Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi, ít gặp ở trẻ lớn. Bệnh thường khiến trẻ khó chịu do nứt hậu môn gây đau và chảy máu, tuy nhiên hầu hết các trường hợp là tự lành và có thể điều trị tại nhà. Nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc vết nứt không lành trong thời gian dài có thể dẫn tới mãn tính, nên phụ huynh cần đưa trẻ đi khám và chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nứt kẽ hậu môn là thuật ngữ chỉ tình trạng một vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn của trẻ. Mặc dù chỉ là tổn thương nhỏ ở vùng niêm mạc nhưng dễ gây bất tiện, thậm chí là sợ hãi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ khi việc đại tiện gặp khó khăn, hoặc có cả máu trong phân gây hoang mang cho cha mẹ.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguyên nhân sinh bệnh rất đa dạng, nhưng chủ yếu là hậu quả của táo bón, dẫn tới khối phân mỗi lần đại tiện của trẻ quá lớn và cứng, khi đi qua ống hậu môn dễ gây tổn thương nứt kẽ. Bên cạnh đó, việc nứt kẽ hậu môn gây đau đớn khi đi ngoài càng khiến trẻ sợ hãi việc đại tiện. Điều này làm gia tăng nguy cơ táo bón dẫn tới mạn tính, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý gây ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa của trẻ.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn tới nứt kẽ hậu môn ở trẻ em bao gồm:

  • Thói quen rặn khi đi tiêu khiến lực đẩy phân mạnh qua ống hậu môn, gây tăng áp lực hình thành nên vết rách;
  • Viêm vùng hậu môn trực tràng hoặc viêm loét đại tràng;
  • Có đến 80% trẻ em bị nứt hậu môn trong năm đầu đời mà hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Có đến 80% trẻ em bị nứt hậu môn trong năm đầu đời

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có triệu chứng khá rõ ràng và dễ kiểm tra. Phụ huynh cần chú ý các biểu hiện sau ở trẻ:

  • Trẻ quấy khóc hoặc khó chịu mỗi khi đi tiêu;
  • Khi trẻ đi tiêu xong sẽ ra khối phân cứng và lớn có máu tươi bọc bên ngoài;
  • Đối với trẻ lớn thì trẻ thường cố gắng nhịn đi tiêu để tránh cảm giác đau;
  • Rõ ràng nhất là khi cha mẹ kiểm tra hậu môn trẻ sẽ phát hiện vết rách dọc theo vùng da của ống hậu môn;
  • Ngoài ra trẻ còn có thể có biểu hiện ngứa hoặc kích ứng quanh hậu môn.

Nếu một vết nứt hậu môn không lành và kéo dài trên 6 tuần thì có nguy cơ cao trở thành mạn tính. Đây chính là biến chứng thường gặp nhất của nứt hậu môn ở trẻ em. Vết nứt sau khi lành vẫn dễ tái phát trở lại và tổn thương liên tục về mô học. Ngoài ra, vết rách nếu xâm nhập đến lớp cơ vòng hậu môn trong sẽ khiến cơ co thắt, dễ dẫn tới vết rách rộng hơn và khó lành, cần được điều trị chuyên khoa.

Như đã đề cập, nứt kẽ hậu môn khá thường gặp ở trẻ em và hầu hết là tự lành hoặc khỏi sau khi điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật. Triệu chứng bệnh thường biến mất sau 2 tuần nhưng phải đến 8 tuần mới lành hoàn toàn. Nếu sau thời gian đó mà vết nứt vẫn còn thì có thể phải cần đến điều trị chuyên khoa.

Việc đầu tiên cần làm để chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn của trẻ, cụ thể là:

  • Thay tã thường xuyên và giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ;

Thay tã thường xuyên và giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ

  • Cho trẻ ăn thêm chất xơ, uống nhiều nước để giảm táo bón;
  • Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.

Sau khi đã thay đổi lối sống kèm cả dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân nhưng không đỡ thì bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân dùng dùng kem có chứa thuốc hoặc viên nhét hậu môn. Đây là các dạng thuốc corticosteroid dùng cho trực tràng, hoặc kem hay thuốc mỡ chứa hydrocortisone giúp giảm bớt phản ứng viêm và khó chịu.

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để điều trị nứt hậu môn ở trẻ em khi diễn tiến của bệnh có xu hướng trở thành mạn tính. Phẫu thuật sẽ cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau giúp mau lành vết thương, việc cắt bỏ có thể bao gồm cả cắt bỏ vết nứt và mô sợi xơ xung quanh. Trẻ sau phẫu thuật cần được chăm sóc tại bệnh viện dù phẫu thuật này hiếm khi gây biến chứng đi tiêu không kiểm soát.

