Ví dụ về Khẳng định tính chân thực của sự việc

Thông thường khi giao tiếp, những câu nói, trò chuyện của mà chúng ta nói thì người nghe đều hiểu và cảm nhận được. Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng quát, hiểu được nghĩa của câu trọn vẹn và khoa học nhất hãy cùng thuvienkhoahocvn tìm hiểu qua bài soạn văn – Nghĩa của câu nha.

I. Hai thành phần nghĩa của câu

Một câu thường có 2 nghĩa là nghĩa tình thái và nghĩa sự việc và 2 nghĩa này hòa quyện, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp người đọc, người nghe dễ dàng hiểu rõ thông điệp mà người nói muốn truyền đạt cho người nghe.

II. Nghĩa sự việc là gì?

1. Khái niệm

Nghĩa sự việc hay còn gọi là nghĩa mệnh đề, nghĩa biểu hiện là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến ở trong câu. Tức là trong câu đề cập đến sự việc gì thì nghĩa của câu sẽ tương ứng với sự việc đó.

Lưu ý: Sự việc là những sự kiện, hiện tượng, hoạt động xảy ra trong đời sống được nhận thức.

Một số sự việc tạo thành nghĩa sự việc trong câu gồm: Hành động, quan hệ, sự tồn tại, tư thế, quá trình, trạng thái -tính chất- đặc điểm.

2. Một số loại câu biểu hiện nghĩa sự việc

A. Câu biểu hiện hành động

Sử dụng các động từ diễn tả hành động [chạy, nhảy, thả, buộc…] kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Mong muốn của của mình là được chạy trên bờ cát trắng và nắng vàng.

B. Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

Sử dụng các tính từ, từ ngữ miêu tả [ vui, buồn, giận, hờn, lớn – nhỏ, cao – thấp] kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Một cành củi khô, nhỏ bé giữa dòng trôi vô tận khiến bức tranh thiên nhiên tràng giang thấm đẫm nỗi buồn.

C. Câu biểu hiện quá trình

Sử dụng từ ngữ biểu hiện quá trình [ đưa, tiễn…] với thành phần câu.

Ví dụ: Tôi tiễn anh lên đường, chiều hôm nay mưa nhiều quá.

D. Câu biểu hiện tư thế

Sử dụng các từ biểu hiện tư thế [ ngồi, đứng, quỳ, chênh vênh…] với thành phần câu.

Ví dụ: Khi về hưu Nguyễn Công Trứ vẫn vẫn ngất ngưởng cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa tiêu dao đây đó.

E. Câu biểu hiện sự tồn tại

Sử dụng các động từ tồn tại [ còn, mất, hết…] kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử – hết cơm, hết gạo, hết ông tôi.

F. Câu biểu hiện quan hệ

Sử dụng từ biểu hiện quan hệ [ là, của, như, để, do…] kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang đã trở thành điểm du lịch độc đáo.

Từ ngữ tham gia biểu hiện nghĩa sự việc thường đóng các vai trò gồm:

  • Chủ ngữ hoặc vị ngữ.
  • Trạng ngữ, khởi ngữ hay các thành phần phụ khác.

III Nghĩa tình thái là gì?

1. Khái niệm

Nghĩa tình thái là sự nhìn nhận, đánh giá thái độ của người nói với sự việc kết hợp với tình cảm, thái độ của người nói với người nghe.

2. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc

A. Khẳng định tính chân thực của sự việc

Các từ ngữ biểu hiện gồm: sự thật là, quả là, đúng là, chắc chắn…

Ví dụ: Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

B. Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp

Gồm các từ như chắc chắn là, hình như, có lẻ, có thể, hình như…

Ví dụ: Mặt trời chắc đã lên cao và nắng lên ngoài chắc là rực rỡ.

C. Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phiên diện nào đó của sự việc.

Có các từ như đến, có đến, hơn, chỉ là, cũng là…

Ví dụ: Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.

D. Đánh giá về sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.

Gồm các từ như giá mà, có lẻ, giá như…

Ví dụ: giá như hôm nay trời nắng thì mình được đi chơi rồi.

E. Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.

Các từ ngữ biểu hiện: không thể, phải, cần, nhất định…

Ví dụ: Tao không thể là người lương thiện nữa [ Chí Phèo – Nam Cao]

3. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe

A. Tình cảm thân mật, gần gũi

Các từ biểu hiện: mà, nhỉ, nhé, à, ơi…

Ví dụ: Em thắp đèn lên chị Liên nhé [ Hai đứa trẻ – Thạch Lam]

B. Thái độ bực tức, hách dịch

Các từ biểu hiện: kệ mày, mặc xác mày…

Ví dụ: Kệ mày, mày muốn làm gì thì làm.

C. Thái độ kính cẩn

Gồm các từ như à, bẩm, dạ, thưa…

Ví dụ: Thưa ông, có khách đến nhà chơi

Kết luận: Để câu nói, đoạn văn thêm phần sinh động, người đọc, người nghe dễ dàng hiểu điều mình đang nói thì các bạn cần nắm rõ nghĩa của câu là gì trước nha.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Hai thành phần nghĩa của câu

- Nghĩa sự việc

+ Khái niệm [Xem ở phần ghi nhớ]

+ Một số câu biểu hiện nghĩa sự việc

• Câu biểu hiện hành động

• Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

• Câu biểu hiện quá trình

• Câu biểu hiện tư thế

• Câu biểu hiện quan hệ

- Nghĩa tình thái

+ Khái niệm [xem ở phần nghi nhớ]

+ Nghĩa này là một lĩnh vực phức tạp, các em lưu ý hai trường hợp:

• Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu [phỏng đoán, khẳng định, đánh giá…].

• Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe [kính cẩn, thân mật, hách dịch…]

Bài 1: Sắp xếp các từ sau: sự thật là, chắc là, hẳn là, ắt là, quả thật, hình như, khoảng chừng, có đến [vài chục nghìn], chỉ...là cùng, toan, sẽ, để xem [như thế nào], giả sử, chắc chắn là, nhất định, chắc, rõ ràng là, phải theo sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu, bao gồm:

a. Khẳng định tính chân thực của sự việc;

b. Phỏng đoán sự việc;

c. Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc;

d. Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra;

e. Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.

Trả lời:

a b c d e

Sự thật là,

Quả thật,

Rõ ràng là,

Chắc chắn là

Chắc là,

Hẳn là,

ắt là,

hình như,

chắc.

Khoảng chừng,

Có đến [vài chục ngàn],

Chỉ...là cùng.

Toan,

Sẽ,

Để xem [như thế nào],

Giả sử.

Nhất định,

Phải

Bài 2: Sắp xếp các ngữ liệu sau theo đúng nghĩa biểu hiện hành động, biểu hiện quá trình, biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm, biểu hiện tư thế, biểu hiện sự tồn tại, biểu hiện quan hệ.

a. Gia – ve tiến vào giữa phòng và hét lên.

b. Chẳng có ai ngoài bà xơ và ông thị trưởng

c. Cầu thang khá cao

d. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

e. Giống như Đác – uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.

f. Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

g. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

h. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

i. Giữa đường thất bảo ngồi trên một bà

Trả lời

Biểu hiện hành độngBiểu hiện quá trình Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm Biểu hiện tư thế Biểu hiện sự tồn tại Biểu hiện quan hệ
a h c, g i b, d e, f

Bài 3: Hãy chỉ ra sự khác biệt về nghĩa tình thái của các câu sau đây:

a.

- Trời mưa mất!

- Trời mưa chắc?

b.

- Xong rồi nhỉ!

- Xong rồi mà!

Trả lời:

Ý nghĩa các từ tình thái thường gắn với một câu nói cụ thể:

a.

- Trong “trời mưa mất!”, từ mất phỏng đoán về một nguy cơ hầu như chắc chắn xảy ra. Mất đánh giá hàm ý tiêu cực nên không thể đi vưới các trường hợp tích cực. Trong câu này , thái độ của người phát ngôn là không muốn, không mong đợi việc trời mưa.

- Trong “Trời mưa chắc”?, từ chắc phỏng đoán về một sự việc mà người nói còn nửa tin nửa ngờ. Đây là một câu hỏi nhằm khẳng định vấn đề trời có mưa hay không?

b.

- Trong “Xong rồi nhỉ!”, từ nhỉ có sắc thái thân mật, hàm ý người nói hầu như tin chắc vào nhận định của mình và có ý chờ đợi một sự đồng tình của người nghe về nhận định ấy.

- Trong “Xong rồi mà!”, từ mà khẳng định một sự việc để đáp lại một thái độ nghi ngại.

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ ngữ: hình như , có thể, hẳn, lẽ nào, họa chăng, điền vào chỗ trống trong câu sau:

Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài,...không phải là kẻ xấu hay vô tình.

Trả lời:

Chọn từ hẳn vì từ ày biểu hiện nghĩa tình thái khẳng định, nhấn mạnh những phẩm chất tốt.

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 11 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề