Trẻ em nước ngoài có uống sữa công thức không

Đa số các ông bố bà mẹ đều tin rằng sữa công thức là lựa chọn hàng đầu để con có sự phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần, nhưng sự thực chưa chắc đã đúng như vậy.

  • Đã tới hồi kết cho "cuộc chiến" nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức?
  • Sữa organic hay sữa thường? Câu trả lời thông minh cho các mẹ ở đây!

Mới đây, trang Youngparents của Singapore đăng tải bài viết với tựa đề: “Sữa công thức có thực sự cần thiết với trẻ sau 1 tuổi?”. Mở đầu bài viết tác giả đã đặt câu hỏi: “Tại sao nhiều bố mẹ vẫn tiếp tục chọn sữa công thức cho con uống khi con đã được 1 tuổi, mặc dù việc dùng sữa tươi kết hợp chế độ ăn cân bằng, phù hợp cũng có thể giúp con phát triển tốt?”.

Nhiều bố mẹ vẫn duy trì cho con uống sữa công thức khi đã trên 1 tuổi [Ảnh minh họa].

Tất nhiên, bố mẹ nào cũng mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, đặc biệt là xây dựng cho con nền tảng vững chắc để phát triển về sau. Có lẽ vậy mà các bậc phụ huynh luôn cho rằng để con uống sữa công thức với thật nhiều dưỡng chất, nào là vitamin các loại, sắt, DHA, AA… để con phát triển cả về thể chất lẫn trí thông minh và họ “bỏ ngoài tai” những ý kiến cho rằng sữa tươi kết hợp chế độ ăn cân bằng cũng có thể giúp con phát triển tốt, vì sau 1 tuổi trẻ đã ăn phong phú thực phẩm như người lớn.

Tờ Straits Times đã tiến hành cuộc phỏng vấn nhiều ông bố, bà mẹ có con trên 1 tuổi mà vẫn cho con uống sữa công thức. Một vài người cho biết họ không hề biết rằng sữa công thức không còn cần thiết sau khi con được 1 tuổi và hầu hết phụ huynh đã tiếp tục chọn sữa bột vì con của họ đã quen hương vị hoặc không thể uống được sữa tươi.

Anh Jason Teo, 35 tuổi, nói: “Không ai nói với tôi về điều đó. Thực tế thì các ông bố bà mẹ khác khuyên tôi nên cho con tiếp tục uống sữa công thức vì nó tốt cho sự phát triển của não”. Bên cạnh đó, các con gái của Jason, một bé 4 tuổi và một bé 1 tuổi, đều thích vị sữa công thức nên anh cũng không có ý định thay thế bằng sữa tươi. Còn anh Kwan Yu Heng, 29 tuổi, cũng cho biết anh không tìm hiểu kỹ, chỉ thấy các chỉ dẫn theo độ tuổi trên vỏ hộp sữa bột để mua cho con.

Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ, bao gồm anh Bang Yong Lo, 36 tuổi, đều cho biết họ “bám lấy” sữa công thức chỉ đơn giản là vì con của họ đã uống quen rồi.

“Thằng bé nhà tôi uống rất nhiều sữa mỗi ngày, khi tôi chuyển sang sữa tươi cho con uống thì nó bị tiêu chảy”, anh Bang nói về cậu con trai 2 tuổi của mình.

Divine Barrinueveo, 35 tuổi, cho biết: “Cậu con trai 4 tuổi của tôi không thích vị sữa tươi vì vậy nó đã uống sữa công thức suốt mấy năm rồi”.

Các bé có thể bắt đầu uống sữa tươi khi được 1 tuổi vì khi đó chúng đã bắt đầu ăn các loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng khác nữa [Ảnh minh họa].

