Vai trò của nhà thuốc gpp trong chăm sóc sức khỏe người dân.

Dược sĩ là gì? Vai trò, nhiệm vụ của một dược sĩ nhà thuốc gồm những gì?... là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra mặc dù đây là một trong những ngành nghề khá phổ biến hiện nay do nhu cầu sử dụng dược phẩm của người dân ngày càng cao. Vậy để hiểu hết về ngành nghề này thì hãy cùng PFN tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Vai trò của nhà thuốc gpp trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Dược sĩ nhà thuốc là gì?

1. Dược sĩ là gì?

Nhiều người thường nghĩ rằng sinh viên ngành Dược, sau khi tốt nghiệp sẽ chỉ làm việc tại các nhà thuốc, quầy thuốc tư như hoặc tại các nhà thuốc của bệnh viện, tuy nhiên điều này là sai nhé.

Ngành Dược cũng tương tự như các ngành khác, nó có rất nhiều chuyên ngành khác nhau và làm dược sĩ tại nhà thuốc là một lĩnh vực trong ngành Dược.

Dược sĩ là những người làm việc, làm công tác chuyên môn về ngành dược trong ngành y tế. Dược sĩ là những người tham gia vào quá trình theo dõi diễn biến bệnh của người bệnh sau khi sử dụng thuốc, những phản ứng của cơ thể với thuốc và cũng là người giải thích các kết quả lâm sàng liên quan đến thuốc cho người bệnh.

Thông qua các kết quả xét nghiệm lâm sàng, dược sĩ sẽ kết hợp với các bác sĩ hoặc các nhân viên y tế khác tìm ra phương hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Hiểu theo một cách khác thì dược sĩ là những người hướng dẫn người tiêu dùng, bệnh nhân cách sử dụng thuốc phù hợp, theo dõi những phản ứng của cơ thể của với thuốc. Họ sẽ dựa vào các chuẩn đoán bệnh của bác sĩ để biết rằng, cơ thể bạn đang cần thuốc gì, cần bổ sung gì. Họ cũng chính là người giải đáp thắc mắc y tế cho người dân.

Bên cạnh đó, họ cũng là những người làm việc nghiên cứu về lĩnh vực khoa học sức khỏe, tập trung vào vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Dược sĩ cũng chính là những người làm việc trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu, bào chế những thuốc dành cho các căn bệnh hiểm nghèo.

Vai trò của nhà thuốc gpp trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Dược sĩ là gì? 

2. Vai trò của dược sĩ nhà thuốc

Dược sĩ khi làm việc tại nhà thuốc có các vai trò, nhiệm vụ như sau.

2.1. Tư vấn cho khách hàng

Dược sĩ nhà thuốc là những người được đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học về chuyên ngành dược. Theo quy định của Bộ y tế thì các nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải có khu vực riêng để Dược sĩ tư vấn cho khách hàng, do đó, dược sĩ nhà thuốc đóng một vai trò rất quan trọng trong các nhà thuốc.

Vai trò của dược sĩ nhà thuốc khi tư vấn cho khách hàng gồm:

  • Hướng dẫn cách sử dụng thuốc, đường dùng, liều dùng, thời điểm dùng thuốc trong ngày.
  • Tư vấn về tác dụng của thuốc và các phản ứng không mong muốn cũng như các cách xử trí gặp phải các tác dụng không mong muốn đó.
  • Các vấn đề có thể gặp phải khi phối hợp các thuốc, các chú ý khi ăn uống để tránh gặp phải tương kỵ với thuốc đang sử dụng.
  • Những trường hợp, tình huống mà người bệnh cần đi gặp bác sĩ khi sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, dược sĩ nhà thuốc còn như một tư vấn viên ngành y tế, nhân viên chăm sóc khách hàng của nhà thuốc. Họ sẽ tư vấn và giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với tình trạng của khách hàng nhất.

Tất cả các công việc của dược sĩ nhà thuốc là làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc và đảm bảo an toàn cho người bệnh khi sử dụng thuốc cũng như các sản phẩm chức năng, sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Giúp người bệnh giảm tối đa chi phí điều trị và giúp người bệnh có lối sống lành mạnh hơn.

Ngoài việc tư vấn thuốc cho người bệnh, khi làm việc tại nhà thuốc các dược sĩ còn nhiều nhiệm vụ khác, mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu nhé.

