Tóm tắt hồn Trương Ba da hàng thịt violet

VnDoc xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tài liệu: Tóm tắt bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Tài liệu giúp các bạn học sinh biết tóm tắt một đoạn trích trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học môn Ngữ văn lớp 12 của quý thầy cô giáo và các bạn học sinh.

Nội dung bài Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt

  • Audio Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt
  • Video Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt
  • Khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ
  • Đôi nét về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
  • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt
    • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 1
    • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 2
    • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 3
    • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 4
    • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 5
    • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 6
    • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 7
    • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 8
    • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 9
  • Mở bài và kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt
    • Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt
    • Kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới các bạn cùng tham khảo. Bài viết dưới đây gồm có audio, video tóm tắt tác phẩm và tổng hợp 9 mẫu bài tóm tắt. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Mời bạn đọc cùng tham khảo Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt ngắn nhất, Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt siêu ngắn

Tóm tắt hồn Trương Ba da hàng thịt violet

Audio Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt

Video Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt

Tóm tắt hồn Trương Ba da hàng thịt violet

Khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) quê gốc Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình tri thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông sớm đã bộc lộ từ nhỏ.

Từ năm 1965 đến năm 1970, ông vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân. Từ năm 1970 đến năm 1978, ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh như làm hợp đồng cho Nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,…

Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói - với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ). Nhưng sau đó, một nguồn lực sáng tạo đột khởi mạnh mẽ đã bùng cháy dưới ngòi bút của Lưu Quang Vũ.

Với những vở kịch gây chấn động dư luận như: Lời nói dối cuối cùng, nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta,… Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (viết vào năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công chiếu nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

Đôi nét về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

1. Hoàn cảnh ra đời

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.

Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

2. Bố cục (3 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.

Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.

Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba.

3. Giá trị nội dung

Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết dấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

4. Giá trị nghệ thuật

Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn

Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch

Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình hống, xung đột kịch phát triển

Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.

5. Mở bài và kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt

Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 1

Kho tàng văn học Việt Nam đã ghi dấu của bao tác giả, tác phẩm nổi tiếng. Những tác phẩm đó không chỉ giúp cho cuộc đời tươi đẹp hơn mà còn khắc họa vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp của con người để bạn đọc cùng cảm nhận. Tiêu biểu trong đó là tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ.

Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 2

Văn học với nhiều thể loại khác nhau từ truyện, thơ,… đã thể hiện nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực khác nhau để con người có cái nhìn, khía cạnh toàn diện hơn của cuộc sống. Một trong số những thể loại văn học chứa đựng nhiều bài học, triết lí sâu sắc chính là kịch. Một đại diện tiêu biểu của thể loại kịch vô cùng nổi tiếng chính là tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 1

Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt không chỉ giúp bạn đọc mở mang tầm hiểu biết, thêm đồng cảm, yêu thương nhân vật ông Trương Ba mà còn thể hiện tài năng uyên bác của tác giả Lưu Quang Vũ trong việc dùng ngòi bút của mình để khắc họa nhân vật. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 2

Qua nhân vật ông Trương Ba, ta hiểu thêm về những đức tính tốt đẹp của con người cũng như lối sống giữ mình, luôn ý thức được những vẻ đẹp của bản thân mình trước những cám dỗ. Tác phẩm dưới ngòi bút tài tình của Lưu Quang Vũ đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và bài học đắt giá cho bạn đọc.

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 1

Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, nhân hậu, rất cao cờ và thường đấu cờ với Đế Thích. Danh tiếng của ông vang đến tận trời xanh. Tuy nhiên, do sự làm ăn tắc trách mà Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Theo gợi ý của Đế Thích, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ngoài ba mươi tuổi mới mất ở làng bên.

Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba đã gặp phải rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói hư tật xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh, thậm chí cháu Trương Ba còn không nhận ông, không muốn đến gần khiến cho ông Trương Ba vô đau khổ.

Trước nghịch cảnh ấy, trước những sự đau khổ của bản thân mình phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 2

Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại

Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ.

Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 3

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, ra mắt lần đầu năm 1984. Đây là tác phẩm Lưu Quang Vũ dựa vào cốt truyện dân gian để viết và đã rất thành công.

Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba – một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 4

Trương Ba bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đinh Trương Ba cũng thấy anh xa lạ...; bản thân Trương Ba thì khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo.

Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu, một số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân của kẻ khác. Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận chết, để "không còn cái vật quái gở mang tên: Hồn Trương Ba da hàng thịt nữa’’.