Bác sĩ Dharshini Gopalakrishnakone, làm việc tại khoa sản thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth Novena [Singapore] giải thích rằng các chuyên gia khuyên bố mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi vì giai đoạn này ruột non của bé chưa thể tiêu hóa được. Chính vì vậy người ta mới sản xuất ra sữa công thứccho những bé sơ sinh vì lý do nào đó mà không được bú mẹ hoặc mẹ ít sữa cho con bú…

Giáo sư Marion Aw làm việc tại Đại học quốc gia Singapore cho biết sữa tươi là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi vì nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như canxi và vitamin D. Nếu trẻ nhỏ không thích uống sữa, bố mẹ có thể cho con ăn các sản phẩm từ sữa.

Cũng giống như nhiều bố mẹ trên thế giới, các ông bố bà mẹ Việt Nam rất coi trọng việc cho con uống sữa công thức, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con.

Thậm chí bác sĩ Nhi khoa Trần Thị Huyên Thảo, hiện đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng ở Việt Nam đã hình thành một nền văn hóa “thần tượng hóa” sữa công thức, như một giải pháp đáp ứng nhanh gọn cho tất cả những nhu cầu dinh dưỡng của trẻ về hình thể, chiều cao và cả trí thông minh cho thế hệ tương lai.

Theo bác sĩ Thảo, sau 1 tuổi, nếu trẻ không còn bú sữa mẹ, khuyến cáo từ các Tổ chức Nhi khoa lớn trên thế giới đều thống nhất là nên chuyển từ sữa công thức cho trẻ nhũ nhi sang sữa tươi nguyên kem không đường đã được tiệt trùng hoặc thanh trùng.

Dưới 1 tuổi, trẻ không nên dùng sữa tươi vì hệ tiêu hóa chưa đủ trưởng thành [Ảnh minh họa].

Còn theo bác sĩ Trí Đoàn [Tác giả cuốn sách Để con được ốm], hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi chưa đủ trưởng thành để tiêu hoá sữa tươi toàn phần, nên tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ, còn không đủ điều kiện có thể cho uống sữa công thức. Nhưng trên 1 tuổi, bé có thể uống được sữa tươi và ăn uống được các thực phẩm khác. Vì vậy, sau 1 tuổi, bé không nên uống sữa công thức nữa, vì sẽ có nguy cơ bị béo phì và cha mẹ phải trả tiền đắt hơn. Mỗi ngày bé chỉ cần uống khoảng 2 ly sữa tươi là đủ nhu cầu [khoảng 300-400 ml]. Nếu cho bé uống nhiều hơn 500 ml sữa mỗi ngày thì bé có thể không có cơ hội đói để ăn những thức ăn đủ dưỡng chất khác và bé sẽ có nguy cơ bị thiếu sắt và bị táo bón.

Sau 2 tuổi, bé có thể uống sữa ít béo hoặc không béo để phòng ngừa béo phì sau này. Tuy nhiên, nếu gia đình có tiền căn bị béo phì, tiểu đường hay một số bệnh lý do chuyển hóa tương tự thì bác sĩ có thể đề nghị cho bé uống sữa tách béo ngay từ khi bé được 1 tuổi.

Khi trẻ càng lớn lên thì phụ huynh càng khuyến khích trẻ ăn đa dạng hơn là chăm chăm nhồi cho trẻ uống sữa hay ăn nhiều sản phẩm từ sữa. Nếu chúng khát thì nên cho chúng uống nước thay vì cho nó uống sữa hay nước ngọt. Khi đó trẻ sẽ có cơ hội đói để ăn những thức ăn cần thiết cho sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

Theo thói quen của nhiều mẹ bỉm thì sau khi uống sữa bé cần uống thêm một cốc nước để tráng lớp sữa còn dính trong miệng. Tuy nhiên, điều này là đúng hay sai, Trẻ uống sữa công thức có nên uống nước thêm không là điều thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa lần đầu lên chức.

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức có cần bổ sung nước?

Như bạn đã biết để có sữa công thức cho bé uống thì chúng ta cần phải pha sữa bột với một lượng nước ấm vừa đủ để cho bé uống. Như vậy trong sữa đã có nước rồi, vậy thì khi trẻ sơ sinh uống sữa công thức có cần uống nước hay không?

