Trình bày các đới khí hậu trên Trái đất

a) Đới nóng: (Nhiệt đới) -Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. -Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. - Gió thổi thường xuyên: Tín phong - Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới) - Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam. -Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. - Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới - Lượng mưa TB: 500 -1000mm c) Hai đới lạnh: (Hàn đới) -Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam. - Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm. - Gió đông cực thổi thường xuyên.

- Lượng mưa 500mm.

Tick nhá!

Với giải Câu hỏi 2 trang 151 Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Câu hỏi 2 trang 151 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Các đới khí hậu trên Trái Đất

1. Xác định trên hình 1 phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất.

2. Hãy lựa chọn và trình bày khái quát đặc điểm của một đới khí hậu.

Trình bày các đới khí hậu trên Trái đất

Lời giải:

1. Phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất

- Đới nóng (nhiệt đới): nằm giữa hai chí tuyến.

- Ôn đới (đới ôn hòa): từ 23027'B đến 63033'B; từ 23027'N đến 63033'N.

- Hàn đới (Đới lạnh): từ 63033'B đến cực Bắc; từ 63033'N đến cực Nam.

2. Đặc điểm của đới nóng

Đới nóng nằm trong khoảng hai đường chí tuyến Bắc và Nam. Đới nóng là nơi có nhiệt độ cao do có góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều với nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 200C. Lượng mưa trung bình năm từ 1 000 mm đến trên 2 000 mm. Ở đới nóng có gió Tín Phong (Mậu dịch) thổi quanh năm.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 150 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khái niệm về thời tiết và khí hậu 1. Dựa vào bản tin dự báo thời tiết ở trên...

Câu hỏi 3 trang 151 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Biến đổi khí hậu 1. Dựa vào thông tin trong mục a và hình 2, 3, em hãy...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 152 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Trình bày khái quát đặc điểm khí hậu của đói ôn hoà...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 152 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Cuối tuần, lớp em dự định tổ chức đi dã ngoại một ngày...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 152 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy nêu một số hoạt động mà bản thân và gia đình...

Luyện tập và Vận dụng 4 trang 152 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy chuẩn bị một số nội dung để tuyên truyền về...

Trình bày các đới khí hậu trên Trái đất

1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái đất.

  • Các chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí.
  • Trên bề mặt Trái Đất có 2 đường chí tuyến: Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
  • Các vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ.
  • Có 2 vòng cực trên Trái Đất: Vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
  • Các vòng cực và chí tuyến là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt.

2. Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.

  • Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ.
    • 1 đới nóng
    • 2 đới ôn hòa
    • 2 đới lạnh

a. Đới nóng (hay nhiệt đới)

  • Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
  • Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
  • Gió thổi thường xuyên: Tín phong
  • Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.

b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)

  • Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
  • Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
  • Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
  • Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm

c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)

  • Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
  • Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
  • Gió đông cực thổi thường xuyên.
  • Lượng mưa trung bình 500mm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 67 sgk Địa lí 6

Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các chí tuyến này nằm ở những vĩ độ nào? Các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường này lúc 12 giờ trưa vào các ngày nào?

Trên bề mặt Trái Đất còn có các vòng cực Bắc và Nam. Các đường này nằm ở các vĩ độ nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 69 sgk Địa lí 6

Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 69 sgk Địa lí 6

Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 69 sgk Địa lí 6

Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 69 sgk Địa lí 6

Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm địa lí 6 bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất

I. Nhiệt độ không khí

- Là độ nóng hay lạnh của không khí.

- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí: nhiệt kế (oC).

- Nhiệt độ không khí trung bình ngày = trung bình cộng các lần đo trong ngày ( 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ).

II. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

- Vùng vĩ độ cao: góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt Trái Đất nhỏ => nhận được ít nhiệt.

- Vùng vĩ độ thấp: góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt Trái Đất lớn => nhận được nhiều nhiệt hơn.

=> Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.

III. Độ ẩm không khí, mây và mưa

- Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương,…

- Không khí chứa hơi nước. Khi không khí đã chứa lượng hơi nước tối đa => bão hòa.

- Không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước/nhiệt độ không khí giảm => hơi nước ngưng tụ sinh ra các hiện tượng sương mùa, mưa, mây,…

- Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước li ti tạo ra những đám mây.

- Nếu hơi nước trong các đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần, đủ nặng, rơi xuống mặt đất => mưa.

- Dụng cụ đo độ ẩm không khí: ẩm kế (%).

IV. Thời tiết và khí hậu

- Thời tiết (luôn thay đổi): các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gióm nhiệt độ,… xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

- Khí hậu (có tính quy luật): sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của địa phương đó theo một quy luật nhất định.

V. Các đới khí hậu trên Trái Đất

Từ Xích đạo về hai cực có các đới: nhiệt đới (đới nóng), hai đới ôn đới (đới ôn hòa) và hai đới hàn đới (đới lạnh).

Bảng đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất

Trình bày các đới khí hậu trên Trái đất