Thực trạng việc thực hiện dân chủ trong trường đại học hiện nay

LTS: Ngày 24/3 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì Hội thảo về dân chủ trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục hiện nay.  Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, hiện nay không chỉ có ngành giáo dục chưa thực hiện được dân chủ mà ở ngành nào, cấp nào khi tìm hiểu kỹ đều thiếu dân chủ. Nhưng thiếu dân chủ trong giáo dục, trong nhà trường sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ. 

Trong bài viết gửi tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Lâm cho rằng, mỗi trường học có thể thực hiện tốt dân chủ nếu các thầy cô, cán bộ quản lý trong mỗi nhà trường thực sự quan tâm và mong muốn thực hiện. 

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam rất mong nhận được nhiều giải pháp từ các chuyên gia, thầy cô để vấn đề dân chủ trong trường học được thực hiện mạnh mẽ và hiệu quả trong thời gian tới. 

Hôm nay, tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả 5 giải pháp mà thầy Lâm đưa ra. 

Thứ nhất, phải nhận thức đúng về vai trò dân chủ trong trường học

Dân chủ là sản phẩm tinh thần, sản phẩm đỉnh cao của văn hóa nhân loại, chỉ có xã hội văn minh thật sự được điều hành bởi một hệ thống pháp luật chặt chẽ, nhân văn mới có dân chủ.  Chỉ có xã hội dân chủ mới đáp ứng được sự phát triển nhu cầu bậc cao của con người theo đúng thang bậc nhu cầu của con người mà nhà tâm lý học Maslow đã nghiên cứu.  Con người không chỉ có nhu cầu sống, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp mà người ta đều mong muốn tự khẳng định mình, được tôn trọng và được cống hiến làm một con người tự do theo đúng nghĩa. 

Chỉ sống trong một môi trường dân chủ con người mới đáp ứng được nhu cầu cao đẹp đó.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm [ngoài cùng bên trái] cùng các đại biểu dự hội nghị sáng 24/3. Ảnh: Lê Văn

Đặc biệt trong giáo dục, dân chủ là thể hiện cao nhất sự tôn trọng con người.

Giáo dục không trên cơ sở tôn trọng con người, không khuyến khích con người cống hiến, con người tự tin, tự trọng, tự chủ trong mọi việc làm của mình, nền giáo dục đó không thể coi là nền giáo dục có chất lượng. 

Chất lượng giáo dục là chất lượng cuộc sống của con người được đáp ứng, được thỏa mãn những nhu cầu bậc cao. 

Nói đến chất lượng cao của giáo dục trước hết học sinh phải được giải phóng về tinh thần, tự do phát triển nhân cách theo cách riêng và chỉ có dân chủ mới giúp thầy cô phát huy được sáng tạo, tài năng của mình cho sự nghiệp trồng người.

Thứ hai, phải thực hiện triệt để quản lý bằng dân chủ trong các nhà trường

Hiện nay quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo, Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản để phát huy dân chủ trong các nhà trường nhưng thực hiện không được là bao. 

Vậy lỗi ở đâu mà dân chủ không thực hiện trong các nhà trường? 

Trước hết, các cấp quản lý giáo dục đào tạo chưa coi đây là biện pháp quan trọng để buộc các nhà trường tự thay đổi theo đúng nhu cầu nguyện vọng người học, do đó không chỉ đạo đến nơi đến chốn.  Hệ thống quản lý trong các nhà trường không thấy được cái lợi của quản lý theo dân chủ, chỉ quen quản lý theo mệnh lệnh mà không thấy được rằng chỉ có quản lý dân chủ các cơ sở giáo dục đào tạo mới tạo ra được động lực cho thầy, trò sáng tạo trong giảng dạy, học tập.  Đồng thời mỗi nhà trường phổ thông hiện nay phải xây dựng được “Văn hóa học đường”. 

Mà muốn có “Văn hóa học đường” trước hết phải có dân chủ trong mỗi nhà trường và trước hết mỗi hiệu trưởng phải có “Văn hóa quản lý”. 

Để có dân chủ trong mỗi trường học, vai trò gương mẫu của cán bộ quản lý, của hiệu trưởng là rất lớn, song nếu chỉ mới phát huy vai trò của Hiệu trưởng thì chưa đủ, chưa thể hiện đúng bản chất của dân chủ trong nhà trường.  Hiệu trưởng phải tác động để nêu cao vai trò quần chúng, vai trò tập thể các nhà sư phạm.

