Trắc nghiệm về Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Trắc nghiệm về phong cách ngôn ngữ


1. Phong cách ngôn ngữ là gì?

A. Sự diễn đạt bằng hai dạng nói và viết có thể được quy về một số kiểu nhất định.
B. Toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt, tạo thành kiểu diễn đạt ở một loại văn bản nhất định.
C. Sự diễn đạt bằng hai dạng nói và viết có thể được quy về một số kiểu nhất định; toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt, tạo thành kiểu diễn đạt ở một loại văn bản nhất định.

2. Đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ thể hiện ở những mặt nào?

A. Sử dụng dạng nói và dạng viết, sử dụng từ ngữ, sử dụng câu văn.
B. Sử dụng dạng nói và dạng viết, sử dụng từ ngữ, sử dụng câu văn, sử dụng biện pháp tu từ và bố cục trình bày.
C. Sử dụng dạng nói và dạng viết, sử dụng từ ngữ, sử dụng câu văn và cách trình bày khoa học.

3. Một số nhà văn, nhà thơ có những sở trường riêng về diễn đạt. Chúng ta gọi đó là gì?

A. Đó là những nhà văn, nhà thơ có phong cách ngôn ngữ cá nhân.
B. Đó là những nhà văn, nhà thơ có phong cách ngôn ngữ tác giả.
C. Đó là những nhà văn, nhà thơ có dấu ấn phong cách tác giả.
D. Các cách gọi ở A, B, C đều hợp lí.

4. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có tên gọi khác là gì?

A. Phong cách hội thoại
B. Phong cách khẩu ngữ
C. Phong cách văn hóa
D. A và B đều là tên gọi khác của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

5. Nói phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chỉ dùng ở dạng nói là đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

6. Từ ngữ được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt gọi là gì?

A. Từ toàn dân
B. Từ khẩu ngữ
C. Từ địa phương
D. Từ thuật ngữ

7. Khẳng định rằng ở phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có vận dụng tất cả các biện pháp tu từ nhằm thể hiện tính cảm xúc của lời nói là đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

8. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa bao gồm những phong cách bộ phận nào?

A. Phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ báo công luận.
B. Phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ nghị luận, phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ, phong cách ngôn ngữ Báo công luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ nghị luận, phong cách ngôn ngữ báo công luận, phong cách ngôn ngữ văn chương.
D. Nhưng phong cách bộ phận được dẫn ra ở B, B và C.

9. Phong cách ngôn ngữ gọt dũa có dùng hình thức nói hay không?

A. có
B. Không

10. Phong cách ngôn ngữ gọt dũa có sử dụng những lớp từ ngữ chuyên môn theo từng phong cách bộ phận nào?

A. Từ ngữ khoa học kĩ thuật, từ ngữ chính trị, từ ngữ địa phương, từ ngữ văn chương.
B. Từ ngữ chính trị, từ ngữ hành chính, từ ngữ văn chương, từ ngữ toàn dân.
C. Từ ngữ khoa học kĩ thuật, từ ngữ chính trị, từ ngữ hành chính, từ ngữ văn chương.

11. Nói độ dài của các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gọt giũa rất khác nhau [vài ba câu, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn trang] là đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

12. Sách giáo khoa, sách tham khảo, lời giảng của thầy cô, trả lời của học sinh, các bài làm, bài thi của học sinhthuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào?

A. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học
D. Phong cách ngôn ngữ văn chương

13. Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài nghiên cứu đăng trên báo chí và thông báo khoa học, các luận án khoa họcthuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào?

A. Phong cách ngôn ngữ báo công luận
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học
D. Phong cách ngông ngữ hành chính

14. Phong cách ngôn ngữ khoa học có dùng ở dạng nói không?

A. Có
B. Không

15. Phong cách ngôn ngữ khoa học có dùng các phương tiện biểu cảm và các biện pháp tu từ không?

A. Có
B. Không

16. Lời kêu gọi, tuyên ngôn, báo cáo chính trị, xã hội, bình luận thuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào?

A. Phong cách ngôn ngữ khoa học
B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
C. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
D. Phong cách ngôn ngữ chính luận

17. Bài diễn thuyết, phát biểu trong đón tiếp ngoại giao, báo cáo, phát biểu trong sinh hoạt chính trị - thời sự thuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận
C. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
D. Phong cách ngôn ngữ báo công luận.

