Ứng dụng công nghệ 4.0 trong khách sạn

QNP - Với những tác động ban đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp du lịch và khách sạn đang đứng trước cơ hội đổi mới mô hình phát triển. Tận dụng được cơ hội này, du lịch Quảng Ninh sẽ có bước phát triển mang tính chất cách mạng, tạo ra những dịch vụ cá nhân nổi trội cho khách hàng.

Ứng dụng IoT điều khiển các thiết bị phòng nghỉ của khách sạn

Động lực lớn nhất của việc áp dụng công nghệ trong các doanh nghiệp du lịch và khách sạn là nhu cầu ngày càng tăng các dịch vụ cá nhân cho khách hàng. Sự xuất hiện của rất nhiều cổng thông tin trực tuyến, các ứng dụng di động và trang mạng xã hội đã tạo ra một loạt yêu cầu thời gian thực, bắt buộc các doanh nghiệp phải bắt kịp với các ứng dụng phương tiện truyền thông mới để tiếp cận khách hàng và vượt qua được đối thủ cạnh tranh.

Để có thể thích ứng và không lỡ nhịp bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp du lịch và khách sạn cần hướng đến một nền du lịch thông minh mà ở đó một số công nghệ tiên tiến cần được xác định chủ đạo trong các hoạt động của ngành du lịch và khách sạn.

Internet vạn vật [Internet of Things- IoT] - một cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 của thế giới. Đó là thứ không chỉ mang đến cho bạn một cái nhìn lớn hơn, đầy đủ hơn về những công nghệ, ứng dụng của tương lai, mà còn đem đến tiềm năng ứng dụng thực sự đáng kinh ngạc. Hiểu một cách đơn giản, bạn chỉ cần có một thiết bị có kết nối mạng là hoàn toàn có thể điều khiển, kiểm tra toàn bộ các thiết bị trong nhà: từ TV, máy giặt, tủ lạnh, máy tính... bất kể bạn đang ở đâu.

Triển khai hệ thống IoT, ngành du lịch sẽ có công cụ để phục vụ khách hàng tốt hơn và tăng hiệu quả hoạt động, ứng dụng IoT chính trong ngành khách sạn là phòng khách tự động, ví dụ: sử dụng hệ thống quản lý năng lượng thông minh, nhân viên khách sạn có thể xác định được khi phòng không có khách và tự động điều chỉnh nhiệt độ để giảm mức tiêu thụ năng lượng từ 20% đến 45%. Đồng thời, một hệ thống quản lý năng lượng thông minh cũng có thể làm tăng mức độ hài lòng của khách bằng cách cho phép khách điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ bằng cách sử dụng các ứng dụng khách hàng thân thiện của khách sạn, điều khiển tivi qua sự tương tác bằng giọng nói.

Hơn nữa, IoT có thể được sử dụng để dự đoán bảo trì hiệu quả các hệ thống thiết bị, ví dụ, trong trường hợp điều hòa gặp sự cố, hệ thống sẽ gửi thông báo cho nhân viên khách sạn để vấn đề có thể được khắc phục trong khi khách không ở trong phòng. Các hệ thống bảo trì dự đoán cũng có thể giúp tạo lịch biểu bảo trì dựa trên mức sử dụng thực tế mà không phải dựa trên lịch trình ước tính, ví dụ như trong trường hợp thay thế bộ pin và bộ lọc không khí. Một số tập đoàn khách sạn hàng đầu hiện nay trên thế giới như Hilton và Starwood còn cung cấp cho khách hàng khả năng kiểm tra và mở khóa cửa với sự trợ giúp của các ứng dụng di động bằng cách sử dụng giao tiếp không dây Bluetooth. Sử dụng khóa điều khiển từ xa, các công ty này tiết giảm chi phí nhân công, trong khi làm hài lòng khách hàng bằng cách tiết kiệm thời gian của họ, thay vì phải hoàn thành thủ tục tại quầy lễ tân.

Các hoạt động kinh doanh khách sạn khác như nhà hàng cũng có thể áp dụng các hệ thống IoT để quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Bộ cảm biến trong nhà bếp có thể theo dõi thức ăn được chuẩn bị theo thời gian thực và điều này có thể giúp các chủ nhà hàng thực hiện việc kiểm soát chất lượng tốt hơn và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Để khai thác tối đa tiềm năng của IoT trong ngành du lịch và khách sạn, cần đầu tư song song cho phần mềm và nguồn nhân lực phù hợp để quản trị tốt số lượng lớn dữ liệu được tạo ra bởi các thiết bị hỗ trợ IoT và giúp đưa ra các phương án điều chỉnh khả thi. Trong khi các cảm biến IoT sẽ cung cấp cho các thương hiệu du lịch với những hiểu biết mới về thói quen của khách du lịch, các công ty cũng cần đảm bảo rằng khách hàng tin tưởng thông tin cá nhân của họ sẽ được sử dụng có trách nhiệm.