Thứ ba, đẩy mạnh vai trò của nhà giáo trong việc tham gia quản lý cơ sở giáo dục

Vậy “quản lý theo hướng dân chủ hóa” ở đây là phải quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo như thế nào? 

Không thể khác là phải công khai minh bạch mọi hoạt động của nhà trường.

Cán bộ giáo viên, học sinh được quyền tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia đánh giá kết quả của quá trình đào tạo, tham gia để làm chủ mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. 

"Đổi mới giáo dục và món nợ với cha ông"

[GDVN] - Nếu không có cách làm tốt hoặc né tránh bản chất của vấn đề thì sẽ không thay đổi được. Làm một hồi, vất vả và tốn kém, nhưng cuối cùng thì vẫn như cũ.

Không thể để tình trạng “bộ tứ” trong các trường chỉ để Hiệu trưởng “tự bố”.

Để cán bộ giáo viên, công nhân viên mỗi nhà trường được phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mỗi người, mỗi bộ phận thì từ năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định 04/2000/QĐ-BGD ĐT ngày 01/03/2000 ban hành quy chế Dân chủ trong các hoạt động nhà trường.  Tuy nhiên, tại sao các nhà trường vẫn mất dân chủ?  Về cơ bản những quy chế này đã không làm rõ vai trò trách nhiệm của các cá nhân; bộ phận trong mỗi nhà trường khi không thực thi dân chủ trong nhà trường.  Không có cơ chế bắt buộc Hiệu trưởng phải giải trình với cấp trên và trước Hội đồng sư phạm về những ý kiến đóng góp cho việc xây dựng kế hoạch cũng như tổng kết các hoạt động giáo dục của nhà trường.  Trong trường học hiện nay chỉ đánh giá thành tích phục vụ mục tiêu thi đua chứ không thực hiện mục tiêu dân chủ.  Mọi hoạt động kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ hình thức, nghe và đọc theo báo cáo của Hiệu trưởng là chủ yếu.  Vậy làm sao để tiếng nói của mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường được tôn trọng mọi nguyện vọng chính đáng của thầy và trò phải được đáp ứng mỗi hy vọng có dân chủ.

Thứ tư, đẩy mạnh dân chủ trên cơ sở phát huy quyền tự chủ của các trường học

Nghị quyết 29 đã chỉ rõ, đổi mới giáo dục phải gắn với dân chủ và tự chủ của các cơ sở giáo dục. 

Giáo viên im lặng đâu phải vì đồng ý, họ đang tự bảo vệ mình!

Nhưng hiện nay, chúng ta mới đang nghiên cứu để chỉ đạo cho các cơ sở giáo dục Đại học về cơ chế tự chủ để các cơ sở giáo dục phải được tự chủ tất nhiên không thể làm ngay mà phải có lộ trình phân cấp cho các nhà trường được tự chủ thực hiện chương trình giáo dục, quản lý nhà giáo, quản lý tài chính.   Mỗi nhà trường phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm minh bạch công khai mọi hoạt động quản lý của nhà trường.  Mỗi cơ sở giáo dục phải tự xây dựng “Thương hiệu riêng” như vậy giáo dục mới làm chủ chất lượng.  Và chỉ khi có dân chủ và tự chủ thì các nhà trường mới chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng đào tạo.


Thứ năm, thực hiện dân chủ và tự chủ trong các trường học

Đó là việc phải đẩy mạnh vai trò giám sát của cộng đồng, đặc biệt Ban đại diện của cha mẹ học sinh và trường lớp, từng trường phải có tiếng nói, có hiệu lực trong việc tham gia đánh giá hiệu quả các chương trình giáo dục mỗi cơ sở giáo dục. Dân chủ mỗi cơ sở giáo dục phải được đánh giá qua học sinh và cha mẹ học sinh - đối tượng phục vụ của mỗi nhà trường.  Việc đánh giá này phải được tiến hành bởi một cơ quan độc lập ngoài nhà trường, nhất là vận dụng công nghệ thông tin để đánh giá một cách khoa học, khách quan, chắc chắn dân chủ sẽ hiện hữu ở các trường học.

Hy vọng thông qua các hội thảo về vấn đề dân chủ trong trường học sẽ tập hợp được nhiều sáng kiến để có cách tháo gỡ và đưa dân chủ đến các trường học một cách đích thực, đáp ứng sự mong mỏi của cha mẹ học sinh, giáo viên nhà trường. 

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm

Theo Phó Thủ tướng, trong các trường học, hiệu trưởng có đủ các thứ quyền “phân công”. Và tình trạng này tồn tại ở rất nhiều trường phổ thông, nhất là các trường tiểu học.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa thừa nhận có thực tế văn bản quy chế dân chủ rất nhiều nhưng việc thực hiện tại nhiều cơ sở GD-ĐT còn hình thức, sơ sài, chưa hiệu quả, chất lượng chưa cao. Một số cơ sở giáo dục vẫn còn xảy ra tình trạng mất dân chủ, cá biệt có cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá thẳng thắn việc mất dân chủ, tình trạng khiếu kiện ở một số cơ sở giáo dục được phản ánh thời gian qua là cá biệt hay là tương đối nhiều trong các nhà trường. “Chúng ta nhìn thẳng vào những bất cập cũng phải rất nỗ lực mới khắc phục được nhưng nếu không nhìn thẳng vào thì chắc chắn không bao giờ khắc phục được” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Trả lời câu hỏi này, bà Nghĩa cho rằng vai trò của người đứng đầu rất quan trọng trong thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục. Đơn cử tình trạng khiếu kiện vượt cấp ở một số trường ĐH hay vụ việc Trường Tiểu học Nam Trung Yên vừa qua là bài học kinh nghiệm về dân chủ, về trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường.

Kết luận hội nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu việc thực hiện quy chế dân chủ trong môi trường giáo dục phải đi trước để lan tỏa tinh thần dân chủ trong toàn xã hội.Cũng theo bà Nghĩa, việc lập hội đồng trường, một cơ cấu để giám sát, phân chia quyền lực với người đứng đầu nhằm ngăn chặn sự mất dân chủ trong nhà trường theo quy định của pháp luật chưa được coi trọng. Hiện mới có 16 trường ĐH trong số các trường do bộ quản lý thành lập hội đồng trường song hoạt động vẫn còn hình thức.

Xung quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến

1. Để yên thân, giáo viên không dám phản biện

“Quyền của giáo viên” quy định trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học [ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT] không được hiệu trưởng nhà trường thực hiện đầy đủ.

Thực trạng hiện nay cho thấy trong nhiều trường học, không ít hiệu trưởng “liên kết” được xung quanh mình một “tập thể lãnh đạo” gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn, chủ tịch Công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn. Ban lãnh đạo này chỉ đạo và quyết định mọi hoạt động nhà trường.

Nếu như tất cả thành viên trong tập thể lãnh đạo có năng lực quản lý, có chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, có cái tâm trong sáng thì sẽ giúp ích rất nhiều cho hiệu trưởng trong công tác quản lý trường học, trong việc thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường. Thế nhưng, có những hiệu trưởng tài năng quản lý kém cỏi nhưng “được lòng” cấp trên, từ đó tạo ra một tập thể lãnh đạo rất “ăn ý” và “kết nối” thêm không ít giáo viên trong trường làm hậu thuẫn. Thế là hiệu trưởng tự cho mình có “quyền hành” tuyệt đối trong tay và tận dụng thế mạnh đó để mạnh tay nhằm vào những giáo viên dám có ý kiến trái chiều với chỉ đạo của mình.

Do vậy, “những việc cán bộ, giáo viên được biết, tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường” [điều 7 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT] không được thực hiện đầy đủ trong nhà trường.

Việc hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên [Hà Nội] bị kỷ luật, bị cách chức mới đây là một minh chứng cho quyền uy của hiệu trưởng trong trường phổ thông.

2. Im lặng để không mất danh hiệu thi đua

“Quy chế chi tiêu nội bộ” trong nhiều trường học có quy định phân chia cho cán bộ, giáo viên, nhân viên khoản tiền “tăng thu nhập” sau khi nhà trường tiết kiệm các khoản chi hoạt động trong năm. Đây là khoản thu nhập thêm mà tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều quan tâm.

Có trường căn cứ vào danh hiệu thi đua của giáo viên đạt được trong năm học [thực hiện theo Thông tư số 12/2012/TT của Bộ GD-ĐT] để chia khoản tiền này. Theo đó, nếu như không đạt các danh hiệu thi đua từ lao động tiên tiến trở lên thì sẽ không được hưởng khoản thu nhập này.