18. Khẳng định rằng phong cách ngôn ngữ chính luận được sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau và được tận dụng khả năng diễn tả của mọi biện pháp tu từ là đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

19. Hãy tìm định nghĩa đúng của phong cách ngôn ngữ gọt giũa?

A. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa là kiểu diễn đạt được dùng trong các lĩnh vực khoa học.
B. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa là kiểu diễn đạt được dùng trong trường hợp cần bày tỏ chính kiến, quan điểm xem xét, đánh giá đối với các vấn đề được đặt ra cho đời sống xã hội như: an ninh của đất nước, của thế giới, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, quốc phòng
C. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa là kiểu diễn đạt chung theo qui cách sách vở, được dùng trong phạm vi giao tiếp mang tính chính thức xã hội.
D. Các định nghĩa trên tuy khác nhau về cách thức diễn đạt nhưng đều có nội dung đúng với định nghĩa cảu phong cách ngôn ngữ gọt giũa.

20. Tin tức, phóng sự, bình luận và tiểu phẩm thuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào?

A. Phong cách ngôn ngữ văn chương
B. Phong cách ngôn ngữ báo công luận
C. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
D. Phong cách ngôn ngữ chính luận

21. Nói ngôn ngữ báo chí sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách là đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

22. Ngôn ngữ báo chí có được sử dụng những cách diễn đạt biểu cảm và những biện pháp tu từ hay không?

A. Có
B. Không

23. Các văn bản pháp luật, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư, công văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

A. Phong cách ngôn ngữ báo chí công luận
B. Phong cách ngôn ngữ hành chính
C. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
D. Phong cách ngôn ngữ chính luận

24. Các văn bản: đơn từ, văn bằng, hợp đồng, hóa đơn thuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào?

A. Phong cách ngôn ngữ chính luận
B. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
C. Phong cách ngôn ngữ văn chương
D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

25. Các văn bản đối ngoại như: công hàm, hiệp ước, hiệp định thuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào?

A. Phong cách ngôn ngữ hành chính
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận
C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
D. Phong các ngôn ngữ báo công luận

26. Phong cách ngôn ngữ hành chính chủ yếu xuất hiện ở dạng nào?

A. Nói
B. Viết
C. Nói và viết
D. Đọc

27. Phong cách ngôn ngữ nào ở dạng viết có kèm theo chữ kí của người ra văn bản ở cuối văn bản?

A. Phong cách ngôn ngữ báo công luận
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận
C. Phong cách ngôn ngữ hành chính
D. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa

28. Phong cách ngôn ngữ nào có một số kiểu câu được tổ chức theo khuôn mẫu, thể hiện tính chất trang nghiêm của công việc được đề cập đến.

A. Phong cách ngôn ngữ văn chương
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận
C. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

29. Văn bản hành chính có được dùng biện pháp tu từ hay không?

A. Có
B. Không

30. Hãy tìm định nghĩa đúng của phong cách ngôn ngữ hành chính?

A. Phong cách ngôn ngữ hành chính là kiểu diễn đạt được dùng trong các lĩnh vực khoa học.
B. Phong cách ngôn ngữ hành chính là kiểu diễn đạt được dùng trong trường hợp cần bày tỏ chính kiến, quan điểm xem xét, đánh giá đối với các vấn đề được đặt ra cho đời sống xã hội như: anh ninh của đất nước, của thế giới kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, quốc phòng
C. Phong cách ngôn ngữ hành chính là kiểu diễn đạt chung theo quy cách sách vở, được dùng trong phạm vi giao tiếp mang tính chính thức xã hội.
D. Phong cách ngôn ngữ hành chính là kiểu diễn đạt được sử dụng trong các văn bản của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể từ trung ương đến cơ sở như: luật, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư, công văn; các văn bản mang tính chất thủ tục hành chính như: đơn từ, văn bằng, hợp đồng, hóa đơn; các văn bản đối ngoại như: công hàm, hiệp ước, hiệp định

