Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

Câu hỏi: Kể tên các nhóm đất chính trên Trái Đất. Xác định phạm vi phân bố của đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc?

Lời giải:

- Các nhóm đất chính trên Trái Đất: Đất đài nguyên; Đất pốt dôn; Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; Đất đen thảo nguyên ôn đới; Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc; Đất đỏ, nâu đỏ xa van; Đất đỏ vàng nhiệt đới, Đất phù sa.

- Phạm vi phân bố: Đất đài nguyên; Đất pốt dôn; Đất đen thảo nguyên ôn đới; Đất đỏ vàng nhiệt đới; Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất

Thông tin về Các nhân tố hình thành đất và một số nhóm đất chính

1. Các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ: cung cấp khoáng vật cho đất, tạo nên các tính chất vật lí, hóa học của đất.

- Khí hậu:

+ Ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hóa, từ đó đất được hình thành;

+ Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh vật, nhất là vi sinh vật => ảnh hưởng đến tốc độ phân giải chất hữu cơ cho đất.

- Sinh vật: nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất.

- Địa hình: ảnh hưởng đến độ dày tầng đất.

- Thời gian: ảnh hưởng tới sự hình thành đất.

2. Một số nhóm đất chính

- Các nhóm đất chính ở vùng nhiệt đới:

+ Đất fe-ra-lit đỏ và đất fe-ra-lit đỏ vàng;

+ Phân bố: Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á và Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.

- Các nhóm đất chính ở vùng ôn đới:

+ Đất pôt-dôn và đất pôt-dôn cỏ.

+ Phân bố: Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ (giới hạn từ vĩ tuyến 45oB đến vĩ tuyến 60 - 65oB thuộc vùng ôn đới lạnh).

- Là lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ Trái Đất.

- Chiều dày: từ vào cm (ở vùng đồng rêu Bắc Cực) đến 2-3m (ở vùng nhiệt đới nóng ẩm).

- Đặc trưng bởi độ phì.

2. Thành phần của đất

Đất có 4 thành phần chính

- Khoáng vật: là những hợp chất tự nhiên hình thành do các quá trình phong hóa xảy ra trong vỏ Trái Đất.

- Chất hữu cơ: là những tàn tích của sinh vật chưa hoặc đã, đang phân giải. (còn gọi là chất mùn)

- Nước: trong các khe hở và các hoạt khoáng, tạo nên độ ẩm.

- Không khí: trong các koox hổng của đất, tạo nên độ tơi xốp.

3. Các tầng đất

- Đất gồm 4 tầng: tâng thảm mùn và tầng mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ, tầng đá gốc.

- Mỗi tầng đều được phân biệt bởi màu sắc và thành phần cơ giới.

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

3. Các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ: Tất cả các loại đất đều được hình thành từ sản phẩm phong hóa đá mẹ. Đá mẹ cung cấp khoáng vật cho đất, tạo các tính chất hóa học, vật lí của đất.

- Khí hậu:

+ Nhiệt, ẩm, ánh sáng quyết định tới tốc độ phong hóa của đất. (Vùng nhiệt đới ẩm quá trình phong hóa nhanh hơn, tầng đất dày hơn vùng ôn đới và hàn đới).

+ Khí hậu ảnh hưởng tới đời sống sinh vật, từ đó ảnh hưởng tới sự phân giải các chất hữu cơ trong đất.

- Sinh vật: là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất.

- Một số nhân tố khác: địa hình, thời gian.

II. Một số nhóm đất chính

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất
Lược đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất

- Việt Nam có các nhóm đất: đất phù sa sông, đất đai cao, đất feralit đỏ vàng và đất feralit đỏ.

​@[email protected]

1. Đất là một trong những nhân tố tự nhiên quan trọng, có vai trò to lớn tới sự phát triển của loài người.

2. Bên cạnh việc khai thác đất, ta cần sử dụng hợp lí, thường xuyên chăm bón tạo độ phì cho đất và chống ô nhiễm đất.

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

- Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

- Quan sát một vách đất lộ ra ở sườn đồi, người ta có thể phân biệt được các tầng khác nhau về độ dày, màu sắc, thành phần cấu tạo và các đặc điểm của chúng như vật chất thô hoặc mịn, dẻo hay vụn bở, khô hay ướt,...

@[email protected]@[email protected]

2. Thành phần của đất

- Chất khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất (gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau).

- Thành phần hữu cơ:

     + Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ, tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

     + Có màu xám thẫm hoặc đen là màu của chất mùn.

- Trong đất còn có nước và không khí.

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

- Đất có tính chất quan trọng là độ phì: là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Độ phì cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện, nhưng vai trò của con người trong việc canh tác là rất quan trọng.