Một trong những ứng dụng khác đã bước đầu phục vụ hiệu quả cho ngành du lịch chính là hiệu ứng đám mây. Thực tế hiện nay, ngày càng có nhiều công ty du lịch tìm kiếm khả năng mở rộng, cung cấp các thông tin đáng tin cậy và giá cả phải chăng để tăng cường sự hiện diện của họ trên thị trường. Điện toán đám mây sẽ giúp loại bỏ nhu cầu các công ty mua và cài đặt phần mềm, phần cứng đắt tiền, yêu cầu họ chỉ đăng ký một hệ thống quản lý khách sạn dựa trên đám mây. Điều này tạo cho các doanh nghiệp cơ hội chuyển từ mô hình chi phí đầu tư sang mô hình chi phí vận hành và chuyển hướng nhiều nguồn lực khác nhằm cải tiến các dịch vụ không phải là công nghệ. Đám mây cho phép truy cập dữ liệu từ bất kỳ thiết bị kết nối Internet nào, từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, trên thực tế, nhiều giải pháp dựa trên đám mây cung cấp các phiên bản dành cho thiết bị di động và máy tính bảng. Tính năng này đặc biệt hữu ích cho các chuỗi khách sạn có thể sử dụng công nghệ đám mây để quản lý cơ sở dữ liệu và các yêu cầu của khách hàng trực tuyến từ một địa điểm duy nhất. Do đó, bằng cách chuyển sang các công ty điện toán đám mây, doanh nghiệp du lịch và khách sạn được tiếp cận với các công nghệ linh hoạt hơn, giúp cải thiện thời gian hoạt động và hiệu quả của tài sản công nghệ và năng suất của nhân viên.

Lợi thế lớn khác mà điện toán đám mây cung cấp được, đó là khả năng mở rộng cơ sở hạ tầng. Các ứng dụng trên đám mây nhanh hơn và ít tốn kém hơn để tăng quy mô vì không có thêm chi phí thêm người dùng. Mặt khác, vì tất cả các ứng dụng được xây dựng trên cùng một nền tảng, các khả năng và dịch vụ sẵn có được sử dụng lại trên nhiều ứng dụng. Vì vậy, trong một thiết lập dựa trên đám mây, các công ty du lịch có thể mở rộng số lượng máy chủ có sẵn trong thời gian cao điểm theo mùa, chẳng hạn như ngày lễ và giảm quy mô khi nhu cầu không cao. Ngoài ra, các giải pháp điện toán đám mây giúp các công ty giới thiệu các dịch vụ sáng tạo mà không phải chịu thêm chi phí bổ sung hoặc chậm trễ trong quá trình xử lý. Ví dụ, Lufthansa - một trong những hãng hàng không lớn nhất của châu Âu đã phát triển một dịch vụ dựa trên đám mây CloudStream, cho phép hành khách có thể lựa chọn các nội dung đa dạng trước khi khởi hành, sau đó có thể duyệt qua truy cập internet của hãng trên máy bay.

Trong ngành công nghiệp khách sạn, điện toán đám mây có thể được sử dụng trong bốn lĩnh vực chính: [1] ứng dụng tiền sảnh [hệ thống đặt phòng, check-in và check-out, quản lý gia đình…]; [2] ứng dụng văn phòng [mua hàng, báo cáo tài chính và thanh toán]; [3] quản lý nhà hàng và tiệc [hệ thống quản lý thực đơn]; [4] các ứng dụng giao diện khách [hệ thống tính cước, hệ thống quản lý năng lượng và dịch vụ khách hàng phụ trợ].

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một lợi thế rất lớn để phát triển du lịch thông minh, các doanh nghiệp du lịch và khách sạn có thể đạt được rất nhiều từ việc áp dụng công nghệ mới. Bằng cách hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn và cung cấp trải nghiệm cá nhân, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự trung thành của thương hiệu và tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng. Đồng thời, các công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, giảm chi phí và cải thiện việc quản lý hàng tồn kho và cung cấp dịch vụ thông qua việc sử dụng các ứng dụng công nghệ cao hơn.