Thế nên, không ít cán bộ, giáo viên, nhân viên phải im lặng để không bị mất danh hiệu thi đua. Họ có thể bị hiệu trưởng, hội đồng thi đua - khen thưởng nhà trường nhận xét: “Không chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; không có tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp…” [tiêu chuẩn chung của danh hiệu lao động tiên tiến theo Thông tư 12], mà hội đồng thi đua - khen thưởng nhà trường là “tập thể lãnh đạo” đồng thuận theo ý kiến của hiệu trưởng.

Có trường căn cứ vào việc đánh giá, phân loại cán bộ - viên chức hằng năm [thực hiện theo Nghị định 56/2015/ NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức] để chia khoản tiền này. Theo đó, nếu như bị phân loại không hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, giáo viên, nhân viên sẽ không được chia khoản tăng thu nhập.

Bởi thế, không ít cán bộ, giáo viên, nhân viên không dám có ý kiến phản biện với ý kiến chỉ đạo của hiệu trưởng dù bất hợp lý. Họ đành im lặng để cuối năm không bị hiệu trưởng phân loại viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, do có thể bị quy có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị [điều 28 Nghị định 56] và tất nhiên được “tập thể lãnh đạo” của trường thống nhất với ý kiến của hiệu trưởng.

Chính các quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ trong nhà trường cùng với việc hành xử của hiệu trưởng dựa vào “tập thể lãnh đạo” được gắn kết vì quyền lợi của họ nên có thể nói giờ đây, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các trường học phần nhiều là an phận. Hiệu trưởng nói gì họ cũng... im lặng và dân chủ trong trường học chỉ còn là hình thức.

3. Họp hội đồng sư phạm, chỉ hiệu trưởng… độc thoại

Vấn đề dân chủ trong trường học đang được dư luận quan tâm hơn bao giờ hết. Từ sau vụ Trường Tiểu học Nam Trung Yên [Hà Nội] vi phạm quy chế dân chủ trong việc “bưng bít” tiếng nói phản biện, tố cáo của giáo viên, câu hỏi liên tục được đặt ra: Dân chủ trong trường học có thật sự chỉ mang tính hình thức và lý thuyết suông?

Điều này đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định “quyền của hiệu trưởng càng cấp dưới càng to”. Điều ấy quả không sai. Hạnh phúc cho giáo viên và học sinh khi có một người thủ trưởng đơn vị có tài, có tâm, có tầm. Và cũng bất hạnh thay khi người đứng đầu đơn vị trường học mang tư tưởng bảo thủ, gia trưởng, độc đoán.

Khi quyền lực quản lý, điều hành công tác giáo dục tập trung vào tay hiệu trưởng kết hợp với cơ chế tự chủ về tài chính, không hiếm trường hợp hiệu trưởng biến thành “ông trời con”. Mọi mệnh lệnh của hiệu trưởng phải chấp hành tuyệt đối. Mọi kế hoạch, chủ trương đưa ra đều phải răm rắp thực hiện. Bất kỳ tiếng nói phản biện nào đi ngược với quan điểm của nhà trường đều bị “để ý” và “chăm sóc đặc biệt”.

Kết thúc mỗi kỳ họp hội đồng sư phạm bao giờ cũng là một câu hỏi mang tính gợi mở “Các thầy cô có ý kiến gì không?”. Cuộc họp nào mà phần thảo luận càng sôi nổi thì càng chứng tỏ dân chủ được phát huy. Tất nhiên là có những lúc ý kiến của giáo viên vẫn được ban giám hiệu lắng nghe, ghi nhận nhưng thay đổi vẫn là điều không tưởng. Nhưng không ít trường hợp họp hội đồng sư phạm mà hiệu trưởng “độc thoại” từ đầu đến cuối và giáo viên im lặng lắng nghe, gật đầu, ghi chép rồi cứ thế triển khai nhiệm vụ.

Tại sao ư? Bởi lẽ, lời góp ý chân tình của giáo viên đã nhiều phen bị gạt sang một bên, vì ý kiến phản biện biến chủ nhân của nó thành người được “quan tâm săn sóc đặc biệt”. Chỉ cần sự phân biệt đối xử trong phân công công tác giảng dạy hay chủ nhiệm thôi cũng đủ khiến giáo viên phải “lên bờ xuống ruộng” và thầm trách mình sao lắm chuyện để rước họa vào thân. Chính vì vậy, nhiều người chọn giải pháp “im lặng là vàng” làm phương châm sống để an thân, giữ nghề.

