Tỷ giá thả nổi có quản lý là gì

Với nền kinh tế ngày càng mở rộng , chuyển giao thương mại giữa các quốc gia được diễn ra mạnh mẽ và phổ biến. Việc thanh toán tiền tệ nhất thiết phải tiến hành hoạt động chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia thông qua tỷ giá hối đoái. Đây là một công cụ kinh tế vĩ mô vô cùng quan trọng đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội đặt ra. Tỷ giá hối đoái thả nổi được quyết định bởi hoạt động cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về dòng tỷ giá này, bài viết sau đây sẽ có câu trả lời thoả đáng cho bạn.

Tỷ giá hối đoái là công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi có thể được hiểu là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.

Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.

Theo lý thuyết, tỷ giá hối đoái thả nổi làm cho cán cân thanh toán luôn cân bằng và vì vậy, nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn có thể tự do theo đuổi các chính sách trong nước mà không phải chịu những ràng buộc đối ngoại. Nhưng trên thực tế, tính bất định gắn với sự thả nổi tỷ giá hối đoái có xu hướng tạo ra những biến động rất mạnh và mang tính ngẫu nhiên, gây trở ngại cho thương mại quốc tế và gây ra sự mất ổn định của nền kinh tế trong nước. Đây là lý do giải thích tại sao các nước muốn quản lý tỷ giá hối đoái của mình trước khi sử dụng giải pháp cực đoan hơn là chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

Ưu và nhược điểm các chế độ trong tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi được chia thành hai chế độ là tỷ giá thả nổi hoàn toàn và tỷ giá thả nổi có quản lý. Để có cái nhìn khách quan về chế độ. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ từng chế độ một cách khách quan:

Tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Còn được gọi là tỷ giá linh hoạt bị chi phối bởi cung cầu ngoại tệ và chính phủ không can thiệp vào điều tiết tỷ giá này. Giá trị đồng nội tệ đối với đồng ngoại tệ được xác định tại điểm mà cung cầu bằng nhau. Khi nhập khẩu tăng sẽ làm giảm cung ngoại tệ, đồng tiền ngoại tệ tăng giá theo và ngược lại.

Ưu điểm

  • Giá cả diễn biến theo tín hiệu thị trường giúp người đầu tư thay đổi nguồn lực từ nơi có hiệu quả thấp về nơi có hiệu quả cao.
  • Làm cán cân thanh toán cân bằng: Nếu cán cân vãng lai thâm hụt làm nội tệ giảm giá. Tỷ giá thả nổi sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu cao hơn nhập khẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên cân bằng.
  • Quốc gia sẽ được bảo vệ trước các tình trạng lạm phát, thất nghiệp của quốc gia khác.

Nhược điểm

  • Tỷ giá biến động không ngừng khó khăn cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các khoản đầu tư.
  • Tỷ giá bị ảnh hưởng bởi dự báo trong tương lai, nếu nhà nước dự báo không sát sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô.

Theo đánh giá thì tỷ giá thả nổi thật sự là một chế độ vạn năng giúp phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thả nổi tỷ giá càng tăng thì kinh tế càng kém ổn định. Vì, biến động của tỷ giá chịu tác động của nhiều nhân tố như: xã hội , kinh tế, chính trị, tâm lý.

Tỷ giá thả nổi có quản lý

Đây là chế độ chính phủ tự do lựa chọn các cách kiểm soát ổn định tỷ giá mà không mất đi tính độc lập về tiền tệ. Dưới hình thức này tỷ giá được xét nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định.

Tỷ giá thả nổi có quản lý nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định

Ưu điểm

Giúp cho nền kinh tế quốc gia hòa nhập với sự vận động chung của nền kinh tế thế giới:

  • Là điều kiện giúp tiền tệ cạnh tranh bình đẳng.
  • Kiểm soát và điều chỉnh lỗi sau của thị trường khi cần thiết.
  • Tiết kiệm ngoại tệ.

Nhược điểm

  • Chính phủ chỉ can thiệp sửa lỗi sai thị trường nếu can thiệp tuỳ tiện rất khó để hội nhập với quốc gia khác.
  • Tỷ giá biến động cao ảnh hưởng đến quá trình đầu tư nước ngoài.
  • Mức biến động tỷ giá khó xác định trước trong chế độ tỷ giá này có thể gây ra những quy định vĩ mô sai lầm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế.

Trên đây là những ưu điểm cũng như những nhược điểm của từng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi đem lại. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và giúp bạn đầu tư hiệu quả nhất.

Xem thêm: Tỷ giá hối đoái là gì? Các phương pháp xác định tỷ giá hối đoái để có kiến thức căn bản nhất về chỉ số tài chính.

[HNMO] -Từ ngày 4/1, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] chính thực thực hiện điều hành tỷ giá theo cơ chế mới. Theo đó, tỷ giá trung tâm được công bố hàng ngày. Tỷ giá này sẽ phản ánh đúng diễn biến thị trường trong nước và quốc tế.

3 trụ cốt để tính tỷ giá trung tâm

Chiều 4/1, ông Bùi Quốc Dũng -Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [NHNN] cho biết, cách tính tỷ giá trung tâm được thực hiện dựa trên 3 trụ cột là: Cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam; các cân đối kinh tế vĩ mô. Phương thức tính là: Tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chốt vào giờ đóng cửa phiên ngày hôm trước. Trên thị trường quốc tế, lấy giá từ 7g sáng của ngày công bố tỷ giá trung tâm, chốt lấy giá giao dịch gần nhất lúc gần 7h. “Sở dĩ giá thế giới để tính lấy lúc giá giao dịch gần nhất của lúc 7h ngày công bố vì trên thị trường tiền tệ thế giới, khi thị trường tiền tệ ở châu Âu kết thúc thì thị trường tiền tệ Mỹ lại hoạt động nên không thể lấy giá đóng cửa tại một thị trường mà phải lấy giá giao dịch gần nhất lúc 7h sáng của ngày công bố tỷ giá trung tâm”, ông Dũng lý giải.

