Từ xã hưng long đến phố nối bao nhiêu cây năm 2024

Xã Hưng Long nằm ở phía Tây Nam huyện Ninh Giang, là xã thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên là 851,22ha; Phía Bắc giáp xã Tân Quang, phía Tây - Nam giáp xã Quỳnh Hoàng, xã Quỳnh Giao (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), phía Đông giáp xã Hồng phúc, phía Tây giáp xã Văn Hội.

Hiện nay, xã có 05 thôn: Văn Diệm, An Lý, Hán Lý, Hào Khê, Trại Hào; dân số trên 10.000 người; đời sống nhân dân ổn định. Ở vào vị trí cửa ngõ nối liền hai tỉnh Hải Dương và Thái Bình. Xã có tỉnh lộ 396, 396b và trục đường Bắc Nam chạy qua thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, nhất là phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Từ Hưng Long đi tới các xã trong huyện, huyện Thanh Miện, huyện Gia Lộc,... hoặc đi Thái Bình. Chính vị trí địa lý đặc biệt như vậy đã tạo cho Hưng Long nhiều thế mạnh và sắc thái riêng mà nhiều vùng đất khác không có. Vùng đất của "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" này đang trở thành điểm hẹn lý tưởng để các doanh nghiệp, các công ty, xí nghiệp từ các nơi đổ về khai phá, lập nghiệp, sinh tồn và phát triển thành xã Hưng Long ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Từ xã hưng long đến phố nối bao nhiêu cây năm 2024

(Quy hoạch xây dựng chung xã Hưng Long đến năm 2030)

Về kinh tế: Tốc độ phát triển kinh tế hằng năm đạt mức tăng trưởng 10,5%/năm. Cơ cấu kinh tế có bước tăng trưởng khá, có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Triển khai thực hiện các mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quy hoạch các vùng: Vùng lúa năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao, vùng sản xuất giống lúa thuần, vùng cây ăn quả,... Chăn nuôi phát triển theo mô hình gia trại, trang trại và ứng dụng quy trình kỹ thuật.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, năm 2020 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2022; đến năm 2025 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí của Đô thị loại 5.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại: Cụm công nghiệp Hưng Long - Hồng Phúc đã và đang hoạt động, tạo công ăn việc làm cho lao động trong địa phương và các địa phương lân cận. Các khu công nghiệp đã được phê duyệt cũng đang từng bước hình thành, …

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Xây dựng, mộc, cơ khí, may gia công, vật tư nông nghiệp, bán lẻ hàng hóa,... đang có chiều hướng phát triển mạnh.

Văn hóa xã hội chuyển biến tích cực, y tế, giáo dục luôn được quan tâm; An sinh xã hội được chăm lo, đời sống nhân dân được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên; cải cách hành chính đẩy mạnh, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước chuyển biến tích cực.

Những thành tựu đã đạt được là tiền đề quan trọng tạo đà thế và lực để Hưng Long có sức bứt phá đi lên, đã và đang trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, quốc phòng - an ninh của huyện,

Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên là bức tranh thu nhỏ lãnh thổ hành chính của tỉnh theo một số quy luật toán học chặt chẽ, bằng việc sử dụng hệ thống ký hiệu, mầu sắc, kết hợp ghi chú giải thích được xây dựng theo đúng quy trình quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ chứa đựng rất nhiều yếu tố nội dung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội được thể hiện chi tiết. Có giải thích cụ thể, bố cục được xây dựng hài hoà, giúp người đọc liên tưởng được sự phân bố không gian thực địa và bản đồ.

Nội dung chính của bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên thể hiện:

1. Vị trí địa lý

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

Địa giới hành chính giáp 5 tỉnh, thành phố là:

* Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh * Phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội * Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. * Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình * Phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam.

Sự phân bố không gian, lãnh thổ của tỉnh có toạ độ địa lý:

* Từ 20o36' đến 21o01' vĩ độ Bắc * Từ 105o53' đến 106o17' kinh độ Đông.

Tổng diện tích tự nhiên 930,2 km2 chiếm 6,2% diện tích đồng bằng bắc bộ. Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Gồm 10 huyện, thị xã, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.