31. Mọi tính chất, đặc điểm của ngôn ngữ văn chương do mục đích nào chi phối, quyết định?

A. Mục đích thẩm mĩ
B. Mục đích giao tiếp
C. Mục đích xây dựng tác phẩm
D. Mục đích giáo dục

32. Công cụ nào được nhà văn dùng để miêu tả, tự sự, tạo nên những hình tượng văn chương có sức biểu hiện lớn lao?

A. Các âm, các thanh, các tiếng; các từ đơn, các từ ghép, các thành ngữ, các từ khẩu ngữ, các từ thuần Việt, các từ Hán Việt, biện pháp tu từ.
B. Các âm, các thanh, các tiếng; các từ đơn, từ láy, các thành ngữ, các biện pháp tu từ, các từ Hán Việt, các từ thuần Việt.
C. Các âm, các thanh, các tiếng; các từ đơn, các từ láy, các từ ghép, các thành ngữ, các từ khẩu ngữ, các từ thuần Việt, các từ Hán Việt, các từ xưng hô, các từ lịch sử, các biện pháp tu từ
D. Âm thanh, đường nét, màu sắc, hình tượng nhân vật và các biện pháp tu từ.

33. Truyện, kí, tùy bút thuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào?

A. Phong cách ngôn ngữ chính luận
B. Phong cách ngôn ngữ báo công luận
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học
D. Phong cách ngôn ngữ văn chương

34. Thơ tự sự, thơ trữ tình thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

A. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
B. Phong cách ngôn ngữ văn chương
C. Phong cách ngôn ngữ báo công luận
D. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

35. Bi kịch, hài kịch thuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào?

A. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
B. Phong cách ngôn ngữ văn chương
C. Phong cách ngôn ngữ báo công luận
D. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

36. Ngôn ngữ tạo hình biểu cảm là đặc điểm thuộc về cais biểu đạt hay cái được biểu đạt của ngôn ngữ văn chương?

A. Cái biểu đạt
B. Cái được biểu đạt
37. Ngôn ngữ có nhiều tầng nghĩa là đặc điểm thuộc về cái biểu đạt hay cái được biểu đạt của ngôn ngữ văn chương?

A. Cái biểu đạt
B. Cái được biểu đạt

38. Tầng nghĩa trong ngôn ngữ văn chương mà người xưa gọi là ý tại ngôn trung là tầng nghĩa nào?

A. Nghĩa tường minh
B. Nghĩa hàm ẩn
C. Nghĩa bóng
D. Nghĩa hàm ẩn hay nghĩa bóng

39. Tầng nghĩa trong ngôn ngữ văn chương mà người xưa gọi là ý tại ngôn ngoại là tầng nghĩa nào?

A. Nghĩa tường minh
B. Nghĩa hàm ẩn
C. Nghĩa đen
D. Nghĩa tường minh hay nghĩa đen

40. Số nhà văn có phong cách tác giả nhiều hay không nhiều?

A. Nhiều
B. Không nhiều

41. Những cách hỏi như sau: tìm đại ý, tóm tắt tác phẩm, dàn ý của tác phẩm là hỏi xoay quanh nghĩa nào?

A. Nghĩa đen
B. Nghĩa tường minh
C. Nghĩa hàm ẩn
D. Cả A và B

42. Những cách hỏi như: tìm ý nghĩa bài văn, các vấn đề được đặt ra trong tác phẩm, giá trị nội dung của tác phẩm là hỏi xung quanh nghĩa nào?

A. Nghĩa bóng
B. Nghĩa tường minh
C. Nghĩa hàm ẩn
D. A và C

43. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ văn chương?

A. Ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ tạo hình biểu cảm.
B. Ngôn ngữ văn chương có nhiều tầng nghĩa
C. Ngôn ngữ văn chương có nét riênng của nhà văn trong diễn đạt
D. Tất cả các đặc điểm ở A, B và C

Spoiler
Đáp án: 1C 2B 3D 4D 5B 6B 7A 8B 9A 10D 11A 12C 13C 14A 15B 16D 17B 18A 19C 20B 21A 22A 23B 24D 25A 26B 27C 28D 29B 30D 31C 32C 33D 34B 35B 36A 37B 38A 39B 40B 41D 42D

Theo Ths.Phạm Ngọc Thắm*

Video liên quan

Chủ Đề