Bản tự nhận xét đánh giá công chức bao giờ cũng có mục đánh giá tinh thần tự phê bình và phê bình. Tuy nhiên, đây lại là “phao cứu sinh” cho nhiều người vô tình hoặc cố ý không tìm ra nhược điểm nào của bản thân khi hạ bút ghi: “Tinh thần đấu tranh phê và tự phê chưa cao”.

Quả là chưa cao thật khi người ta luôn ngần ngại góp ý và phản biện vì tâm lý an phận cùng tư duy “vuốt mặt nể mũi” đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Thế nhưng, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình lắm lúc bị triệt tiêu bởi chính những người lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán và một tập thể “không dám đấu tranh”.

Tiếng nói dân chủ trong trường học bị vi phạm sẽ là mảnh đất màu mỡ cho cái xấu có cơ hội nảy mầm. Những biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý, điều hành của ban giám hiệu sẽ sinh sôi, tình trạng mất đoàn kết trong tập thể sẽ gia tăng… Tất cả sẽ đục khoét dần niềm tin, nỗ lực phấn đấu và sáng tạo của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Tăng cường dân chủ trong trường học là một việc làm cấp thiết hiện nay nhằm chấn chỉnh các biểu hiện tiêu cực và củng cố khối đoàn kết tập thể. Muốn vậy thì sự quản lý của các sở, ban, ngành cần đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Công tác quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần công khai và chặt chẽ hơn nhằm tìm ra những người lãnh đạo thật sự có tài, có tâm và có tầm. Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm khích lệ tiếng nói phản biện của giáo viên, phụ huynh, học sinh cho các vấn đề giáo dục thông qua những diễn đàn về dân chủ…

4. Tại sao không phản ánh lên trên?

Ngoài ra, có rất nhiều các việc làm đã tồn tại từ rất lâu, các việc làm này hiện nay đã lỗi thời hay thậm chí là bất cập, ví dụ như việc thao giảng, dự giờ, việc thực hiện hồ sơ sổ sách của giáo viên, giáo án… 

Thế nhưng cũng chẳng ai dám ý kiến, hoặc nếu có ý kiến thì vẫn bị gạt ra vì nhiều lý do: Nó đã trở thành mặc nhiên hay nó đã được cấp trên xem như là quy chế “bất thành văn” bấy lâu rồi, nên không thể thay đổi. 

Từ đó, giáo viên cứ nhắm mắt mà làm cho xong chuyện, cho hoàn thành nhiệm vụ, làm mà trong lòng ấm ức, làm mà không hề thoải mái. 

Nói tóm lại, dân chủ trong trường học nói riêng hay trong tất cả các ban ngành nói chung gần như chưa thực hiện được, nếu không muốn nói là phần lớn không thực hiện được.

Bởi chế độ một thủ trưởng đã cho người đứng đầu nhà trường quyền hạn quá nhiều trong tay -  quyền sinh quyền sát, quyền năng chèn ép, trù dập…, thì không ai dám lên tiếng, và dẫu có lên tiếng thì cũng gần như không có tác dụng. Và như thế không thể dân chủ được.

Theo lý thuyết, một vài nhà lãnh đạo có nói: Tại sao không phản ánh lên trên? Cán bộ, viên chức, nhân viên có quyền đó mà, tại sao không sử dụng cái quyền đó? Tại sao không lên tiếng? 

Đúng! Hiến pháp, pháp luật, quy chế, quy định… có cho phép cái quyền này, rất nhiều quyền nhưng ai dám sử dụng cái quyền này? Ai dám cả gan sử dụng cái quyền đó rồi gần như biết trước kết quả rằng chỉ là “nước đổ đầu vịt” còn hậu quả thì sẽ khốn khổ về sau? 

Nếu muốn dân chủ, trước hết phải quy định lại về chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu để có thể vận dụng trí tuệ tập thể hơn là trao toàn quyền cho họ. 

Phải tuyển chọn được những người có đủ Tài và Đức để lãnh đạo, việc làm này nếu cần có thể tổ chức thi. 

Tất cả các việc trong nhà trường, trong các cơ quan phải được thực hiện khách quan nhất, tôn trọng ý kiến tập thể. 

Và hãy xây dựng website riêng để lấy ý kiến đóng góp, đánh giá, biểu quyết các công việc trực tuyến mỗi khi cần, để có được con số khách quan và đáng tin nhất.

Video liên quan

Chủ Đề