Vắc xin astrazeneca 2 mũi cách nhau bao lâu

Theo Bộ Y tế cho biết đến nay, nước ta đã tiêm chủng hơn 17,36 triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó hơn 1,8 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Hiện có 5 loại vaccine đang được cấp phép tiêm ngừa là: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vắc-xin này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19.

Tùy từng loại vaccine mà có thời gian tiêm giữa hai mũi khác nhau theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vắc-xin Covid-19 cụ thể như sau:

  • Vaccine AstraZeneca từ 8 – 12 tuần mới thực hiện tiêm mũi 2

  • Vaccine Sputnik VPfizer tiêm mũi 2 cách mũi 1 sau 3 tuần

  • Vaccine Vero Cell khoảng cách từ 3 – 4 tuần

  • Vaccine Moderna mũi 2 tiêm sau mũi 1 là 28 ngày

Tình hình hiện tại ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung rất khan hiếm vaccine phòng COVID-19, việc tiêm mũi thứ 2 cho những người dân đã tiêm mũi 1 đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp đã bị quá hạn tiêm mũi thứ 2 một vài tuần so với khuyến cáo của các hãng sản xuất vaccine, không ít người lo ngại “liệu họ có phải tiêm lại từ đầu?”

Bác sĩ Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia [Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương], cho biết những khuyến cáo về mốc thời gian tiêm chủng vaccine Covid-19 [khoảng cách thời gian giữa hai mũi tiêm] mà nhà sản xuất đưa ra là lý tưởng nhất và trong bối cảnh dồi dào và có sẵn nguồn vaccine.

Còn đối với tình trạng thiếu vaccine như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine. “Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine”- bác sĩ Huyền khẳng định.

Tiêm Vaccine là lá chắn an toàn bảo vệ bạn và gia đình trước dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: Vaccine Moderna [Mỹ], Astra Zecera [Anh], Pfizer [Mỹ – Đức], Sinopharm – Sinovax – Vero cell[Trung Quốc], Sputnik [Nga]

Tiêm cùng loại hay khác loại vắc xin cho hiệu quả tốt hơn?

Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế thì những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.

Cụ thể:

– Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer [nếu người tiêm đồng ý]

– Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm

– Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer

– Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.

– Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna.

Khoảng cách 2 mũi tiêm là bao lâu?

Cả 06 loại vắc xin được cấp phép đều cần 2 mũi tiêm để tạo miễn dịch cho cơ thể. Theo Quyết định 3588/QĐ-BYT, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như sau:

– Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần.

– Vaccine Gam-COVID-Vac [Tên gọi khác là SPUTNIK V]: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần.

– Vaccine Comirnaty – Pfizer: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần

– Vaccine SARSCoV-2 Vaccine [Tên gọi khác là Vero Cell]: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần.

– Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần

Đây là khoảng cách mũi tiêm thứ 2 cho tác dụng vắc xin đạt hiệu quả nhất.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm ?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này.

Những lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin

Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể:

– Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng phòng COVID-19.

– Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

– Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

– Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

– Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Trước đó, Bộ Y tế đã nhận được Công văn số 8758/UBND-VHXH ngày 3/9/2021 của UBND tỉnh Long An và Công văn số 6530/SYT-NVY ngày 12/9/2021 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đề xuất việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến cáo, khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin này từ 8 đến 12 tuần. Trong tháng 7/2021, Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin do hãng Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca sau 8-12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi 1.

Bộ Y tế đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để tham mưu UBND tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Thời gian tối thiểu giữa hai mũi vắc xin phải bảo đảm tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của WHO và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng, chống dịch.

Sau khi được UBND tỉnh, thành phố chấp thuận rút ngắn thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm, sở y tế hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm và thông tin đầy đủ cho các đối tượng tiêm trước khi tiến hành tiêm chủng về hiệu quả, tính an toàn của việc rút ngắn thời gian để người dân biết và tham gia nếu được đối tượng tiêm đồng thuận.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện tiêm chủng và báo cáo kết quả về Bộ Y tế [qua Cục Y tế dự phòng] theo quy định. Bộ Y tế đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố khẩn trương báo cáo UBND tỉnh, thành phố và tổ chức triển khai thực hiện.