@[email protected]@[email protected]

3. Các nhân tố hình thành đất

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

- Đá mẹ: nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.

+ Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có màu xám, chua và nhiều cát.

+ Những loại đất hình thành trên đá mẹ badan hoặc đá vôi thường có màu nâu hoặc đỏ, chứa nhiều chất làm thức ăn cho cây trồng → đất tốt cho nông nghiệp.

- Khí hậu: đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa. Gây thuận lợi hoặc khó kăn cho quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

- Sinh vật: nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ. Vi sinh vật phân hủy xác động, thực vật để hình thành mùn. Động vật sống trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp hơn.

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

- Địa hình: độ cao và độ dốc của địa hình ảnh hưởng tới độ dày và độ phì của tầng đất.

- Thời gian: Trong cùng một điều kiện hình thành đất như nhau, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn.

@[email protected]@[email protected]

4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất 

- Dựa vào quá trình hình thành và tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác nhau. Trong đó đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dòn và đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

- Nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất:

     + Đất đen thảo nguyên ôn đới: châu Mĩ, châu Á, châu Âu.

     + Đất pốt dôn: Bắc Mĩ, châu Âu.

     + Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, châu Phi và Khu vực Đông Nam Á.

1. Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì gọi là lớp đất.

2. Đất bao gồm nhiều thành phần: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hình thành đất ở từng nơi.

3. Dựa vào quá trình hình thành và tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác nhau. Trong đó đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dòn và đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.

Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì. Bài 22 Lớp đất trên Trái Đất Địa Lí 6 Kết nối tri thức sẽ giúp em tìm hiểu kiến thức về đất.

BÀI 22

LỚP ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT

Học xong bài này, em sẽ:

  • Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.
  • Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
  • Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.
  • Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ đất.

Đất là một trong các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Sự sống trên Trái Đất được bao bọc, nuôi dưỡng và phát triển nhờ đất. Em có biết: Đất gồm những thành phần nào? Đất được hình thành như thế nào? Trên Trái Đất có bao nhiêu nhóm đất điển hình?

1. Các tầng đất

Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

Khi ta đào đất theo chiều thẳng đứng sẽ thấy xuất hiện các tầng đất khác nhau, ở các địa điểm khác nhau thì độ dày, màu sắc của các tầng đất cũng khác nhau, phản ánh quá trình hình thành và tính chất của đất.

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

Em có biết?

Độ phì là khả năng của đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố cần thiết khác như nhiệt độ, không khí,… cho cây sinh trưởng và phát triển.

Câu hỏi:

  1. Quan sát hình 1, em hãy kể tên các tầng đất.
  2. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật?

2. Thành phần của đất

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

Đất bao gồm nhiều thành phần: khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hình thành đất ở từng nơi.

Câu hỏi:

1. Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất?

2. Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng?

3. Các nhân tố hình thành đất

Đất được hình thành do tác động đồng thời của năm nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.

Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau.

Khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất. Vi sinh vật phân huỷ xác động, thực vật để hình thành mùn. Động vật sống trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp hơn.

Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.

Thời gian: Trong cùng một điều kiện hình thành như nhau, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn.

Câu hỏi: Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó. 

Em có biết?

Trong quá trình phát triển kinh tế, con người có thể làm cho đất tốt hơn nhưng cũng có thể làm cho đất xấu đi. Các hoạt động của con người như sử dụng thuốc trừ sâu, khai thác tài nguyên, chặt phá rừng,… đều làm cho đất mất chất dinh dưỡng, giảm độ phì. Ngược lại, việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, canh tác hợp lí, phát triển nông nghiệp bền vững,… sẽ làm tăng độ phì cho đất.

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất

Dựa vào quá trình hình thành và tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác nhau. Trong đó đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn và đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

Em có biết?

Đất đen thảo nguyên ôn đới giàu mùn, có màu đen đặc trưng và là loại đất tốt nhất thế giới.

Đất pốt dôn có đặc tính chua và nghèo mùn, ít dinh dưỡng.

Đất đỏ vàng nhiệt đới có quá trình tích tụ oxit sắt và nhôm mạnh làm cho đất có màu đỏ vàng, tầng đất dày, tương đối chua và ít dinh dưỡng.

Tính chất các nhóm đất chính trên Trái Đất

Câu hỏi: Xác định trên hình 5 nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất: đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn, đất đỏ vàng nhiệt đới.

Luyện tập và Vận dụng

  1. Dựa vào bản đồ hình 5, cho biết tên nhóm đất phổ biến ở nước ta.
  2. Tại sao để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc?
  3. Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi đất?

>> Xem thêm: Chương 6 Đất Và Sinh Vật Trên Trái Đất – Địa Lí 6