Những thay đổi về thói quen sinh hoạt và lối sống sẽ giúp trẻ tránh bị nứt kẽ hậu môn hoặc giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và mau lành hơn. Các biện pháp phòng ngừa gồm có:

  • Ăn nhiều chất xơ, tốt nhất là từ 20-35 g chất xơ mỗi ngày. Việc tăng chất xơ cần thực hiện từ từ vì ăn nhiều dễ gây sình bụng đầy hơi;
  • Uống nước đầy đủ rất quan trọng để phòng ngừa táo bón - cũng là nguyên nhân chính của bệnh;
  • Vận động đều đặn sẽ giúp tăng nhu động ruột, máu huyết lưu thông giúp dễ đi tiêu và vết rách mau lành;
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 15-30 phút, từ 2-3 lần mỗi ngày giúp giảm đau và ngứa;
  • Hướng dẫn trẻ tránh rặn nhiều khi đi tiêu vì sẽ tạo áp lực, gây rách hoặc tạo vết nứt mới ở hậu môn.

Cha mẹ có thể đưa trẻ bị nứt kẽ hậu môn đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn Tiêu hóa được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.

XEM THÊM:

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có tác dụng thẩm thấu nhanh vào vùng da bị viêm nhiễm giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa nứt kẽ hậu môn dạng bôi khiến nam giới hoang mang không biết nên sử dụng loại nào phù hợp và hiệu quả. Để chọn lựa được loại thuốc chữa nứt kẽ hậu môn phù hợp bạn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng uy tín. Dưới đây là một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo.

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có ưu điểm gì?

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được xem là giải pháp hiệu quả giúp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn nhanh chóng và an toàn. Đặc biệt loại thuốc này còn giúp giảm đau, đơn giản khi sử dụng. Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng của Đa khoa Cộng Đồng thì việc sử dụng các loại thuốc ở hậu môn khá hiệu quả nhất là với những trường hợp bị bệnh nhẹ.

Bệnh nứt kẽ hậu môn khá phổ biến, nó là vết rách nhỏ ở trên da và vùng niêm mạc ở hậu môn. Khi mắc người bệnh sẽ thấy có kèm theo sự co thắt gây nên tình trạng đau nhức đặc biệt là khi đi đại tiện.

Không giống những bệnh ở hậu môn khác, bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi sau khoảng 4 đến 6 tuần mà không cần điều trị hoặc can thiệp thủ thuật. Nếu thời gian này dùng thuốc sẽ giúp hiệu quả và rút ngắn quá trình điều trị. Vì các loại thuốc này sẽ có những ưu điểm như:

  • Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn hiệu quả với những người bị nứt kẽ hậu môn giai đoạn đầu
  • Tiện lợi, dễ sử dụng có thể bôi trực tiếp vào hậu môn mà không cần phải đun hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của người khác
  • Chi phí của những loại thuốc này không quá đắt chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn
  • Hiệu quả nhanh chóng, giảm các triệu chứng do bệnh nứt kẽ hậu môn gây nên
  • Thiết kế nhỏ gọn, cho thể dễ dàng mang theo

Tuy nhiên hiệu quả và ưu điểm của những loại thuốc này còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh. Đặc biệt bạn phải dùng đúng theo hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Danh sách các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn hiệu quả

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn hiện nay khá phổ biến và có thể dễ dàng tìm mua được ở các cửa hàng tân dược. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc trị nứt kẽ hậu môn này bạn nên tư vấn, thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định về liều lượng và loại thuốc phù hợp.

1. Thuốc chữa nứt kẽ hậu môn Nitroglycerin

Thuốc mỡ Nitroglycerin có thể làm giảm những cơn đau ở hậu môn từ trung bình đến nặng. Cơ chế hoạt động là giúp các mạch máu ở hậu môn hạn chế áp lực đồng thời giúp thư giãn làm hình thành nên các vết nứt.

Để sử dụng Nitroglycerin chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả bạn cần dùng đúng liều lượng sau khi đã vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ. Bạn có thể thoa thuốc lên vùng hậu môn từ 2 đến 3 lần mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.

2. Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Glyceryl Trinitrate [GTN]

Glyceryl Trinitrate [GTN] thường được chỉ định với những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn tuy nhiên chỉ nên dùng với những người trưởng thành và phải có chỉ định của bác sĩ. Công dụng của thuốc Glyceryl Trinitrate [GTN] là giúp cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên hậu môn đồng thời giúp vết nứt kẽ hậu môn nhanh lành hơn.

Để đạt hiệu quả điều trị người bệnh nên dùng liên tục trong 8 tuần và không tự ý tăng liều. Nếu trong quá trình sử dụng bạn thấy có những dấu hiệu bất thường cần liên hệ các bác sĩ điều trị ngay.

