Tính chiếm hữu cao là gì

Con đường tìm kiếm nửa kia hoàn hảo với trái tim của bạn cần phải được xác định rõ ràng trước khi bắt đầu mối quan hệ mới. Yêu hay chỉ là cảm giác muốn chiếm hữu, một bên sẽ là niềm hạnh phúc trọn đời, bên còn lại sẽ là bước đường bế tắc trong tình yêu. Chính vì thế, bài viết sau đây của ELLE Man sẽ giúp bạn xác định đâu mới là con đường đến tình yêu đích thực.

Bạn vẫn đang trong một mối quan hệ mới và mọi thứ trôi qua rất êm đềm. Lúc nào bạn cũng nghĩ đến đối phương và cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất thế gian. Cảm giác khó chịu và bực bội khi thấy người ấy đi cùng người khác xâm chiếm suy nghĩ trong bạn. Những điều đó đưa bạn đến kết luận rằng bạn đã thật sự rơi vào lưới tình của cô ấy.

Nhiều người luôn tin rằng vẫn có tình yêu “sét đánh” tồn tại, khi hai trái tim độc thân bắt được nhịp đập của nhau ngay từ lần đầu gặp mặt. Số khác lại giữ quan niệm tình yêu chỉ phát triển sau một thời gian tìm hiểu nhau. Giữa mối lương duyên được định sẵn từ muôn kiếp trước hay cuộc tình lâu năm, đâu mới là tình yêu đích thực?

Tính chiếm hữu cao là gì
Ảnh: Men’s Health

Con người ta thường lầm tưởng giữa tình yêu đích thực và tình yêu chiếm hữu. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng ELLE Man khám phá trong bài viết này.

1. Tình yêu và tình chiếm hữu khác nhau như thế nào?

Khái niệm của “tình yêu” và “tình chiếm hữu” trong từ điển Merriam-Webster khá khác nhau. Tình yêu là “sự gắn kết ấm áp, hết lòng với người mình yêu”, còn tình chiếm hữu là “cảm giác dại dột, hoặc yêu điên cuồng, khao khát chiếm hữu một ai đó”. Về cơ bản, tình yêu đích thực được hình thành từ sự gắn kết tận sâu đáy lòng của cả hai, trong khi đó, tình chiếm hữu lại mang nặng cảm giác bất an, lo lắng sợ đánh mất hơn.

2. Những dấu hiệu của tình yêu và tình chiếm hữu là gì?

Tính chiếm hữu cao là gì
Ảnh: My Dating Solutions

Tiến sĩ Ian Kerner, giáo sư – nhà trị liệu tâm lý – chuyên gia về tình dục nổi tiếng sống tại New York, cho biết tình chiếm hữu thường xảy ra vào giai đoạn đầu của một mối quan hệ. “Nó thể hiện rõ ràng bởi cảm giác thích thú và nhớ nhung (tương tư). Đồng thời, nó thường đi kèm với cảm giác khao khát có được và lớn dần với một người nào đó”, ông chia sẻ.

Tuy nhiên, tình yêu đích thực thì có một mối liên kết mãnh liệt. Ông cho biết thêm: “Tình yêu có xu hướng là điều gì đó được vun đắp trong một thời gian dài để hiểu rõ được ai đó và bạn có thể xây dựng được mối quan hệ bền chặt. Bạn cũng tạo ra sự an toàn về mặt tình cảm và bạn có thể để lộ sự dễ tổn thương của mình với người ấy”.

Khi bạn yêu ai đó, bạn sẽ biết được những điểm cá nhân của họ. Bạn cũng thấy an toàn để mở lòng về bản thân giống như cảm giác bạn buồn như thế nào khi không được thăng chức.

3. Tình chiếm hữu mang ý nghĩa tiêu cực hay tích cực?

Tính chiếm hữu cao là gì
Ảnh: Vixen Daily

Bác sĩ Kerner giải thích đơn giản: “Tình chiếm hữu chỉ tích cực khi nó được đáp lại và tiêu cực khi bị từ chối”. Về cơ bản, nếu tình cảm giữa bạn và cô ấy vẫn còn mặn nồng thì quả thật là điều tuyệt vời. Còn nếu bạn phải đối diện với một mối tình đơn phương dẫu biết trước hồi kết sẽ không hạnh phúc thì hãy nên buông bỏ.

4. Liệu tình chiếm hữu có trở thành tình yêu đích thực không?

Bác sĩ Kerner giải thích cho câu hỏi liệu tình chiếm hữu có trở thành tình yêu, một mối quan hệ được xây dựng trong thời gian dài là rất khó có thể nói được điều gì sẽ xảy ra. “Nhìn chung, khi bạn yêu ai đó hoặc muốn chiếm hữu ai đó, bạn nên ngừng tìm kiếm những đối tượng khác. Bạn chỉ tập trung vào một mình người đó thôi. Chỉ có thời gian mới giúp bạn trả lời cho câu hỏi liệu tình chiếm hữu có trở thành tình yêu không thôi”.

Chiếm hữu là gì? Pháp luật quy định thế nào là chiếm hữu ngay tình và không ngay tình? - Hoàng Bách (Lâm Đồng)

1. Chiếm hữu là gì?

Quyền chiếm hữu được xem là một trong những quyền thuộc quyền sở hữu tài sản theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 Bộ luật Dân sự 2015.

Tính chiếm hữu cao là gì

Chiếm hữu là gì? Thế nào là chiếm hữu ngay tình và không ngay tình? (Hình từ Internet)

2. Thế nào là chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình

- Căn cứ Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

- Căn cứ Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

3. Một số hình thức chiễm hữu khác

- Chiếm hữu liên tục: (Điều 182 Bộ luật Dân sự 2015)

+ Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

+ Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015.

- Chiếm hữu công khai: (Điều 183 Bộ luật Dân sự 2015)

+ Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

+ Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015.

4. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

Theo Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015, việc suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu quy định như sau:

- Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

- Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.

- Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan.

5. Bảo vệ việc chiếm hữu khi bị người khác xâm phạm

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. (Căn cứ Điều 185 Bộ luật Dân sự 2015)