Chúng ta đang dần cảm nhận được tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lên mọi lĩnh vực ngành nghề của xã hội và ngành khách sạn nhà hàng cũng không nằm ngoài xu hướng. Hôm nay, hãy cùng Hotelcareers tìm hiểu xem cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lên khách sạn nhà hàng như thế nào.

Cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm

  • Hotel 4.0 là gì?
  • Wifi khách sạn
  • Chatbots là gì?

Cách mạng công nghiệp 4.0 [cách mạng công nghiệp lần thứ tư] đánh dấu sự ra đời của các công nghệ mới, là sự kết hợp của vật lý, kỹ thuật số và công nghệ sinh học. Trong đó:

  • Vật lý: Tạo ra robot thế hệ mới, công nghệ in 3D, công nghệ nano và vật liệu mới thay thế.
  • Kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo [AI], Internet vạn vật [IoT] và dữ liệu lớn [Big data]
  • Công nghệ sinh học: Tập trung nghiên cứu, ứng dụng vào Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cách mạng công nghiệp 1,2,3

Ngược dòng thời gian chúng ta có thể thấy:

  • Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự bùng nổ của công nghệ thông tin và tự động hóa.
  • Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự xuất hiện của điện năng.
  • Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đánh dấu sự ra đời của đầu máy hơi nước.

  Khách sạn kinh doanh không nổi, bán cũng không xong

  • Robot sẽ dần thay thế các công việc giản đơn trong khách sạn, như lễ tân, dọn phòng, phục vụ, gác cửa, phụ bếp…
  • Công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ được sử dụng trong việc mở khóa phòng, công nghệ bức xạ sẽ giúp khách hàng tự điều chỉnh nhiệt độ phòng theo nhiệt độ cơ thể, máy tính bảng sẽ được sử dụng để yêu cầu dịch vụ nhận trả phòng, dịch vụ hành lý, dịch vụ dọn phòng…
  • Công nghệ sinh học và vật lý hiện đại cho phép khách sạn tiếp cận với các nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, các hệ thống thông minh cho phép tiết kiệm điện nước và các chi phí khác.
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành khách sạn nhà hàng
  • Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tác động đến hệ thống quản trị khách sạn, dữ liệu, báo cáo, cách phân phối thông tin sẽ thông qua các công cụ trực tuyến và số hóa.
  • Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo kết hợp với các ứng dụng trên internet có thể cho phép một người máy trả lời các câu hỏi của khách hàng hiệu quả hơn chờ nhân viên tìm kiếm và trả lời. Điều này sẽ làm khách sạn nâng cao chất lượng dịch vụ, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn.
  • Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và internet sẽ giúp các khách sạn giảm bớt phụ thuộc vào các kênh bán hàng truyền thống. Theo thống kê, kênh bán hàng lớn nhất của khách sạn là thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, chiếm khoảng 40%. Khách du lịch đặt trực tiếp chiếm khoảng 25%, khách đặt qua internet chiếm khoảng 20%.

  Tính năng mới trên phần mềm quản lý khách sạn Smile

Nhưng những con số này đang dần thay đổi dưới sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Airbnb là một ví dụ, dù không sở hữu bất kỳ một khách sạn nào nhưng Airbnb lại đang nắm giữ một số lượng phòng lớn nhất thế giới. Dựa vào mô hình kinh tế chia sẻ, internet, big data và trí tuệ nhân tạo.

Tóm lại, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, ngành khách sạn nhà hàng cũng không nằm ngoài quy luật. Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội nhưng kèm theo đó là những thách thức về nhân lực và nguồn lực tài chính. Ở thời điểm hiện tại, phần lớn các khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đều ở quy mô nhỏ, sử dụng nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ, tiềm lực tài chính hạn hẹp nên rất khó thay đổi trong tương lai gần.

Sự chuyển động của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ bắt đầu từ những khách sạn nhà hàng 5 sao, các công ty du lịch có quy mô lớn. Và những thay đổi, ứng dụng đầu tiên sẽ liên quan hệ thống quản trị, tự động hóa quy trình phục vụ khách, robot hỗ trợ thông tin khách hàng.

Dù bạn là chủ khách sạn hay người lao động bạn cũng sẽ phải đối mặt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 “thần thánh”. Hãy trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để không bị tụt hậu trong cuộc chiến này.

Video liên quan

Chủ Đề