3. Kem bôi trị nứt kẽ hậu môn Diltiazem

Kem bôi chữa nứt kẽ hậu môn Diltiazem là loại thuốc chữa nứt kẽ hậu môn không cần kê đơn giúp làm giảm áp lực ở hậu môn, giúp vết thương nhanh lành. Do đó thuốc bôi nứt kẽ hậu môn này ngoài chữa nứt kẽ hậu môn còn giúp cải thiện tình trạng viêm da quanh hậu môn. Theo thống kê có khoảng 75% trường hợp khỏi nứt kẽ hậu môn sau khi dùng kem bôi Diltiazem trong khoảng 3 tháng.

Bạn có thể dùng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc mỗi ngày có thể dùng từ 2 đến 3 tháng liên tục.

4. Thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn Anusol-HC

Anusol-HC là loại thuốc có chứa các thành phần từ dầu khoáng, oxit kẽm, pramoxin... những thành phần này có tác dụng làm tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực ở vùng hậu môn.

Khi sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Anusol-HC bạn cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó dùng bông tăm hoặc bông y tế sạch thấm 1 lượng thuốc vừa đủ rồi thoa lên vùng hậu môn. Có thể sử dụng mỗi ngày 5 lần.

5. Kem bôi nứt kẽ hậu môn Tetracyclin

Tetracyclin là loại thuốc khá quen thuộc trong tủ thuốc của mỗi gia đình nhưng ít ai biết đến công dụng chữa bệnh nứt kẽ hậu môn của nó. Trong Tetracyclin có chứa thành phần Tetracycline hydrochloride giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm.

Khi dùng thuốc Tetracyclin cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên dùng thuốc với những người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc và thận trọng với phụ nữ mang thai.

6. Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Proctolog

Với những trường hợp bị mắc các bệnh viêm nhiễm ở hậu môn thì Proctolog là loại thuốc khá quen thuộc và được đánh giá hiệu quả. Proctolog có chứa các thành phần như: Trimébutine, Ruscogénines giúp bảo vệ thành mạch, hỗ trợ các tĩnh mạch.

Liều lượng sử dụng thuốc Proctolog thường được chỉ định là mỗi ngày bôi từ 1 đến 2 lần. Nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài vì nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm.

7. Thuốc mỡ bôi nứt kẽ hậu môn Cardizem

Cardizem cũng có tác dụng hạn chế các hoạt động của cơ thắt, làm giãn mạch máu nên lượng máu đến niêm mạc hậu môn được tăng cường. Khi sử dụng thuốc Cardizem bạn sẽ thấy giảm thiểu tình trạng đau nhức, các vết rách cũng nhanh chóng được chữa lành hơn.

Khi sử dụng thuốc Cardizem cẩn cẩn trọng với những người dị ứng với thành phần của thuốc. Tư vấn bác sĩ nếu muốn dùng cho bé hoặc phụ nữ mang thai.

8. Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Healit

Healit là sản phẩm của Công ty TNHH CZ Pharma có 2 loại là Healit Gel và Healit Rectan. Trong đó Healit Gel là gel bôi nứt kẽ hậu môn còn Healit Rectan là thuốc đặt nứt kẽ hậu môn và chữa bệnh trĩ.

Trong thuốc Healit Gel có chứa các thành phần là chất đồng trùng hợp Polymer of 2-Hydroxyethylmethacrylate, Macrogol 300 có tác dụng giúp giảm đau rát, giảm sưng viêm, phù nề, ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình làm lành da.

Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ.

Những lưu ý khi dùng thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn

Thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn có công dụng tốt và nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc bạn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa về tình trạng của mình. Ngoài ra bạn cần thực hiện theo những lưu ý sau đây:

  • Hiệu quả của các loại thuốc mỡ bôi nứt kẽ hậu môn không giống nhau và còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
  • Nếu trong và sau khi dùng thuốc bạn thấy có những dấu hiệu bất thường cần ngừng điều trị và tư vấn các bác sĩ điều trị
  • Trường hợp bị nứt kẽ hậu môn mãn tính, các vết nứt kẽ hậu môn quá sâu thì cần tư vấn bác sĩ về phương pháp can thiệp ngoại khoa để tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Luôn tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều dùng và loại thuốc đang sử dụng, không nên tự ý thay đổi loại thuốc và liều dùng của thuốc.
  • Trước khi bôi thuốc nứt kẽ hậu môn cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm sau đó dùng khăn sạch và mềm để lau khô. Không nên sử dụng các loại giấy cứng, thô ráp hoặc các loại giấy có mùi thơm để lau
  • Ngoài việc dùng thuốc người bệnh cần chú ý đế chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Có kể ngâm nước ấm có pha muối loãng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 đến 20 phút để cải thiện lưu thông máu.
  • Xây dựng thói quen đi đại tiện lành mạnh, không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, tập đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng mỗi lần đi đại tiện.

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn là giải pháp hiệu quả nhưng chỉ nên áp dụng với những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn giai đoạn nhẹ. Do đó để chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả bạn vẫn nên tư vấn các bác sĩ, chuyên gia hậu môn hậu môn để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề