Trách nhiệm của Công dân và học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập

Bài 15. Quyền và nghĩa vụ học tập

1. Vì sao phải học tập?

- Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.

- Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện.

- Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

2. Quyền và nghĩa vụ học tập

a. Quyền học tập

- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.

- được học bằng nhiều hình thức.

- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

b. Nghĩa vụ học tập

- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

3. Trách nhiệm của nhà nước

- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.

- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:

+ Mở mang hệ thống trường lớp.

+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.

+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.

4. Trách nhiệm của học sinh

- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập.

5. Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn về học tập

- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên

- Dốt đến đâu học lâu cũng biết

- Học thày không tày học bạn

- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

- Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi

- Ăn vóc, học hay

BÀI TẬP

1. Nam mải chơi quên mất hai bài tập phải nộp cho cô sáng nay. Đã đến giờ học, trời lại mưa lâm thâm, bài lại chưa làm xong....Ngại quá, Nam làm nũng với mẹ : "Mẹ ơi ! con nhức đầu lắm. Mẹ xin phép cho con nghỉ học đi!"

- Bạn có nhận xét gì về việc thực hiện nghĩa vụ học tập của Nam?

- Em có lời khuyên gì cho Nam trong trường hợp trên?

Trả lời:

Nam đã không thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của mình. Điều đó được thể hiện qua việc Nam đã không hoàn thành những nhiệm vụ học tập cô giáo đã giao. Ngoài ra, Nam còn tỏ ra thiếu trung thực khi nói dối với mẹ để không phải đến trường.

Theo em, Nam nên nói thật với mẹ và đến lớp xin lỗi cô giáo. Quan trọng hơn là Nam phải sửa chữa và luôn nhớ hoàn thành các nhiệm vụ do cô giáo đã đề ra

2. Thảo và Nam là hai anh em ruột. Thảo học lớp 5. Nam học lớp 6. Sang năm Thảo vào cấp 2 nhưng bố mẹ quyết định không cho Thảo đi học nữa với lí do : "Thảo là con gái chỉ học hết cấp 1 là được rồi. Còn Nam là con trai cần phải học lên cao nữa."

Việc phân biệt đối xử về cơ hội học tập của phụ huynh trên đúng hay sai?

Trả lời:

Việc phân biệt đối xử về cơ hội học tập của phụ huynh trên là hoàn toàn sai vì pháp luật nước ta quy định mọi công dân không phân biệt thành phần dân tộc, nam nữ, thành phần xuất thân đều có quyền học tập như nhau.

Tham khảo thêmLý thuyết GDCD 6: Bài 16. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe và nhân phẩm

Ai sinh ra và lớn lên cũng đều có quyền và nghĩa vụ học tập. Học tập để biết thêm kiến thức, để hiểu thêm nhiều điều và cố gắng trở thành những nhân tố có ích cho xã hội. Vậy nhà nước ta quy định quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào, cùng đến với bài học ngay sau đây.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

I. Truyện đọc:  "Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô"

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a] Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào?

Trả lời:

  • Một quần đảo hoang vắng
  • Rừng cây bị chặt, đồng ruộng thiếu nước, đất bị bỏ hoang
  • Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều

b] Điều đặc biệt trong sự thay đổi Cô Tô ngày nay là gì?

Trả lời:

  • Khác với những năm trước đây, giờ đây, trẻ em ở huyện đảo Cô Tô đến tuổi đến trường đều được đi học.

c] Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả các em ở huyện đảo Cô Tô đều được đến trường?

Trả lời:

  • Hội khuyến học huyện được thành lập
  • Lập ban đại diện cha mẹ từng trường để vận động trẻ em đi học
  • Có chính sách hỗ trở cho con em thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách, học sinh ở xa.
  • Thầy cô giáo tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài
  • Xây dựng được nhiều trường học khang trang.

d] Đối với mỗi người, công việc học tập quan trọng như thế nào?

Trả lời:

  • Việc học tập là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Có học tập, chúng ta mới có được kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

II. Nội dung bài học

1. Ý nghĩa của việc học tập:

  • Vô cùng quan trọng đối với mỗi người
  • Học tập giúp ta có thêm kiến thức, hiểu biết để phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.

2. Quy định của pháp luật về học tập .

* Quyền:

  • Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học;
  • Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân
  • Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời

* Nghĩa vụ:

  • Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.
  • Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

Bài tập a: Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết [học theo trường, lớp ; tự học ; vừa học vừa làm ; học ở lớp học tình thương v.v...].

Bài tập c: Những trẻ bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật... và trẻ em lang thang cơ nhỡ… có quyền và nghĩa vụ học tập không ? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào ?

Bài tập d: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ?

Bài tập đ: Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai ? Vì sao ?

-   Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì.

-   Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

-   Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể.

Bài tập 1: Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội ?

=> Trắc nghiệm công dân 6 bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân bao gồm trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của công dân.

Nhà nước ban hành luật và các quy định để công dân có căn cứ pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình còn công dân có trách nhiệm thực thi những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân, chỉ có như vậy mới bảo đảm thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.

Trong Hiến pháp năm 2013, việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận bằng nguyên tắc chung như sau:

- Về trách nhiệm của Nhà nước, tại Điều 14 và Điều 16 khẳng định:

+ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

+ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

+ Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Về trách nhiệm của công dân, tại Điều 15 quy định:

+ Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

+ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

+ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

+ Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Đồng thời với quy định có tính nguyên tắc chung, việc bảo đảm các quyền này còn được ghi nhận cụ thể hơn tại các điều, khoản liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Chương II Hiến pháp năm 2013. Ví dụ:

- Để bảo hộ công dân ở nước ngoài, Hiến pháp quy định:

Công dân Việt Nam ở ngước ngoài được nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ [khoản 3 Điều 17]; Nhà nước CHXHCN Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước [khoản 2 Điều 18]...

- Để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, Hiến pháp quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định [khoản 2, khoản 3 Điều 22].

- Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Hiến pháp quy định: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật [khoản 2, khoản 3 Điều 24].

Những quy định trong Hiến pháp nhằm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân là những quy định cơ bản, những quy định gốc để căn cứ vào đó cụ thể hóa ở những văn bản pháp luật có liên quan.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề