Tỷ lệ khả năng chi trả của ngân hàng

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm khả năng chi trả:
  • 2. Nguyên tắc khả năng chi trả :
  • 2.1. Khái niệm nguyên tắc khả năng chi trả:
  • 2.2. Ý nghĩa khả năng chi trả:
  • 3. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

1. Khái niệm khả năng chi trả:

Khả năng chi trả là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai từ lợi nhuận hay thu nhập.

- Ngân hàng: Khả năng của người vay thanh toán vốn gốc và lãi từ thu nhập sau khi nộp thuế. Người cho vay xem xét kỹ lưỡng mức lương hiện tại và lợi nhuận ước tính trong tương lai của người nộp đơn xin vay, và xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty trong chuyển đổi tài sản thành tiền mặt.

- Tài chính: Khả năng đáp ứng các khoản thanh toán vốn gốc và lãi của trái phiếu và các nghĩa vụ dài hạn khác.

2. Nguyên tắc khả năng chi trả :

2.1. Khái niệm nguyên tắc khả năng chi trả:

Nguyên tắc chi trả tạm dịch sang tiếng Anh là payment principles. Nguyên tắc chi trả phát biểu rằng trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo được khả năng chi trả của doanh nghiệp mình. Khả năng chi trả của doanh nghiệp được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác, cũng như trang trải được các nhu cầu chi tiêu thường nhật của doanh nghiệp.

2.2. Ý nghĩa khả năng chi trả:

Việc đảm bảo được khả năng chi trả sẽ tạo ra tiền đề quan trọng bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Khi ấy, doanh nghiệp không những thanh toán được các khoản nợ đến hạn theo yêu cầu của chủ nợ, mà còn có thể liên tục mua sắm các hàng hóa, dịch vụ đầu vào, giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì của doanh nghiệp diễn ra trơn tru, không bị ngắt quãng. Để đảm bảo được khả năng chi trả, đòi hỏi doanh nghiệp phải

- Quan tâm đến các dòng tiền chứ không phảI lợi nhuận kế toán. Tiền [tiền mặt tại quĩ, tiền gửI ngân hàng, ngoại tệ các loại, vàng, bạc, kim khí quí, đá quí, các khoản đầu tư tài chính tương đương tiền] chính là loại tàI sản duy nhất trong doanh nghiệp có thể được sử dụng ngay cho việc thanh toán. Trong khi đó, lợi nhuận không đồng nghĩa với dòng tiền nhập quĩ. Thế nên, để thực hiện được các hoạt động chi trả, cái doanh nghiệp cần là tiền, chứ không phải lợi nhuận kế toán. Trong quá trình hoạt động, bên cạnh mức ngân quĩ hiện tại, doanh nghiệp cần để tâm đến qui mô và thời điểm phát sinh các dòng tiền nhập quĩ hoặc xuất quĩ sẽ phát sinh trong tương lai, để từ đó, đưa ra được các quyết định quản lí ngân quĩ phù hợp, giúp bảo đảm năng lực tài chính cho việc chi trả.

- Cần đặc biệt tính đến các dòng tiền tăng thêm, nhất là các dòng tiền sau thuế khi đưa ra các quyết định kinh doanh.

Đi kèm với các dự án đầu tư là khái niệm "dòng tiền tăng thêm". Dòng tiền tăng thêm được hiểu là các dòng tiền chỉ xuất hiện khi một dự án đầu tư được lựa chọn và thực hiện, và sẽ không bao giờ xuất hiện nếu như dự án đầu tư tương ứng bị bỏ qua. Có thể nói, dòng tiền tăng thêm chính là sự đóng góp thêm và riêng có của từng dự án đầu tư cho sự phát triển của doanh nghiệp xét trên khía cạnh tài chính. Dòng tiền tăng thêm phản ánh sự khác biệt về mặt dòng tiền của doanh nghiệp giữa khi có dự án và khi không có dự án. Chính việc tính toán đúng và đủ dòng tiền tăng thêm của một dự án đầu tư, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đánh giá được chính xác hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư ấy, làm cơ sở cho việc ra quyết định.

Ví dụ : Công ty Sony [nổi tiếng với loại máy chơi game PlayStation 4] hiện đang xem xét dự án phát triển một tựa game mới.

Trước sự cạnh tranh gay gắt tới từ XboxOne của Microsoft, Sony dự kiến sẽ chỉ phát triển tựa game này dành riêng cho hệ máy PlayStation 4, điều này có nghĩa là trong trường hợp dự án được thông qua, việc Sony sản xuất và tung tựa game ấy ra thị trường sẽ tạo ra tác động thúc đẩy nhất định tới việc tiêu thụ của loại máy PlayStation 4.

Ta thấy: Dòng tiền xuất hiện từ việc bán thêm được chiếc máy PlayStation 4 dưới ảnh hưởng của tựa game mới là dòng tiền mà chỉ khi doanh nghiệp thực hiện dự án mới có, nếu dự án không được chấp nhận, sẽ không có dòng tiền này. Trong quá trình xem xét, nếu như Sony bỏ qua dòng tiền nói trên và chỉ đánh giá thuần túy các vấn đề về doanh thu và chi phí của việc sản xuất và tiêu thụ tựa game mới, thì khi đó, những kết luận rút ra về hiệu quả tài chính của dự án phát triển tựa game mới sẽ không thật chính xác. Ngoài ra, dòng tiền sau thuế chính là dòng tiền còn lại thuộc về doanh nghiệp sau khi đã trừ đi phần nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước. Dòng tiền sau thuế có vai trò quan trọng đối với quá trình ra quyết định của doanh nghiệp vì nó thể hiện được chính xác những gì mà doanh nghiệp thực sự nhận được trong từng trường hợp.

3. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Các chỉ tiêu sau được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành [tổng quát]:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

=

Tổng tài sản

Nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả [gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn], phản ánh một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Thông thường hệ số này luôn lớn hơn 1, các chủ nợ sẽ yên tâm hơn khi doanh nghiệp có hệ số này cao, nếu yêu cầu doanh nghiệp huy động nợ phải trả không được vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu thì hệ số này là 1,33 lần, nếu hệ số này là 2 lần thì tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu là 1/1, khi hệ số này lớn hơn 2 thì càng an toàn cho chủ nợ nhưng đòn bẩy tài chính sẽ thấp...

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời [ngắn hạn]:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời [ngắn hạn]

=

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu lần tài sản ngắn hạn hiện có. Để đảm bảo an toàn trong thanh toán nợ ngắn hạn hệ số này phải lớn hơn 1 hoặc tối thiểu phải bằng 1. Khi hệ số này mà nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng mạo hiểm về tài chính, vì mất cân bằng tài chính.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

=

Tiền và tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và tương đương tiền.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

=

Tiền và tương đương tiền

Nợ quá hạn, đến hạn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn các khoản tiền và tương đương tiền hiện có, đồng thời chỉ tiêu này thể hiện việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

=

EBIT

Lãi vay phải trả

Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả trong kỳ từ huy động nguồn vốn nợ. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng kém hiệu quả. Còn khi chỉ tiêu này mà nhỏ hơn 1 thì cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí.

- Hệ số khả năng chi trả bằng tiền

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền

=

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Nợ ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết dòng tiền thuần tạo ra trong kỳ từ hoạt động kinh doanh có thể đảm bảo hoàn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn bình quân. Nếu trong mỗi kỳ kinh doanh đều tạo ra dòng tiền lưu chuyển thuần dương sẽ gia tăng dự trữ tiền cho kỳ sau, và lượng tiền này càng lớn thì doanh nghiệp càng có tiềm lực tài chính mạnh, ổn định để thanh toán nợ ngắn hạn cho các chủ nợ. Còn khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm thì sẽ gây khó khăn trong ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, hơn nữa dòng tiền nội sinh này mất cân đối sẽ khiến doanh nghiệp phải tìm đến các dòng tiền dài hạn để ứng phó nu cầu thanh toán ngắn hạn, đó là dấu hiệu không tốt về thanh toán nợ cũng như quản trị dòng tiền.

Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngoài việc tính toán và so sánh một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán trên các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu "Hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán" để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời gian tới :

Hệ số khả năng đáp ứng nhu cầuthanh toán

=

Khả năng đáp ứng thanh toán

Nhu cầu thanh toán

Hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán được tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn [khả năng đáp ứng thanh toán ngắn hạn, khả năng đáp ứng thanh toán dài hạn, khả năng đáp ứng thanh toán tháng tới, khả năng đáp ứng thanh toán quí tới...]. Nếu trị số của chỉ tiêu > 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng đáp ứng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trị số của chỉ tiêu "Hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán" càng lớn hơn 1 thì tình hình tài chính doanh nghiệp càng an toàn, vững chắc. Ngược lại khi hệ số này nhỏ hơn 1, thì an ninh tài chính của doanh nghiệp càng yếu kém, càng rủi ro. Và Khi "Hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán" » 0 thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, vì không còn khả năng huy động nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu thanh toán được nữa.. Căn cứ vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành thu thập số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán [khả năng đáp ứng thanh toán] với các khoản phải thanh toán [nhu cầu thanh toán] của doanh nghiệp, sắp xếp các chỉ tiêu này vào một bảng phân tích theo một trình tự nhất định. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán [thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay]; còn với khả năng thanh toán, các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động [huy động ngay, huy động trong thời gian tới...], trong đó có thể chi tiết theo tháng, quí, 6 tháng, năm...

Để thuận tiện cho việc phân tích, các nhà phân tích có thể lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng đáp ứng thanh toán. Trên cơ sở bảng phân tích này, nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn [thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, thanh toán trong quý tới, thanh toán trong 6 tháng tới...]. Việc so sánh này sẽ cho các nhà quản lý biết được liệu doanh nghiệp có bảo đảm được khả năng đáp ứng thanh toán trong từng giai đoạn hay không để đề ra các chính sách phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp không bảo đảm khả năng đáp ứng thanh toán [khi các khoản có thể dùng để thanh toán nhỏ hơn các khoản phải thanh toán hay trị số của chỉ tiêu "Hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán" < 1], các nhà quản lý phải tìm kế sách để huy động nguồn tài chính kịp thời bảo đảm cho việc thanh toán nếu không muốn lâm vào tình trạng phá sản.

Trên đây là nội dung bài viết của công ty Luật Minh Khuê về khả năng chi trả [ ability to pay] và phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trân trọng./

Video liên quan

Chủ Đề