Duy Tuân

Tạ Duy Tuân

Cập nhật: 11:22 - 29/12/2021 | Lần xem: 82280

1. Ai cần tiêm bổ sung vắc-xin phòng COVID-19?

Nếu bạn thuộc nhóm người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì hệ thống miễn dịch của bạn có thể không đủ khả năng phòng COVID-19 dù đã tiêm chủng đủ liều vắc-xin cơ bảnNgười có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Do đó, một liều vắc-xin bổ sung có thể cải thiện khả năng bảo vệ chống lại COVID-19Việc cung cấp liều vắc-xin bổ sung này có thể giúp bạn có đáp ứng miễn dịch tương tự như nhóm người bình thường khác.Ngoài ra nếu bạn đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V thì bạn cũng cần tiêm bổ sung vắc xin COVID-19.

Lưu ý: Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

2. Loại vắc xin tiêm bổ sung là loại nào?

Bạn sẽ được tiêm loại vắc xin cùng loại với liều cơ bản bạn đã tiêm hoặc vắc xin mRNA. 

3. Khoảng cách tiêm bổ sung vắc xin COVID-19 là bao lâu?

Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

4. Ai cần tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19?

Tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19 áp dụng cho những người đã tiêm chủng đầy đủ liều vắc xin. Việc tiêm liều nhắc lại nhằm tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ cơ thể của các liều cơ bản.

5. Ai thuộc nhóm người cần tiêm nhắc lại hay không?

Bạn thuộc nhóm cần tiêm nhắc nếu có 3 điều kiện sau:Từ 18 tuồi trở lên; Đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung; Đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất được 3 tháng

6. Loại vắc xin được tiêm nhắc lại là loại nào?

Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc-xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA; 

Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin mRNA. 

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc tơ vi-rút [vắc-xin Astrazeneca].

7. Vắc-xin nào được sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại có an toàn không

Vắc-xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 9 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch gồm: AstraZeneca;SputnikV; COVID-19 Vaccine Janssen; Moderna; Pfizer-BioNTech; Vero Cell [Sinopharm]; Hayat - Vax;Abdala;Covaxin.

8. Sau khi mắc COVID-19 thì bao lâu có thể tiêm vắc-xin phòng COVID-19?

Đối với những người đã mắc COVID-19 thì có thể tiêm vắc-xin ngay sau khi hồi phục và đã hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Vì vậy, sau khi khỏi bệnh, bạn hãy thực hiện tiêm vắc-xin ngay khi đến lượt [kể cả liều cơ bản hoặc liều bổ sung hoặc liều nhắc lại].

9. Trường hợp nào chống chỉ định tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Vắc-xin phòng COVID-19 chống chỉ định tiêm đối vớinhững người đã có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 cùng loại [lần trước] hoặc có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

10. Trường hợp nào tạm hoãn tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được trì hoãn tiêm chủng.

11. Làm thế nào để đăng ký tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều bổ sung hoặc nhắc lại?

Nếu bạn đang khám, điều trị tại một cơ sở y tế thì liên hệ cơ sở y tế đó để đăng ký.

Nếu bạn đang làm việc, học tập tại cơ quan, doanh nghiệp, trường học thì đăng ký tại nơi bạn học tập, làm việc. Cơ quan, doanh nghiệp, trường học sẽ chủ động liên hệ Ủy ban nhân dân địa phương để có phương án tiêm chủng cho người lao động, sinh viên.

Ngoài ra người dân, đặc biệt các trường hợp không thể di chuyển đến địa điểm tiêm, cần được hỗ trợ thì có thể thể liên hệ với Tổ trưởng Tổ dân phố, Khu phố, Ấp hoặc Ủy ban nhân dân phường/xã/thị trấn cư trú để đăng ký tiêm vắc-xin.

12. Thành phố có đủ vắc-xin để tiêm bổ sung và nhắc lại?

Hiện nay nguồn cung vắc xin đảm bảo đủ để tiêm cho người dân Thành phố nên bạn yên tâm đăng ký và chờ đến lượt hẹn tiêm.

Tải file PDF tại đây

Lệ Thu, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề