Vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của mỹ lệ, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền tây tây tiến

Đoạn văn trên thuộc kiểu câu nào [Ngữ văn - Lớp 8]

2 trả lời

Nêu cảm nghỉ về nhân vật trong bài Giông Tố [Ngữ văn - Lớp 8]

1 trả lời

Đề bài

Cảm nhận về vẻ đẹp thơ mộng của cảnh và người miền Tây Bắc trong bài Tây Tiến.

Lời giải chi tiết

   Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông. Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ. Có thể nói, tinh hoa của hồn thơ Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ miêu tả cảnh đêm liên hoan và cảnh mộng mơ trên những con sông miền Tây.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

.....

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

     Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ “Mây đầu ô” [xuất bản năm 1986] nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc. Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác. Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều học sinh, sinh viên, trong đó có Quang Dũng. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Lúc đầu, nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ, hồi ức, kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ. Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, tha thiết.

     Bài thơ được tác giả chia thành 4 đoạn. Đoạn 1 bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ. Đoạn 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. Đoạn 3 tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến. Đoạn 4 là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. Toàn bài thơ in đậm dấu ấn tài hoa, lãng mạn, phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng. Với tài năng và tâm hồn ấy, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, mĩ lệ.

    Trong miền kí ức của Quang Dũng không chỉ có những ngày tháng gian khổ với đèo cao, mưa rừng, thú dữ, sương phủ mà còn có cả ánh sáng hội hè của những đêm liên hoan tưng bừng và những buổi chiều êm ả , mông lung. Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của miền Tây:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoaKìa em xiêm áo tự bao giờKhèn lên man điệu , nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

    Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất thơ mộng . Từ “bừng lên” kết hợp với hình ảnh đẹp “ đuốc hoa” miêu tả không khí sôi nổi , cả doanh trại bừng sáng , lung linh ánh lửa đuốc khi đêm văn nghệ bắt đầu . Tiếng reo “kìa em xiêm áo tự bao giờ” thể hiện sự ngỡ ngàng , ngạc nhiên , say mê , vui sướng của các anh lính Tây Tiến trước vẻ lộng lẫy bất ngờ của các cô gái nơi núi rừng . Các cô gái chính là trung tâm , là linh hồn của đêm hội có vẻ đẹp e thẹn , tình tứ , mềm mại , duyên dáng trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ “ man điệu” đã thu hút hồn vía của các chàng trai Tây Tiến . Không khí của đêm liên hoan còn ngây ngất hơn bởi tiếng khèn rạo rực , réo rắt khiến cho cả con người , cảnh vật như bốc men say , trở nên phong phú , sinh động như muốn “ xây hồn thơ” lãng mạn.  Đây cũng chính là tâm hồn hào hoa , tinh tế của Quang Dũng .

    Nếu cảnh đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí háo hức thì cảnh sông nước miền Tây lại gợi lên cảm giác mênh mang, mờ ảo :

“ Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa .”

    Ngòi bút của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Những hình ảnh “chiều sương ấy”, “hồn lau”, “nẻo bến bờ”, “hoa đong đưa” kết hợp với cách hỏi “có thấy”, “ có nhớ” mở ra một khung cảnh buổi chiều sương trong kí ức. Sương mờ giăng mắc khắp không gian, bến bờ lặng lẽ hoang dại, trên sông xuất hiện một dáng người mềm mại, uyển chuyển của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc, những bông hoa rừng đong đưa làm duyên tronng dòng nước. Cảnh như có hồn, có sự thiêng liêng của núi rừng, đậm màu sắc cổ tích và huyền thoại. Qua những nét vẽ hư ảo trên, ta như thấy trước mắt mình một bức tranh sơn thuỷ hữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, tài hoa, vô cùng yêu mến, gắn bó với mảnh đất miền Tây - tâm hồn Quang Dũng. Đồng thời ta cũng cảm nhận được tâm hồn rung động của các chiến sĩ Tây Tiến trước cái đẹp.

     Trong hai đoạn thơ sau, nhà thơ không miêu tả cảnh thiên nhiên nữa mà tập trung vào khắc hoạ chân dung người lính tây tiến và nỗi nhớ miền tây bằng những nét vẽ khoẻ khoắn, mạnh bạo, gân guốc đạm chất bi tráng.

    Tám câu thơ của khổ hai đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên, con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình. Chất nhạc, chất hoạ, chất mơ mộng hoà quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp. Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, tinh tế, uyển chuyển. Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ.

Loigiaihay.com

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến qua bài thơ cùng tên của Quang Dũng để thấy hình tượng núi rừng Tây bắc hoang sơ mà hùng vĩ diễm lệ. Bên cạnh đó còn là nỗi nhớ thương da diết cháy bỏng về đồng đội Tây Tiến hào hoa kiêu dũng trong tâm tưởng của nhà thơ… Những vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến sẽ được tìm thấy rõ nét và đầy đủ qua bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN, cùng tìm hiểu nhé!. 

Mở bài: Trong những sáng tác văn học, thiên nhiên vốn là một trong những yếu tố quan trọng và là đối tượng để các nhà văn nhà thơ có thể bộc lộ được tài năng và tình cảm của mình. Đứng trước thiên nhiên, những tâm hồn nghệ sĩ hẳn sẽ có những rung cảm để từ đó những dòng họ viết nên không chỉ nhằm mục đích khắc họa miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên đất trời mà còn phần nào gửi gắm tình cảm của mình đối với những vùng đất luôn hiện hữu trong tâm tưởng. Đối với bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, người đọc cũng sẽ thấy hiển hiện trong đó những vẻ đẹp đầy ấn tượng của thiên nhiên vùng Tây Bắc.

Tìm hiểu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến

Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến hiện lên trong bài thơ được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trước tiên, người đọc cần nắm được những thông tin cơ bản về nhà thơ cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 

Những thông tin về nhà thơ Quang Dũng

Nhà thơ Quang Dũng sinh năm 1922 và mất năm 1988, quê ở Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Tây [nay là Hà Nội]. Ngay từ khi còn là một chàng trai Hà thành, Quang Dũng đã nguyện một lòng theo đuổi lí tưởng cách mạng. Chính vì vậy, ông đã xung phong vào chiến trường trong tâm thế của một người chiến sĩ sẵn sàng đối mặt với những thử thách, gian nguy. 

Chính trong quá trình làm nhiệm vụ của một anh bộ đội, Quang Dũng đã có những trải nghiệm quý báu để có được những năng khiếu khác của mình như vẽ tranh, soạn nhạc… Từ một người trai trẻ say sưa với bút nghiên, sách vở, Quang Dũng bước vào hàng ngũ của người chiến sĩ với tinh thần hăm hở và đồng thời cũng trở thành một nhà thơ rất đỗi hào hoa, lịch thiệp. 

Tinh thần phơi phới và những trăn trở của mình trong những năm tháng dài chiến đấu, nhà thơ – chiến sĩ ấy sẽ gửi hết vào trong một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: “Rừng biển quê hương” [1957], “Đường lên Châu Thuận” [1964], “Rừng về xuôi” [1968], “Mây đầu ô” [1986]. Về sau, những sáng tác mà Quang Dũng đóng góp vào sự nghiệp văn học nước nhà đã giúp ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến

Bài thơ “Tây Tiến” ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt và gắn với với những kỉ niệm rất sâu đậm của Quang Dũng với đoàn binh có tên gọi Tây Tiến. Đoàn binh của Quang Dũng được thành lập vào năm 1947 và được giao nhiệm vụ cùng với bộ đội nước bạn Lào bảo vệ biên giới Việt Lào trong thời điểm thực dân Pháp mở đợt tấn công mạnh mẽ ở vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam và vùng Thượng Lào. 

Đồng đội của Quang Dũng phần lớn cũng là những học sinh, sinh viên Hà Nội như ông. Do vậy, trong họ luôn có sự sôi nổi, tinh thần nhiệt thành của sức trẻ. Khi trở thành những anh bộ đội, và nhất là trong hoàn cảnh phải đóng quân ở một nơi có địa hình vô cùng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt và điều kiện sinh hoạt thiếu thốn ở Tây Bắc, những người trai ấy vẫn không tỏ ra nản lòng, ái ngại mà ngược lại vẫn luôn yêu đời, lạc quan trong cuộc sống và anh dũng, kiên cường trong chiến đấu. 

Đồng hành cùng những người đồng chí trong một khoảng thời gian và cùng nhau hành quân trên địa bàn rộng lớn của các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Thanh Hóa và cả Sầm Nưa [Lào], Quang Dũng đã có rất nhiều những kỉ niệm bên đồng đội của mình. Chính những kỉ niệm đó là nguồn cảm hứng dạt dào để nhà thơ có thể viết nên những dòng thơ để bày tỏ nỗi nhớ về đơn vị cũ khi ông đã chuyển công tác. Bài thơ “Tây Tiến” ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến” và được in trong tập “Mây đầu ô” [năm 1986].

Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến trong bài thơ của Quang Dũng

Khi cảm nhận về tác phẩm, ta thấy vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến hiện lên với hình ảnh với những núi rừng hùng vĩ và hoang sơ, thơ mộng và trữ tình… 

Thiên nhiên núi rừng hoang sơ và hùng vĩ

Bằng những cái tên cụ thể của từng địa danh, Quang Dũng không chỉ gợi nhắc những nơi đã để lại trong ông nhiều ấn tượng sâu sắc mà trước hết có lẽ là những ấn tượng về một vùng thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ. Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến ấy đã bao lần làm xao xuyến tâm hồn những người chiến sĩ trên bước đường hành quân:

 “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Làn sương dày đặc, màn đêm hơi lạnh giá nơi núi rừng Sài Khao, Mường Lát đã gây ra rất nhiều những trở ngại, khó khăn đối với những người lính. Trên chặng đường hành quân vạn lí, đoàn quân đã “mỏi”  hay sự bất lợi của điều kiện thiên nhiên càng làm cho sự mỏi mệt ấy thêm trĩu nặng. Tuy nhiên, sương phủ, đêm lạnh chưa phải là tất cả những khó khăn mà người lính Tây Tiến phải vượt qua mà họ còn phải đối diện với địa hình trắc trở, gập ghềnh của núi rừng Tây Bắc:

 “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

Những câu thơ đã tạo nên vẻ trùng điệp đầy hiểm trở của núi rừng. Bên trên làn sương giăng kín là sự tiếp nối của “dốc thăm thẳm”, bủa vây người lính không chỉ là màn đêm đầy hơi lạnh mà còn là sự hiểm nguy của vực sâu. Trải qua hành trình “ngàn thước lên cao”, tưởng chừng đã có lúc mũi súng của người lính như chạm tới cả độ cao của vùng núi non bốn mùa mây phủ qua hình ảnh “súng ngửi trời” rất đặc sắc của nhà thơ. 

Lên đến đỉnh cao vời vợi thì cũng là lúc bên dưới chân họ hiện ra sự thăm thẳm của vực sâu. Khi phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến, ta thấy câu thơ “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” với nhịp thơ 4/3 đã tạo nên cảm giác như con đường hành quân của người lính bị ngắt đôi giữa một bên là núi rừng ngút ngàn và một bên là vực sâu hun hút. Chính điều đó càng diễn tả sự chênh vênh, cheo leo của nơi có địa hình không chỉ vừa “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, mà còn “hun hút”“lên” “xuống” gập ghềnh. 

Nhưng thách thức với người lính cũng không dừng lại ở đây, phía trước họ còn có cả sự rợn ngợp của núi rừng và hiểm nguy của thú dữ:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ đã khiến cho người lính phải đương đầu với biết bao thách thức, gian nguy nhưng với họ sự hoang sơ, hùng vĩ thậm chí là dữ dội, rợn ngợp ấy của thiên nhiên đất trời đôi khi lại tạo cho cơ hội rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm của bản thân.

Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến thơ mộng và trữ tình    

Tuy hùng vĩ, dữ dội là những đặc tính đặc trưng của miền Tây Bắc nhưng đã có lúc vùng đất này lại xuất hiện trên dòng viết của Quang Dũng với những nét vẽ hết sức thơ mộng, trữ tình:

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Khi phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến, ta thấy cảnh mưa xa xa nơi Pha Luông mà người lính có dịp dừng chân lại phóng tầm mắt để cảm nhận lại là giây phút họ có thể lắng lòng mình lại sau những mỏi mệt của đèo cao, thác dữ. Chính lúc này, họ có thể nhẹ nhõm đắm mình để tìm về cảm giác thân thương nhờ những mái nhà xa xa, biết đâu những lúc như vậy, hình ảnh quê nhà lại tìm về để rồi họ có thêm động lực để tiếp bước hành quân. 

Cảm giác về vùng đất Tây Bắc thơ mộng còn gợi nên qua hình ảnh:“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Đóa hoa trong đêm hơi có thể gợi rất nhiều những liên tưởng. Đó có thể là đóa hoa thật đang hé mở trong đêm sương, có khi là hoa đuốc soi sáng con đường hành quân nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp là hình ảnh của nàng thơ nào đó trong tâm trí người lính trẻ. Dù thể hiện ý nghĩa nào thì có lẽ hình ảnh tươi đẹp ấy cũng là một cách xoa dịu đi những mỏi mệt, vất vả, thể hiện chút bay bổng, lãng mạn của những người chiến sĩ trên đường hành quân.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Chỉ với bốn câu thơ nhưng khung cảnh của một miền sông nước huyền ảo, nhẹ nhàng đã làm dâng lên trong lòng người đọc cảm giác mênh mang, xao xuyến… Không gian hiện hữu trong sự hài hòa của cảnh vật và con người. Nếu như con người xuất hiện với sự duyên dáng trên chiếc thuyền “độc mộc” xinh xinh là điểm nhấn của bức tranh thì ngọn lau trên bãi bờ và cánh hoa “đong đưa” dưới dòng nước lại điểm tô thêm cho bức tranh sự sinh động bởi những sự vật ấy như cũng có linh hồn riêng của nó. Cái hồn của cảnh ấy và người ấy chính là một trong những yếu tố quan trọng góp vào bức tranh thiên nhiên Tây Bắc nét vẽ trữ tình, thơ mộng.

Hành trình của người lính với vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến

Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến cá tính là thế nhưng luôn đồng hành cũng mọi nẻo đường hành quân của họ. Ngay đến khi họ trở về với đất mẹ yêu thương, thiên nhiên nơi đây cũng tiễn các anh đi bằng tiếng gầm vang vọng cả đất trời:

 “Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Khúc độc hành vang lên như một lời chào tưởng niệm. Từng ngọn núi, con dốc của vùng đất này dường như đã in dấu lại bước chân người lính. Có thể khoảng thời gian họ sống và công tác tại nơi đây chưa phải là dài nhưng cũng đủ để gọi là kỉ niệm. Đó là kỉ niệm về một xứ sở có núi rừng hùng vĩ, có mây sương giăng kín, có thú dữ và cả thác cao. Và sự hùng vĩ, hoang sơ ấy không chỉ hiện lên trong những hình ảnh của sự vật mà còn thể hiện qua âm thanh vang dội của núi sông hùng thiêng trong giây phút tạ từ người chiến sĩ.

Núi rừng Tây Bắc in hằn bước chân những người lính, ngày ra đi họ đã có những dự cảm về mất mát, hi sinh nhưng có biết đâu mối duyên với vùng đất này giúp họ gắn bó với nó trong phút chia phôi:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Tây Tiến là nơi những người trai trẻ Hà thành bắt đầu cuộc hành trình chinh phục lí tưởng cao đẹp nhưng đồng thời cũng là nơi họ nằm lại. Câu thơ “hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” như thể hiện sự gắn bó đến phút cuối như để trọn vẹn nghĩa tình với vùng đất này. 

Tuy nhiên việc về với đất không phải là dấu chấm kết thúc cho con đường chiến đấu mà sự hi sinh của người lính ấy sẽ tạo động lực cho những người đồng đội của anh có thể tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ dang dở của cả đoàn binh. Và khi phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến, ta thấy có một sự thật là dù cho họ hi sinh nhưng tâm hồn và lí tưởng cao đẹp của họ vẫn còn mãi với núi sông đất trời và trong lòng những người ở lại…

Nhận xét khi phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến

Thiên nhiên Tây Tiến trong bài thơ đã được hiện hữu thông qua những từ ngữ đặc tả độc đáo, cách ngắt nhịp đặc sắc và cả những hình ảnh giàu sức gợi. Nhờ việc sử dụng những phương diện nghệ thuật ấy mà Quang Dũng đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp đầy ấn tượng của thiên nhiên Tây Bắc. Đó không chỉ là vẻ đẹp của sự hùng vĩ, hoang sơ, mĩ lệ, trữ tình mà còn là vẻ đẹp mang tính gắn kết giữa cảnh vật và người lính trên bước đường hành quân.

Kết bài: Tóm lại, thông qua việc khắc họa một bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ, mĩ lệ nhưng lại vô cùng thơ mộng, tác giả đã làm nổi bật lên vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ gốc Hà thành ấy là sự kết tinh của ý chí, lòng quyết tâm và cả tinh thần lạc quan, tâm hồn lãng mạn, hào hoa.

Dàn ý phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến của Quang Dũng

Để giúp bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến cũng như giá trị của tác phẩm, dưới đây DINHNGHIA.VN sẽ khái quát lập dàn ý vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến. 

Mở bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến

  • Giới thiệu những nét chính về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
  • Có thể đi từ đề tài thiên nhiên trong thi ca nghệ thuật xưa nay, tiếp tục dẫn vào phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Thân bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến 

  • Hùng vĩ và hoang sơ là nét đẹp đầu tiên của núi rừng miền Tây.
  • Trữ tình và thơ mộng cũng là điểm nổi bật trong vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến.
  • Hành trình của người lính gắn bó với vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây. 

Kết bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến 

  • Khái quát lại những nét chính trong bài viết khi tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến. 
  • Bày tỏ suy nghĩ của bản thân khi cảm nhận và phân tích vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây trong tác phẩm của Quang Dũng. 

Như vậy bài thơ tây tiến của tác giả Quang Dũng đã khắc họa thành công một thiên nhiên miền Tây hoang sơ hùng vĩ nhưng cũng không kém phần lãng mạn và mĩ lệ. Nhà thơ Quang Dũng như đã tạc vào tâm hồn độc giả bao thế hệ về vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến trong tình cảm yêu mến thiết tha. 

Bài viết trên đây về chủ đề vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu có bất cứ câu hỏi hay đóng góp gì cho nội dung vẻ đẹp thiên nhiên Tây Tiến, đừng quên để lại trong nhận xét bên dưới nhé. Chúc bạn luôn thành công!.

Xem thêm:

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ Đề