Từ hôm nay, tỷ giá sẽ không biến động "giật cục". [ảnh: Internet]

Còn “phải lấy tỷ giá bình quân gia quyền để tính vì nếu chỉ lấy giá lúc cuối giờ sẽ dẫn đến "làm giá"”, ông Dũng giải thích thêm. Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, với cách tính như vậy vừa phản ánh biến động thị trường  trong nước và quốc tế. Vì thế, thời gian tới có những hôm tỷ giá trong nước tăng cao nhưng nếu giá quốc tế theo xu hướng giảm thì tỷ giá trung tâm hôm đó có thể sẽ giảm. Ông Bùi Quốc Dũng cũng cho hay, khi tính toán tính tỷ giá trung tâm, cơ quan chức năng có tính toán để xem diễn biến 2015 có gì đặc biệt. Qua tính toán cho thấy, tỷ giá năm 2015 chịu chi phối rất nhiều từ yếu tố tâm lý, đặc biệt yếu tố tâm lý diễn biến thị trường quốc tế. Vì thế, trong cách tính mới, có ưu tiên đáng kể cho diễn biến quốc tế phản ánh tỷ giá trung tâm. Sẽ có 8 loại đồng tiền trên thế giới được đưa tham chiếu để tính tỷ giá trung tâm là: USD, EUR, NDT, Yên Nhật, đô la Singapore, Uôn [Hàn Quốc], đô la Đài Loan, Bạt [Thái Lan]. Đây là những đồng tiền có tỷ trọng đầu tư và thương mại lớn nhất đối với Việt Nam. “Là 8 loại đồng tiền chứ không phải nhiều hơn vì các đồng tiền khác của các nước còn lại tác động không nhiều nếu tính tỷ giá trong nước”, Vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ nói. Khi chuyển sang cách thức điều hành tỷ giá mới, NHNN có thực hiện đưa ra biên độ tỷ giá mới không? Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Hồng-Phó thống đốc NHNN cho hay, với cách thức điều hành mới này cho phép tỷ giá linh hoạt, cập nhật hơn với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế. Chế độ tỷ giá của Việt Nam đã được xác định ở Pháp lệnh ngoại hối là thực hiện theo chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, tức là tỷ giá linh hoạt nhưng vẫn phải có quản lý của NHNN, phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô, mà mục tiêu chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô đặt ra trong năm 2016 là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Thống đốc NHNN cũng từng nêu định hướng và phương châm xuyên suốt của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, nâng cao vị thế VND, đảm bảo phù hợp chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô. Theo Phó Thống đốc NHNN, NHNN với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ sẽ thực hiện các biện pháp và có yếu tố quản lý trong cách thức điều hành tỷ giá mới để đạt được mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tăng mạnh

Để ổn định thị trường ngoại hối, khi xây dựng cách thức để xác định tỷ giá trung tâm và đưa ra các giải pháp đồng bộ tiếp nối các giải pháp NHNN đã thực hiện trước đây thì NHNN cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo quản lý trong chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý để bảo đảm mục tiêu ổn định. Với tỷ giá trung tâm, biên độ giao dịch của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dựa trên cơ sở tỷ giá này để quyết định tỷ giá giao dịch với khách hàng của mình trong biên độ +/-3%. Liên quan đến băn khoăn với cách thức điều hành tỷ giá mới, doanh nghiệp có lợi và rủi ro gì?. Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ cho biết, cơ chế tỷ giá mới biến động linh hoạt hơn, cung cầu ngoại tệ tốt hơn thì tổ chức tín dụng sẽ cho vay nhiều hơn, mua bán tốt hơn. Vì mua-bán ngoại tệ tăng-giảm hàng ngày nên tỷ giá so với cách điều hành cũ sẽ đỡ thay đổi mạnh hơn. Trước đây, có thể thị trường giao động rất mạnh, có thể là 1%, thậm chí 2%, sau một ngày đúng vào thời điểm điều chỉnh tỷ giá đó thì doanh nghiệp có thể thua lỗ lớn. Nhưng với các điều hành tỷ giá mới này, mức điều chỉnh sẽ nhỏ hơn rất nhiều nên tác động tới doanh nghiệp cũng thấp hơn. Cùng với cách thức tỷ giá này, NHNN phối hợp với công cụ bán kỳ hạn sẽ thúc đẩy cũng như khuyến khích các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phát triển thị trường ngoại hối thông qua công cụ phái sinh nhiều hơn.

“Khi chúng tôi phát đi thông tin sẽ điều hành tỷ giá theo cơ chế mới cũng như cách thức thực hiện thị trường phát sinh cho các tổ chức tín dụng từ ngày 31/12 vừa qua, thị trường diễn biến tích cực. Trước đây giao dịch kỳ hạn giữa các tổ chức tín dụng với các khách hàng thường xuyên dưới 10 triệu USD/ngày trên toàn thị trường thì những ngày gần đây giao dịch kỳ hạn giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng lên đến 200 triệu USD/ngày, thậm chí có ngày lên 400 triệu USD/ngày. Theo đó, doanh nghiệp cũng sử dụng nhiều hơn công cụ phái sinh, giúp bảo hiểm tỷ giá tốt hơn cho doanh nghiệp”, ông Dũng nói.

Video liên quan

Chủ Đề