Theo hướng tây bắc-đông nam từ củ chi đến cần giờ thành phố hồ chí minh trải dài bao nhiêu km

Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm huyện là thị trấn Cần Thạnh, cách trung tâm Thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam của huyện là 35km, từ Đông sang Tây là 30km, có hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam-Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 70.445,34ha [đã bao gồm diện tích khu Gò Gia], chiếm 1/3 tổng diện tích toàn Thành phố.

 

Địa giới hành chính huyện Cần Giờ

Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành [tỉnh Đồng Nai], huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu [tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu] về phía Đông và Đông Bắc. Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc[ tỉnh Long An] huyện Gò Công Đông [tỉnh Tiền Giang] về phía tây. Giáp với huyện Nhà Bè[TP.HCM] về phía Tây Bắc. Phía Nam giáp với Biển Đông.

Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ Đông và từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc.

Toàn huyện có 01 thị trấn Cần Thạnh và 06 xã: Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Long Hòa, Lý Nhơn và Thạnh An [xã đảo]. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè [thành phố Hồ Chí Minh] và huyện Nhơn Trạch [tỉnh Đồng Nai] - Ranh giới là sông Soài Rạp;

+ Phía Nam giáp biển Đông;

+ Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

+ Phía Tây giáp huyện Nhà Bè [thành phố Hồ Chí Minh]; huyện Cần Giuộc [tỉnh Long An], huyện Gò Công Đông [tỉnh Tiền Giang] - Ranh giới là sông Soài Rạp.

 

Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESSCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.

 

Đường bờ biển dài hơn 20km chạy dài theo hướng Tây Nam-Đông Bắc

Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện ngay từ sau giải phóng, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh- một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dân số: Tính đến 31/12/2017 dân số toàn huyện Cần Giờ có 75.733 người [Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cần Giờ], mật độ dân số 108 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,73%, dân cư của huyện phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính cấp xã; tập trung cao nhất ở Bình Khánh thấp nhất là Thạnh An [xã đảo].

 

Khí hậu mát mẻ quanh năm do Hệ sinh thái rừng ngặp mặn và hệ thống sông ngồi đặc biệt

Khí hậu: Huyện Cần Giờ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm từ 25oC-29oC,  cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là14,40C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc.Sau 25 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần Giờ đã được phục hồi ổn định và đang phát triển tốt sau những thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn phá.

Thuỷ văn: Thủy triều: toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều. Độ mặn: vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện Cần Giờ đều đóng vai trò "kênh dẫn triều" đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt ở đây quanh năm bị mặn, lợ.

Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.

Tr.Hiếu

Bản đồ Huyện Củ Chi TP.HCM được HomeNext tổng hợp mới nhất năm 2021. Mời anh/chị cùng tham khảo ngay bài viết phía bên dưới.

Mục Lục

1. Định vị Huyện Củ Chi TP.HCM trên Google Map

Định vị Huyện Củ Chi trên Google Map

2. Tổng quan về Huyện Củ Chi TP.HCM

Huyện Củ Chi gồm có 1 thị trấn Củ Chi và 20 xã: Phú Hoà Đông, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, Phước Vĩnh An, Hoà Phú, Tân An Hội, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Thái Mỹ, Phước Thạnh, An Nhơn Tây, Trung Lập Thượng, Phú Mỹ Hưng, An Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Bình Mỹ, Phước Hiệp, Trung Lập Hạ.

Huyện Củ Chi có địa đạo Củ Chi nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Củ Chi cũng có Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi. Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược [thuộc xã Phú Mỹ Hưng], Bến Đình [thuộc xã Nhuận Đức].

Bản đồ hành chính Huyện Củ Chi TP.HCM

3. Vị trí địa lí Huyện Củ Chi TP.HCM

Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của TP.Hồ Chí Minh. Huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền đông nam bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu Long.

Củ Chi nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có đường giao thông giao lưu với các tỉnh miền đông và Tây Nam bộ. Đây là một vùng đất kiên cường trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Sài Gòn - Gia Định.

4. Bản đồ quy hoạch Huyện Củ Chi TP.HCM

Củ Chi là huyện phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích là 435 km2, dân số là 355822 năm 2010. Củ chi cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 60 km theo đường Xuyên Á, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, phía tây giáp huyện Đức Hòa, Long An, phía Đông giáp với Bình Dương và có ranh giới tự nhiên với tỉnh Bình Dương bằng sông Sài Gòn.

Củ Chi có độ cao khoảng 8 – 10 m so với mặt nước biển và độ cao giảm dần theo 2 hướng: Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Huyện Củ Chi có sông Sài Gòn chảy qua và hệ thống sống, kênh, rạch phong phú và ảnh hưởng sự xâm thực của thủy triều.

