Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh bình dương năm 2024

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết các vướng mắc, tranh chấp pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý TGPL dài hạn và hàng năm của tỉnh trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, bao gồm:

  1. Thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý theo các lĩnh vực trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý 2017;
  1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý;
  1. Quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các Chi nhánh trợ giúp pháp lý trực thuộc Trung tâm;
  1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là cộng tác viên) của Trung tâm và Chi nhánh; hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý khác;

đ) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh;

  1. Quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và các cán bộ khác của Trung tâm và Chi nhánh theo thẩm quyền.

3. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý.

4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 36 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh.

6. Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp về trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền.

7. Thực hiện sơ kết, tổng kết chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh với các cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

8. Quản lý cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

9. Đề xuất việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý.

10. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và do UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tư pháp giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm./.

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020.

Kế hoạch nhằm tạo bước chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật (NKT); đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý (TGPL) cho NKT; đồng thời tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động TGPL cho đối tượng là NKT, tập trung thực hiện vụ việc TGPL (trong đó chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và tư vấn pháp luật tiền tố tụng) cho NKT khi họ có yêu cầu.

Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh bình dương năm 2024

Cụ thể, quý I hàng năm, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các tổ chức Hội của NKT, UBND cấp xã khảo sát nhu cầu TGPL của NKT với cách thức phù hợp với các dạng tật (khiếm thị, khiếm thính, vận động,...) tại các Cơ sở bảo trợ xã hội trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của NKT trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, hàng năm, Sở Tư pháp phối hợp thực hiện TGPL với hình thức phù hợp cho các dạng tật; TGPL lưu động tại các xã, phường, thị trấn nơi có nhiều NKT; tại các tổ chức Hội, cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác.

Trong năm 2018, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL cho NKT đối với đội ngũ người thực hiện TGPL.

Hàng năm, đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin về TGPL cho người khuyết tật thông qua việc xây dựng các nội dung truyền thông, thông tin về TGPL cho NKT trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; in ấn tờ rơi, tờ gấp và tài liệu pháp luật phù hợp với các dạng khuyết tật (tờ gấp chữ nổi cho người khiếm thị, băng đĩa…) để cấp phát miễn phí cho NKT. Sở Tư pháp chủ trì theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách TGPL cho NKT; sơ kết đánh giá kết quả thực hiện vào năm 2018 và tổng kết vào năm 2020.

Nguồn binhduong.gov.vn (TT)

Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh bình dương năm 2024

Bạn chưa nhập nội dung bình luận.