2. Biểu thị hệ thống giao thông

Có hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng rất thuận lợi cho việc đi lại lưu thông. Góp phần đặc biệt quan trọng cho phát triển nhanh kinh tế của tỉnh. Trên bản đồ sử dụng ký hiệu, màu sắc ghi chú tên đường.

  1. Giao thông đường bộ

Đường sắt: Có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua địa bàn tỉnh từ thị trấn Như Quỳnh đến xã Lương Tài (huyện Văn Lâm) dài 17km.

Đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, liên thôn: Rất phát triển và phân bố hợp lý ở tất cả các xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến được trung tâm xã.

Quốc lộ: Bản đồ sử dụng lý hiệu màu đỏ và ghi chú số hiệu đường biểu thị các tuyến:

* Quốc lộ 5A: Như Quỳnh - Minh Đức * Quốc lộ 39A: Phố Nối - Triều Dương * Quốc lộ 38: Cống Tranh - Trương Xá; thị xã Hưng Yên - cầu Yên Lệnh * Quốc lộ 38B ( 39B cũ ): Cầu Tràng - Chợ Gạo.

Tỉnh lộ: Gồm các tuyến ĐT.376, ĐT.378, ĐT.379, ĐT.382, ĐT.382B, ĐT.386, ĐT.387..., và một số tuyến khác được ghi chú tên đường và biểu thị màu đỏ trên bản đồ.

  1. Giao thông đường thủy

Sông do Trung ương quản lý: tuyến sông Hồng, sông Luộc dài 92 km trong địa phận tỉnh Hưng Yên. Trong đó, Sông Hồng đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 64 km, sông Luộc đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 28 km. Luồng lạch trên sông khá ổn định, đảm bảo độ sâu trên 3 m.

- Sông do địa phương quản lý; Sông đào Bắc Hưng Hải đoạn qua địa phận tỉnh dài 34 km, rộng trung bình 40 ÷ 50 m, sâu 1,8 ÷ 2 m. Sông Cửu An đoạn qua địa phận tỉnh dài 23 km, rộng trung bình 30 ÷ 40 m, sâu 1,8 ÷ 2 m, cả 2 sông này xà lan trọng tải 150 tấn đi lại được. Sông Điện Biên dài 22 km, rộng trung bình 20 m, sâu 1,2 ÷ 1,5 m, xà lan trọng tải 70 tấn đi lại được

Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, giao thông đường bộ nói riêng được thể hiện trên bản đồ, phân bố hợp lý, phủ khắp địa bàn tỉnh được phân theo các cấp: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đô thị, đường thôn xóm, xã tạo thành một mạng lưới giao thông đường bộ hợp lý từ thấp đến cao phục vụ lưu thông trong tỉnh và với các tỉnh trong cả nước.

3. Biểu thị hệ thống thủy lợi

Sử dụng ký hiệu, màu sắc biểu thị hệ thống sông ngòi, kênh tưới, tiêu, cầu, cống, đê điều, các công trình thủy lợi khác phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đời sống. Trên bản đồ cho thấy hệ thống thủy lợi của tỉnh rất hoàn chỉnh; phân bố đều theo lãnh thổ hành chính từng huyện, xã.

4. Biểu thị hệ thống dân cư theo đơn vị hành chính

Sử dụng hệ thống ký hiệu, mầu sắc biểu thị sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính: Phường, xã, thôn xóm, làng mạc, dùng chữ ghi chú tên huyện, v.v., tên thôn của 10 huyện, thị xã, thành phố; với 161 xã, phường, thị trấn. Các trung tâm hành chính tỉnh, huyện, xã được sử dụng hệ thống ký hiệu mầu, ghi chú giải thích trụ sở UBND các cấp, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã, phường.

5. Biểu thị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật theo đơn vị hành chính

Hệ thống cơ sở vật chất: Bệnh viện, trạm xá, trường học, đài phát thanh, đài truyền hình, bưu điện, nhà máy xí nghiệp, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, trạm bơm nước, đền, đình, chùa, nhà thờ, các di tích danh lam thắng cảnh, được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu, mầu sắc ghi chú giải thích. Các yếu tố trên được biểu thị chi tiết đầy đủ từng huyện, xã.