Vai trò của nhà thuốc gpp trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Dược sĩ nhà thuốc - Tư vấn cho khách hàng

2.2. Đặt hàng và quản lý dược phẩm

Các nhà thuốc, quầy thuốc thường nhập sản phẩm dược phẩm tại nhiều nguồn khác nhau, do đó, hạn dùng của sản phẩm cũng khác nhau và số lượng sử dụng của từng sản phẩm tại nhà thuốc cũng khác nhau. 

Vì vậy, các dược sĩ nhà thuốc cần phải kiểm tra hạn dùng của các sản phẩm trước khi đưa cho khách hàng và kiểm tra hạn dùng của các sản phẩm còn lại của nhà thuốc, nắm được số lượng hàng tồn kho,... để nhà thuốc có phương hướng nhập hàng và sử dụng các sản phẩm đó một cách phù hợp.

>> Xem thêm: Thuê bằng dược sĩ nên hay không? – Lời khuyên cho chủ nhà thuốc!

Tất cả các nhà thuốc đề có bộ hồ sơ GPP, các thông tin hướng hướng dẫn của Sở Y tế liên quan đến nhà thuốc. Hầu hết các nhà thuốc đang hoạt động đề đạt GPP, tuy nhiên khi có sự thay đổi về mặt nhân sự, đào tạo thì hồ sơ, các giấy tờ cũng cần phải thay đổi và bổ sung thêm và có những giấy tờ phải thay đổi theo thời gian như đúng quy định của nhà nước.

Hàng năm, Sở Y tế và Phòng Y tế sẽ có những hướng dẫn cụ thể và cập nhật các giấy tờ cũng như đi khảo sát thực tế về các giấy tờ đó. Vì vậy, khi là một dược sĩ nhà thuốc bạn cần nắm rõ được các giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến nhà thuốc cũng như liên quan đến dược sĩ để cập nhật và bổ sung đầy đủ.

Bên cạnh đó, các dược sĩ nhà thuốc cũng cần phải quản lý và cất dữ cẩn thận các loại sổ sách và giấy tờ liên quan đến các đơn hàng nhập thuốc và các sản phẩm không phải nhà thuốc để có thể trình bày khi được các cơ quan có trách nhiệm hỏi đến.

Vai trò của nhà thuốc gpp trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Quản lý hồ sơ là một công việc của dược sĩ nhà thuốc

3. Trách nhiệm của dược sĩ nhà thuốc

Dược sĩ nhà thuốc là một ngành nghề liên quan trực tiếp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân, do đó, khi bạn là một dược sĩ nhà thuốc bạn cần phải có đủ trình độ chuyên môn, được đào tạo để đảm bảo các kiến thức chuyên ngành đê có thể tư vấn thuốc, bệnh tốt nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến các thay đổi về thuốc, về các sản phẩm khác không phải thuốc trong ngành dược để có thể đảm bảo các thông tin mình cung cấp cho khách hàng là chính xác nhất.

Ngoài ra, dược sĩ nhà thuốc khi tư vấn cần có thái độ chuyên nghiệp, niềm nở để khách hàng cảm thấy thoải mái và chia sẻ về các vấn đề của bản thân, giúp công việc tư vấn diễn ra chính xác hơn.

>> Xem thêm khóa học: Đột phá doanh số nhà thuốc

Trên đây là những kiến thức, thông tin có liên quan đến dược sĩ nhà thuốc, vai trò cũng như nhiệm vụ của dược sĩ đối với người bệnh và đối với công việc của mình. Hy vong qua bài viết trên bạn đọc đã có những cái nhìn khác về người dược sĩ nhà thuốc. Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy like và chia sẻ no cho mọi người cùng tìm hiểu nhé.

Mọi thắc mắc của bạn có liên quan đến PFN vui lòng gọi điện đến hotline 0913 356 756 hoặc để lại comment dưới bài viết để được tư vấn ngay nhé.