Bản đồ quy hoạch Huyện Củ Chi TP.HCM

Tổng hợp bản đồ TP Hồ Chí Minh - cập nhật mới nhất

5. Một số bệnh viện, phòng khám lớn tại Huyện Củ Chi TP.HCM

Bản đồ bệnh viện tại Huyện Củ Chi

🏥Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Củ Chi

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến chủ nhật

Địa chỉ: Số 9A, Ấp Bàu Tre 2, Đường Nguyễn Văn Hoài, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

 🏥Bệnh viện Huyện Củ Chi

Thời gian làm việc: Luôn mở cửa [24/24]

Địa chỉ: Số 1307, ấp Chợ Cũ, Đường Tỉnh lộ 7, Xã An Nhơn Tây, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

🏥Bệnh viện Xuyên Á

Thời gian làm việc: 7 giờ đến 20 giờ tất cả các ngày trong tuần

Địa chỉ: Số 42, QL22, Xã Ấp Chợ, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

6. Một số cơ sở giáo dục tại Huyện Củ Chi TP.HCM

Bản đồ trường học tại Huyện Củ Chi

Tiểu học: Tiểu Học Trần Văn Chẩm, Tiểu Học Phạm Văn Cội, Tiểu học Trung Lập Thượng, Tiểu Học Hòa Phú, Tiểu học Tân Thông,…

THCS: THCS Tân Thông Hội, THCS Tân Phú Trung, THCS Tân Tiến, THCS Bình Hòa, THCS Hòa Phú,…

THPT: Thpt Trung Lập, Thpt Phú Hòa, Thpt An Nhơn Tây,….

7. Một số địa điểm nổi bật tại Huyện Củ Chi TP.HCM

🗺️Nông trại xanh Green Noen

Địa chỉ: ấp TP, 816/18 Nguyễn Thị Rành, An Nhơn Tây, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Đây là một điểm vui chơi lý tưởng cho những ai muốn có những trải nghiệm và khám phá cảnh thôn quê yên bình, mộc mạc. Đến nơi đây các bạn có thể tận mắt chứng kiến những chú dê con đang nhởn nhơ gặm cỏ, những ngôi làng xì trum trong truyền thuyết hay những vườn rau, vườn cây trái xanh mướt, trĩu quả. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động rất thú vị khác dành cho du khách như: Thu hoạch, trồng trọt, chăn nuôi, bơi lội,…

Nông trại được quy hoạch theo các khu riêng biệt bao gồm: 33 nhà trồng nấm, 4 khu chăn nuôi và trên 3ha dùng để trồng rau và hoa lan Mokara. Để vào đây vui chơi, tham quan các bạn chỉ mất 50.000 VNĐ/vé/người mà thôi.

Nông trại xanh Green Noen

🗺️Địa đạo Củ Chi

Địa chỉ: Đ. Tỉnh Lộ 15, Phú Hiệp, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu đã tới Củ Chi mà không đi tham quan địa đạo Củ Chi thì quả là thiếu sót lớn. Đây là một trong các địa đạo lớn và nổi tiếng nhất của nước ta. Hệ thống địa đạo nằm dưới lòng đất với với các đường đi ngoắt ngoéo, tựa như xương sống tỏa ra vô số nhánh dài.

Mặc dù địa đạo không sâu nhưng lại có thể giúp quân dân ta chắn đạn pháo kẻ thù và có thể chịu được cả sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Đến với địa đạo các bạn sẽ được tìm hiểu về một thời chiến đấu anh dũng của quân dân ta và tự hào hơn về lịch sử của dân tộc.

Địa đạo Củ Chi

🗺️Bến Dược

Địa chỉ: 6, Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Bến Dược cũng là một địa điểm mà các bạn nên ghé thăm khi tới Củ Chi. Khi đến Bến Dược các bạn sẽ có cơ hội được tận mắt chứng kiến và khám phá con đường hầm nằm sâu dưới lòng đất. Khu hầm có kiến trúc tương đối lớn với nhiều khu vực chức năng. Ngoài ra các bạn còn có thể thắp hương để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên mảnh đất này.

Đền Bến Dược

👉Trên đây là bài viết về bản đồ Huyện Củ Chi TP.HCM. Anh/chị có thể xem chi tiết về bản đồ các quận thành phố Hồ Chí Minh  ngay bên dưới : 

Thành phố Hồ Chí Minh | Quận 1 | Thành Phố Thủ Đức [Q2,Q9,Q.Thủ Đức] | Quận 3 | Quận 4 | Quận 5 | Quận 6 | Quận 7 | Quận 8 | Quận 10 | Quận 11 | Quận 12 | Quận Bình Tân | Quận Tân Phú | Quận Tân Bình | Quận Phú Nhuận | Quận Gò Vấp | Quận Bình Thạnh | Huyện Bình Chánh | Huyện Cần Giờ | Huyện Hóc Môn | Huyện Nhà Bè 

Đăng ký theo dõi kênh Youtube của HomeNext. Hoặc truy cập vào Website: //homenext.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản Bình Dương. 

Video liên quan

Chủ Đề