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 5

Hồn Trương Ba da hàng thịt được sáng tác năm 1981 và ra mắt vào năm 1984. Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hồn và xác, phản ánh mâu thuẫn giữa việc được sống với việc sống là chính mình của nhân vật Trương Ba. Trương Ba vốn là một người làm vườn giỏi, lại còn tốt bụng, yêu thương vợ con nhưng sự tắc trách của Nam Tào và Bắc Đẩu trên thiên đình đã khiến cho Trương Ba phải chết đột ngột. Để sửa sai, hai vị quan ấy đã cho hồn của Trương Ba được nhập vào xác của anh hàng thịt vừa mới chết. Cũng từ đây, tình huống truyện được đẩy lên cao trào khi hồn và xác có những mâu thuẫn, không thể hòa hợp. Hồn Trương Ba thì luôn cho rằng mình có một đời sống riêng trong sạch, thẳng thắn, còn thân xác của anh hàng thịt thì lại vũ phu, thô kệch. Khi hồn Trương Ba đối thoại với thân xác của anh hàng thịt thì bị rơi vào hoàn cảnh đuối lí, hồn Trương Ba cảm thấy thật xấu hổ và ti tiện cho những hành động "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cố nghẹn lại" khi đứng cạnh vợ anh hàng thịt trong thân xác là của người chồng. Hơn thế nữa, hồn Trương Ba không chấp nhận việc thân xác ấy đã tát đứa con trai "tóe máu mồm máu mũi". Trương Ba còn gặp rất nhiều phiền toái khi nhập vào xác anh hàng thịt: lí trưởng sách nhiễu, vợ anh hàng thịt đòi chồng và đến cả gia đình của Trương Ba cũng không thừa nhận ông. Cuối cùng, Trương Ba đã chọn cái chết, không phải sống nhờ trong thân xác ai cả, không muốn phải sống khi không được là chính mình. Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ đã gửi gắm một ý nghĩa sâu xa. Đó là con người phải luôn sống là chính mình, không ngừng hoàn thiện thể xác và tâm hồn, đấu tranh với cái ác để giữ được đúng bản chất và lương tâm trong sạch của mỗi cá nhân.

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 6

Nhà văn Lưu Quang Vũ đã sáng tác Hồn Trương Ba da hàng thịt với một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là sự sống của một con người đã chết trong thân xác của kẻ khác. Trương Ba năm nay 60 tuổi, bị Nam Tào và Bắc Đẩu bắt chết nhầm. Để sửa lỗi nên Nam Tào, Bắc Đẩu đã hồi sinh hồn Trương Ba vào thể xác của anh hàng thịt, năm nay 30 tuổi.

Khi nhập vào thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, vợ anh hàng thịt đòi chồng, con trai Trương Ba thì lên mặt, lấn lướt. Đến người con dâu và đứa cháu nội mà Trương Ba yêu quý là cu Tị cũng xa lánh ông.

Tâm hồn trong sạch, thanh khiết của Trương Ba bị nhiễm phải những thói xấu của thân xác anh hàng thịt cộc cằn, thô lỗ. Hồn và xác đối thoại với nhau, hồn Trương Ba không thể cãi lại những hành động ti tiện của thân xác đối với vợ anh hàng thịt và sự thô bạo khi đánh con trai - cái chứng cứ mà thân xác đã nêu ra. Cuối cùng, vì quá đau khổ nên Trương Ba đã gọi Nam Tào, Bắc Đẩu xuống để xin được chết, Trương Ba muốn được sống là chính mình chứ không phải là đi vay mượn thân xác của người khác.

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 7

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: Trương Ba, gần 60 tuổi – một người làm vườn chất phác, cần cù, yêu vợ, quý cháu và giỏi đánh cờ bỗng nhiên lăn ra chết do sự tắc trách nhầm lẫn của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình. Đế Thích – một ông Tiên quý trọng tài cờ của Trương Ba đã hóa phép làm cho ông sống lại bằng cách để hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết.

Sống nhờ trong thân xác của một người khác khiến hồn Trương Ba gặp nhiều rắc rối, phiền toái. Ông ngày càng trở nên xa lạ, đáng sợ trong mắt vợ, con dâu và cháu nội. Ba tháng sống trong thân xác anh hàng thịt hồn Trương Ba có nguy cơ bị thân xác lấn át. Ông phải đấu tranh chật vật với những ham muốn bản năng, dục vọng thấp hèn của anh hàng thịt. Bản thân Trương Ba rất đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo và không được làm chính mình. Cuối cùng Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt và không chấp nhận nhập vào xác cu Tị để bảo toàn sự trong sạch của mình. Ông kiên quyết tìm đến cái chết và khước từ sự sống không phải của mình cho dù sự sống là muôn phần đáng quý.

