hạn chế được phế phẩm.

Ngoài ra, mình giải thích thêm tại sao không là IT12, mà phải là IT12/2: Các bạn biết Dung sai thì bằng sai lệch giới hạn trên trừ sai lệch giới hạn dưới. mà IT thể hiện cho dung sai đối xứng, và kết quả DUNG SAI được tra trong bảng theo kích thước và cấp chính xác. Chính vì vậy ±IT12/2  là thể hiện giá trị của sai lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn dưới. Về trị số thì hai sai lệch giới hạn này bằng nhau nhưng khác dấu.

Bạn có thể xem toàn bộ giá trị về Miền Dung sai IT tại đây

Trên đây, mình đã giải thích rất kỹ về lý do tại sao các kích thước không chỉ thị thì sẽ lấy sai lệch giới hạn là ±IT12/2. Và trong bản vẽ thì thông thường nội dung này sẽ được ghi chú trong phần CHÚ Ý, hoặc trong phần Yêu cầu kỹ thuật.

Như vậy, trong bài chia sẻ hôm nay mình đã chia sẻ và giải thích các vấn đề về Dung sai lắp ghép mà nhiều bạn đã từng hỏi mình, rất hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp ích được nhiều người đặc biệt các bạn sinh viên đã và đang làm đồ án về ngành cơ khí chế tạo máy.

Cám ơn tất cả các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy chia sẻ nếu bài viết có thể giúp được nhiều người nhé. Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Có nhiều cống hiến cho sự nghiệp Cơ Khí Việt Nam.

Hãy tặng Cơ khí Thanh Duy 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

//cokhithanhduy.com/nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-dung-sai-lap-ghep-hay-sai-lech-gioi-han-cua-kich-thuoc///cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2018/06/avt-1024x576.jpg//cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2018/06/avt-150x150.jpg2018-06-09T00:55:02+00:00ThanhDuyCơ sơ lý thuyết chungDung sai - Đo lườngDung sai đo lườngKiến thức cơ khíPhần mềmTài liệu MIỄN PHÍcokhithanhduy,cokhithanhduy.com,dung sai đo lường,dung sai lắp ghép và các sai lệch giới hạn,Dung sai và lắp ghép Ninh đức tốn,lắp ghép theo hệ thống lỗ,lắp ghép theo hệ thống trục,Những điều bạn chưa biết về dung sai,sai lệch giới hạn của dung sai,TCVN quy định về cấp chính xác,tính đổi lẫn chức năng trong lắp ghép,Tổng hợp dung sai và lắp ghép trong chế tạo máy

Những kiến thức vừa đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng mà có thể bạn chưa biết về Dung sai lắp ghép hay các sai lệch giới hạn của Kích thước. Xin chào các bạn! Thật tuyệt vời vì bạn đã và đang tìm đọc các tài liệu và các chia...

AdministratorCokhithanhduy.com - Sống mãi cùng đam mêCokhithanhduy

Video liên quan

Chủ Đề