Trẻ uống sữa công thức có cần uống nước không là thắc mắc của nhiều mẹ

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ nrn bú mẹ hoàn toàn và không nên cho bé uống nước lọc. Ở giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi thì bé chỉ cần duy nhất nguồn dinh dưỡng là sữa mẹ không cần thêm một lượng thức ăn nào khác, Bởi sữa mẹ chứa đến 88% là nước và lượng nước này đủ cung cấp, đáp ứng nhu cầu của cơ thể bé. Việc uống nước không cần thiết mà còn có thể gây nguy hại đến cơ thể của bé.

Nguyên nhân là vì sữa mẹ có lượng muối khoáng ít nên nhạt và phù hợp với thận và gan còn non yếu của trẻ sơ sinh, cho nên khi bú sữa mẹ trẻ sẽ không bị khát. Ngược lại sữa công thức hoặc sữa bò đã qua chế biến để phù hợp với trẻ sơ sinh thì thành phần không hoàn toàn giống như sữa mẹ. Sữa công thức có lượng muối khoáng nhiều hơn, đạm cũng nhiều hơn nên mặn hơn sữa mẹ đó là lý do tại sao những trẻ sơ sinh bú sữa công thức cần phải bổ sung thêm nước. Uống thêm nước là để thải bớt lượng muối khoáng giúp không gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận ở trẻ sơ sinh.

Với trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn thì kể cả vào những ngày thời tiết vô cùng nắng nóng thì mẹ cũng không cần phải cho trẻ uống thêm nhiều nước. Khi cơ thể thấy thiếu bé sẽ đòi bú nhiều hơn.

Tại sao không nên cho trẻ dưới 6 tháng uống nước?

Có lẽ sẽ rất nhiều mẹ ngạc nhiên về việc không nên cho trẻ sơ sinh uống nước dưới 6 tháng tuổi. Lý do là bởi vì khi trẻ uống nước lọc sẽ có thể gặp các tình trạng như:

Tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng

Theo một báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trẻ sơ sinh uống nước có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu, khi uống sẽ dễ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng cao. Những trẻ uống nước có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 3 lần trẻ chỉ bú sữa mẹ.

Ảnh hưởng đến hấp thu sữa

Với bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là thực phẩm chính chứa đầy đủ tất cả dinh dưỡng mà bé cần có. Do đó, việc uống thêm nước sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất có trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, nếu uống nước khiến dạ dày bị đầy, bé no không thể bú sữa mẹ. Nếu bé uống nước lâu dài sẽ không đủ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Gây nhiễm độc nước

Mặc dù tình trạng này hiếm gặp nhưng nếu bé uống nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri này sẽ theo nước thoát ra ngoài cơ thể của con vì thận bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ sơ sinh bị thiếu natri sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm như trẻ bị động kinh, co giật…

Ảnh hưởng sức khỏe người mẹ

Ngoài việc không tốt cho con, mẹ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ việc này nếu trẻ không bú khiến sữa không được hút đi làm căng tức vùng ngực, hoặc tác động đến việc sản xuất sữa mẹ.

Có nên cho trẻ uống các loại nước khác không?

Mặc dù nhiều người biết rằng phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nhưng muốn bổ sung cho con thêm các dưỡng chất từ nước ép trái cây hoặc nước đường. Các mẹ nghĩ rằng các loại nước này có vị ngọt, dinh dưỡng cùng vitamin cao hơn nước lọc thông thường vì thế bé có thể uống được. Tuy nhiên, điều này cần tuyệt đối tránh xa các mẹ nhé, bởi nếu bổ sung quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tần suất bé bú mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ tăng bilirubin, bị giảm cân và mắc chứng nhiễm độc nước tiềm ẩn.

Có nên cho trẻ uống nước khác ngoài sữa mẹ không?

Trẻ uống sữa công thức có cần uống nước không là điều mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho con. Chúc các mẹ chăm con thật tốt, thật khỏe mạnh nhé!

Xem thêm>> 

Video liên quan

Chủ Đề