Những năm gần đây, hệ thống hành nghề y, dược tư nhân (HNYDTN) phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Chính vì vậy, Sở Y tế đã và đang nỗ lực tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, giúp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đồng thời, quản lý, tạo điều kiện cho các cơ sở hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Vai trò của nhà thuốc gpp trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Với nhiều dịch vụ đa dạng, các cơ sở y, dược tư nhân đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.481 cơ sở hành nghề y tư nhân (trong đó có 17 bệnh viện tư nhân, 66 phòng khám đa khoa, 805 phòng khám chuyên khoa, 499 phòng khám y học cổ truyền, 94 cơ sở dịch vụ y tế); 3.145 cơ sở kinh doanh dược (trong đó 106 cơ sở bán buôn, 485 nhà thuốc GPP, 2.468 quầy thuốc GPP, 4 cơ sở bán buôn dược liệu và 82 cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc cổ truyền) và có 4 tủ thuốc trạm y tế. Nhìn chung, các cơ sở HNYDTN trên địa bàn tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động khám, chữa bệnh, thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Hệ thống y tế tư nhân trong tỉnh hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, với hạ tầng khang trang cùng các trang thiết bị y tế hiện đại và có chất lượng dịch vụ tương đối cao đã cùng y tế công lập nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 27-4-2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn, Sở Y tế đã ban hành các kế hoạch, công văn hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và nâng cao vai trò trách nhiệm tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập; tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và UBND cấp huyện thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-UBND của UBND tỉnh; rà soát, thống kê trên địa bàn toàn tỉnh và gửi thông báo danh sách gồm 151 cơ sở khám, chữa bệnh không phép đến UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm tăng cường sự chỉ đạo đối với phòng y tế và các đơn vị liên quan trong công tác quản lý hành nghề y, dược. Đặc biệt, xử lý dứt điểm các cơ sở khám, chữa bệnh không phép trên địa bàn. Năm 2021, Sở Y tế phối hợp với UBND TP Thanh Hóa tổ chức kiểm tra đột xuất 2 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 220 triệu đồng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với 1 cá nhân trong thời gian 2 tháng, 1 cá nhân trong thời gian 22 tháng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đối 1 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần 1 trong thời gian 2 tháng, lần 2 trong thời gian 3 tháng; xử lý vi phạm 1 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ với số tiền 45 triệu đồng. Phối hợp với UBND các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Thường Xuân xử lý dứt điểm cơ sở không phép trên địa bàn huyện; phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn, xử lý nghiêm các vi phạm, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật. Phối hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh xử lý 9 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vi phạm khi thanh toán quỹ BHYT số tiền 24,4 triệu đồng. Phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm 23 cơ sở số tiền 145 triệu đồng. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược đối với 1 cá nhân trong thời gian 4 tháng... UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức kiểm tra 428 cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh và 521 cơ sở hành nghề dược, xử phạt vi phạm hành chính 215 triệu đồng với các nội dung vi phạm là cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở dịch vụ y tế hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố đủ điều kiện hoạt động; biển hiệu của cơ sở không đúng với quy định; sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề; bán thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hành nghề không đảm bảo điều kiện về nhân lực; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép; không công khai bảng giá dịch vụ; một số cơ sở, người phụ trách chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế theo quy định của pháp luật; lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không đúng với người bệnh; chưa thường xuyên cập nhật số liệu xuất, nhập thuốc lên Hệ thống dữ liệu dược quốc gia...

Sở Y tế tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức trong việc cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hành nghề y, dược ngoài công lập. Thực hiện tốt việc giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, chính xác, đúng quy định của pháp luật; đã cấp 18.211 chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, 1.489 giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập; 6.322 chứng chỉ hành nghề dược; 3.145 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; 2.953 giấy chứng nhận thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP); 106 giấy chứng nhận thực hành tốt phân phối thuốc.

Ông Bùi Hồng Thủy, Trưởng Phòng Quản lý HNYDTN, Sở Y tế, cho biết: Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về HNYDTN, sở tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến y tế tư nhân, nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, của người dân trong giám sát công tác khám, chữa bệnh, hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân. Bên cạnh đó, tiến hành kiện toàn, nâng cao năng lực, chất lượng thanh, kiểm tra và kiên quyết thực thi chế tài xử lý vi phạm, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương trong khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cơ sở y tế, người hành nghề y, dược và người dân. Đặc biệt, ngành y tế khuyến khích Nhân dân cùng giám sát, phát hiện các sai phạm của các cơ sở y, dược tư nhân để có phương án xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân.

Bài và ảnh: Hà Bắc