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 8

Hồn Trương Ba da hàng thịt là truyện kể về Trương Ba, một người làm vườn sáu mươi tuổi tốt bụng và đặc biệt ông chơi cờ rất giỏi. Trương Ba bị chết oan do sự tắc trách của Nam Tào, vì muốn sửa sai, Nam Tào đã để Trương Ba nhập vào xác của một anh hàng thịt vừa mới chết ở làng bên.

Sau khi sống lại trong thân xác của hàng thịt, Trương Ba gặp không ít phiền toái như lí trưởng sách nhiễu anh, vợ của anh hàng thịt thì ra sức đòi chồng khiến gia đình Trương Ba gặp nhiều cảnh khốn đốn. Sống ở thân xác của hàng thịt, Trương Ba không giữ được nét thanh tao ngày xưa, ông bị tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu, cùng với nhu cầu vốn trước kia rất xa lạ đối với ông. Khó khăn như ập đến với ông, phiền toái nhất có thể là việc vợ của da hàng thịt đòi hỏi ông phải là người đàn ông thật sự, con trai của Trương Ba ngày càng coi thường bố, gia đình ông thì ngày càng xa cách. Trương Ba đau khổ vô cùng trước nghịch cảnh sống nhờ thể xác này.

Cuối cùng, không thể chịu nổi nữa, không muốn tâm hồn vốn cao khiết của ông bị thay đổi nữa, Trương Ba yêu cầu trả thân xác lại cho hàng thịt cũng không chịu sống trong thân xác cu Ti. Ông chết để bảo vệ lấy linh hồn thanh cao giản dị của mình.

Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt - Bài mẫu 9

Nhà văn Lưu Quang Vũ đã sáng tác Hồn Trương Ba da hàng thịt với một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là sự sống của một con người đã chết trong thân xác của kẻ khác. Trương Ba năm nay 60 tuổi, bị Nam Tào và Bắc Đẩu bắt chết nhầm. Để sửa lỗi nên Nam Tào, Bắc Đẩu đã hồi sinh hồn Trương Ba vào thể xác của anh hàng thịt, năm nay 30 tuổi.

Khi nhập vào thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, vợ anh hàng thịt đòi chồng, con trai Trương Ba thì lên mặt, lấn lướt. Đến người con dâu và đứa cháu nội mà Trương Ba yêu quý là cu Tị cũng xa lánh ông.

Tâm hồn trong sạch, thanh khiết của Trương Ba bị nhiễm phải những thói xấu của thân xác anh hàng thịt cộc cằn, thô lỗ. Hồn và xác đối thoại với nhau, hồn Trương Ba không thể cãi lại những hành động ti tiện của thân xác đối với vợ anh hàng thịt và sự thô bạo khi đánh con trai - cái chứng cứ mà thân xác đã nêu ra. Cuối cùng, vì quá đau khổ nên Trương Ba đã gọi Nam Tào, Bắc Đẩu xuống để xin được chết, Trương Ba muốn được sống là chính mình chứ không phải là đi vay mượn thân xác của người khác.

Mở bài và kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt

Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt

Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 1

Kho tàng văn học Việt Nam đã ghi dấu của bao tác giả, tác phẩm nổi tiếng. Những tác phẩm đó không chỉ giúp cho cuộc đời tươi đẹp hơn mà còn khắc họa vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp của con người để bạn đọc cùng cảm nhận. Tiêu biểu trong đó là tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ.

Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 2

Văn học với nhiều thể loại khác nhau từ truyện, thơ,… đã thể hiện nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực khác nhau để con người có cái nhìn, khía cạnh toàn diện hơn của cuộc sống. Một trong số những thể loại văn học chứa đựng nhiều bài học, triết lí sâu sắc chính là kịch. Một đại diện tiêu biểu của thể loại kịch vô cùng nổi tiếng chính là tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt

Kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 1

Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt không chỉ giúp bạn đọc mở mang tầm hiểu biết, thêm đồng cảm, yêu thương nhân vật ông Trương Ba mà còn thể hiện tài năng uyên bác của tác giả Lưu Quang Vũ trong việc dùng ngòi bút của mình để khắc họa nhân vật. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Kết bài Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 2

Qua nhân vật ông Trương Ba, ta hiểu thêm về những đức tính tốt đẹp của con người cũng như lối sống giữ mình, luôn ý thức được những vẻ đẹp của bản thân mình trước những cám dỗ. Tác phẩm dưới ngòi bút tài tình của Lưu Quang Vũ đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và bài học đắt giá cho bạn đọc.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Phân tích triết lý sống trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
  • Phân tích bi kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
  • Bi kịch tha hóa của hai nhân vật Chí Phèo ("Chí Phèo" - Nam Cao) và hồn Trương Ba ("Hồn Trương Ba, da hàng thịt" - Lưu Quang Vũ)
  • Sơ đồ tư duy Hồn Trương Ba da hàng thịt

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé