Tính chất hóa học chung của kim loại nào

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử do kim loại dễ nhường e để tạo thành các cation.

Một trong những vật liệu phổ biến nhất xung quanh chúng ta là kim loại hoặc có thành phần chính từ kim loại [hợp kim]. Vậy tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là?

Câu hỏi: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính oxi hóa.

B. tính axit.

C. tính bazo.

D. tính khử.

Đáp án đúng D.

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử do kim loại dễ nhường e để tạo thành các cation.

Lý giải việc chọn đáp án D là đáp án đúng do:

Kim loại là một trong các chất quen thuộc với khoảng 80 loại khác nhau. Một số kim loại được biết đến nhiều nhất là nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan, urani và kẽm…. Kim loại là những nguyên tố hóa học mà tạo ra được ion dương và có các liên kết kim loại. Cùng với phi kim và á kim, kim loại cũng được phân biệt bởi mức độ ion hóa. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, kim loại chiếm khoảng 80% còn phi kim và á kim chiếm khoảng 20%.

Kim loại có thể tác dụng với phi kim, axit, nước, muối để tạo thành các hợp chất. Phản ứng hóa học của kim loại với các chất này có thể có hoặc không có chất xúc tác đi kèm. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử do kim loại dễ nhường e để tạo thành các cation. Một số tính chất hóa học của kim loại là:

+ Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với Oxi. Đa số các kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường và tạo thành oxit. Một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…

+ Kim loại tác dụng với phi kim khác. Đa số các kim loại phản ứng với phi kim ở điều kiện nhiệt độ cao và tạo thành muối. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với phi kim.

+ Kim loại tác dụng với axit. Khi kim loại phản ứng với axit sẽ tạo ra muối và khí hidro. Trong trường hợp chất phản ứng là axit đặc, nóng, phản ứng tạo ra muối Nitrat và các khí [như N2, NO2, NO…] hay muối Sunfat và các khí [SO2, H2S]

+ Kim loại tác dụng với nước. Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, khi kim loại tác dụng với nước có thể cho ra bazơ, kim loại kiềm hay oxit và hidro.

+ Kim loại tác dụng với muối. Khi kim loại được kết hợp với một muối của kim loại yếu hơn nó, phản ứng sẽ tạo ra muối và kim loại mới.

Bài viết về tính chất hóa học của kim loại gồm đầy đủ thông tin về tính chất vật lí, tính chất hóa học, cách điều chế, .... Mời các bạn đón xem:

  • I. Tính chất vật lí và nhận biết
  • II. Tính chất hóa học
  • III. Điều chế

Quảng cáo

• Tính dẻo

- Kim loại có tính dẻo.

- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.

• Tính dẫn điện

- Kim loại có tính dẫn điện.

- Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,...Do có tính dẫn điện, một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Thí dụ như: đồng, nhôm, ...

- Chú ý: Không nên sử dụng dây dẫn điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật, hay cháy do chập điện,...

• Tính dẫn nhiệt

- Kim loại có tính dẫn nhiệt .

- Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào dẫn điện tốt cũng thường dẫn nhiệt tốt.

- Dó có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ [inox] được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.

Quảng cáo

• Ánh kim

- Kim loại có ánh kim.Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.

• Phản ứng của kim loại với phi kim

1 Tác dụng với oxi

- Khi đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ

- Nhiều phi kim khác như Al, Zn, Cu... phản ứng với oxi tạo thành các oxit Al2O3, ZnO, CuO...

2 Tác dụng với phi kim khác

- Natri nóng chảy cháy trong khí clo tạo thành khói trắng.

Quảng cáo

- Ở nhiệt độ cao, đồng, magie, sắt... phản ứng với lưu huỳnh cho sản phẩm là các muối sunfua CuS, MgS, FeS,...

- Hầu hết kim loại [trừ Ag, Au, Pt...] phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit [thường là oxit bazơ]. Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.

• Phản ứng của kim loại với dung dịch axit

- Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit [H2SO4 loãng, HCl...] tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

    Zn[r]+H2SO4[dd]→ZnSO4 [dd]+ H2[k]

• Phản ứng của kim loại với dung dịch muối

- Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat

   Cu [r]+ 2AgNO3 [dd]→ Cu[NO3]2 [dd] + 2Ag [r]

Đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối. Ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.

- Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng [II] sunfat

Kẽm đẩy đồng ra khỏi dung dịch CuSO4.

   Zn [r] + CuSO4 [dd] → ZnSO4 [dd] + Cu [r]

Ta nói kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.

- Phản ứng của kim loại Mg, Al, Zn, ... với dung dịch CuSO4 hay AgNO3 tạo thành muối magie, muối nhôm, muối kẽm, ... và kim loại Cu và Ag được giải phóng.

Ta nói: Al, Zn, Mg hoạt động hóa học mạnh hơn Cu, Ag.

=>Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn [trừ Na, K, Ca ...] có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

Nguyên tắc điều chế kim loại

- Trong tự nhiên chỉ có một số ít kim loại ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại đều tồn tại dưới dạng ion trong các hợp chất hóa họ. Muốn chuyển hóa những ion này thành kim loại ta thực hiện quá trình khử ion kim loại:

   Mn+ + ne → M

- Có 3 phương pháp điều chế kim loại.

1] Phương pháp thủy luyện

- Phương pháp thủy luyện [còn gọi là phương pháp ướt] được dùng điều chế những kim loại có tính khử yếu, như Cu, Hg, Ag, Au,...

2] Phương pháp nhiệt luyện

- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...

- Với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng đã thu được kim loại mà không cần thiết phải khử bằng các tác nhân khác:

3] Phương pháp điện phân

- Điều chế kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Al, ... bằng cách điện phân các hợp chất [ muối, bazơ, oxit] nóng chảy của chúng.

- Thí dụ: Điều chế kim loại kẽm bằng phương pháp điện phân dung dịch kẽm sunfat với điện cực trơ.

Phương trình điện phân:

Xem thêm tính chất hóa học của các chất khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Wiki tính chất hóa học trình bày toàn bộ tính chất hóa học, vật lí, nhận biết, điều chế và ứng dụng của tất cả các đơn chất, hợp chất hóa học đã học trong chương trình Hóa học cấp 2, 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Table of Contents

Vị trí của kim loại trên bảng tuần hoàn bao gồm nhóm IA [trừ H], nhóm IIA, IIIA [trừ Bo] và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA. Các nhóm B [từ IB đến VIIIB] Họ lantan và actini là những nguyên tố kim loại phóng xạ.

Cấu tạo của kim loại

1. Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng [1, 2 hoặc 3 e]. 
Ví dụ:

;

;

Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim. 

Ví dụ: số hiệu các nguyên tử chu kì 2:

 Na: 11; Mg: 12; Al:13; Si:14; P: 15; S:16; Cl: 17

2. Cấu tạo tinh thể

Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể. Kim loại có 3 loại mạng tinh thể sau:

Ví dụ: Cu, Ag, Au, Al…

Ví dụ: Li, Na, K,... 

Ví dụ: Be, Mg, Zn...

Phân loại

Kim loại cơ bản và kim loại hiếm
Kim loại cơ bản" được dùng để ám chỉ các kim loại bị oxi hóa hoặc ăn mòn khá dễ dàng, kim loại hiếm chỉ các loại ít gặp và ít bị ăn mòn như vàng, bạch kim...

Kim loại đen và kim loại màuKim loại đen là kim loại màu đen. Gồm sắt, titan, crôm, và nhiều kim loại đen khác. 

Kim loại màu là kim loại có các màu và ánh kim như màu vàng, màu bạc, màu gạch đồng.  Ví dụ như bạc, vàng, đồng, kẽm

Kim loại nặng và kim loại nhẹ
Các kim loại có khối lượng riêng nhỏ hơn 5 g/cm3 được gọi là kim loại nhẹ [như Na, K, Mg, Al…] và lớn hơn 5 g/cm3 được gọi là kim loại nặng [như Fe, Zn, Pb, Cu, Ag, Au…], kim loại nặng có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng.

Thuộc tính vật lý chung của kim loại

Tính dẻo, dễ kéo, dễ dát mỏng: Ta có thể dễ dàng dát mỏng thanh kim loại, tác dụng lực làm biến dạng chúng nhưng khó để làm chúng tách rời nhau. Những kim loại có tính dẻo cao nhất theo thứ tự giảm dần : Au, Ag, Al, Cu, Sn...

Tính dẫn điện: Kim loại dẫn được điện nhờ dòng electron chuyển động có hướng trong kim loại. Kim loại khác nhau thì có tính dẫn điện khác nhau. Các kim loại dẫn điện tốt nhất theo thứ tự giảm dần là: Ag, Cu, Au, Al, Fe,…

Tính dẫn nhiệt: Tính chất này của kim loại cũng là nhờ các electron tự do có trong kim loại. Khi đốt nóng một đầu thanh kim loại, các electron tự do ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động đến vùng có nhiệt độ thấp hơn và truyền năng lượng cho các ion dương ở đây, làm đầu kia của thanh kim loại cũng nóng lên. Kim loại có tính dẫn nhiệt tốt như: Ag, Cu, Al, Fe,..

Ánh kim: vẻ ngoài ánh lên của kim loại gọi là ánh kim. Hầu hết kim loại đều có ánh kim.

Tính chất hóa học của kim loại

Tác dụng với phi kim

Tác dụng với oxi: Hầu hết kim loại [trừ Au, Pt, Ag,...] tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.

Tác dụng với phi kim khác [Cl.,, S,...]

Nhiều kim loại tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao, tạo thành muối.

Tác dụng với dung dịch axit

Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit [HCl,...] tạo thành muối và H2.

Tác dụng với dung dịch và đặc nóng

Kim loại tác dụng dung dịch đặc nóng tạo  muối nitrat và nhiều loại khí như và muối


Ví dụ:

KIm loại tác dụng với dung dịch đặc nóng tạo muối sunfat và nhiều loại khí  như   và  lưu huỳnh 

Ví dụ:

*Lưu ý Al, Fe, Cr thụ động với  đặc nguội và  đặc nguội

Tác dụng với dung dịch muối

Kim lọại hoạt dộng mạnh hơn [trừ Na, K, Ba,... vì kim loại kiềm, kiềm thổ tan trong nước ở điều kiện thường] tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối và kim loại mới.

Tác dụng với nước

Các kim loại mạnh như tác dụng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazo 

Kim loại trung bình mạnh như Mg tan rất chậm trong nước nóng

Ví dụ:

Một số kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro 

Ví dụ:

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về các tính chất hóa học của kim loại. Các bạn nhớ nghiên cứu phần kim loại tác dụng với và đặc nóng vì phần này xuất hiện rất nhiều trong các đề thi giữa kì và cuối kì nhé.

Video liên quan

Chủ Đề