Tại sao điện thoại bị nóng máy

Điện thoại bị nóng, hết pin nhanh mà không rõ nguyên nhân là một trong những tình trạng khiến nhiều người dùng không khỏi lo lắng. Hãy tham khảo cách khắc phục máy điện thoại bị nóng và nhanh hết pin dưới đây nhé!

Tại sao điện thoại bị nóng?

Một số nguyên nhân lý giải tại sao điện thoại iPhone bị nóng, nhanh hết pin như:

- Điện thoại đã sử dụng trong thời gian dài khiến pin bị nóng lên.

- Do sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng trên điện thoại dẫn đến quá tải.

- Do vừa sạc pin vừa dùng điện thoại.

- Ứng dụng, phần mềm trên điện thoại đã lỗi thời, tiêu tốn nhiều tài nguyên máy hơn.

- Người dùng đang sử dụng điện thoại gần nơi có nhiệt độ cao như dưới trời nắng,...

Dấu hiệu nhận biết điện thoại bị nóng

Dấu hiệu điện thoại iPhone bị nóng khá dễ dàng thông qua cảm nhận nhiệt độ trên thân máy tăng cao [trên 30 độ C] bằng tay. Một số phần mềm điện thoại báo thiết bị quá nóng cũng có thể được sử dụng để nhận biết tình trạng này. Nếu điện thoại bị nóng lên bất thường khi đang sử dụng hoặc đang sạc pin đều rất nguy hiểm, thậm chí khi nhiệt độ quá cao có thể phát nổ.

Làm gì khi điện thoại bị nóng, nhanh hết pin?

Dưới đây là một số giải pháp hỗ trợ người dùng khi điện thoại bị nóng phải làm sao dành cho bạn tham khảo và áp dụng phù hợp.

1. Giữ độ sáng màn hình ở mức vừa phải

Việc để độ sáng màn hình quá cao khiến điện thoại hết pin và nóng lên nhanh chóng. Do vậy, tốt nhất người dùng nên để độ sáng màn hình điện thoại ở mức 30 - 40%.

2. Kiểm tra các ứng dụng đang gặp lỗi

Các ứng dụng trên điện thoại bị lỗi có thể khiến máy bị nóng lên. Khi đó, bạn hãy xóa ứng dụng lỗi và cài đặt hoặc cập nhật lại phiên bản mới nhất để tăng tuổi thọ pin và thiết bị.

3. Tắt ứng dụng chạy ngầm, tắt ứng dụng không cần thiết

Điện thoại nhanh nóng có thể do đang mở quá nhiều ứng dụng hay chạy tác vụ đa nhiệm. Do vậy, hãy tắt các ứng dụng đang chạy nền không cần thiết trên máy để tiết kiệm pin.

4. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Ánh nắng mặt trời là một nguồn nhiệt nên khi chiếu trực tiếp vào điện thoại sẽ khiến máy nóng lên nhanh chóng. Hãy hạn chế sử dụng điện thoại của mình dưới trời nắng nóng nhé.

5. Không chơi game trong thời gian dài

Tình trạng điện thoại chơi game bị nóng máy do phải hoạt động ở mức công suất cao, dẫn đến quá tải và nhanh nóng mát hơn bình thường. Nên chơi game trong khoảng thời gian phù hợp để điện thoại có thể nghỉ ngơi và làm mát, kéo dài tuổi thọ pin tốt hơn.

6. Điện thoại bị nóng khi sạc

Nguyên nhân khi sạc điện thoại bị nóng có thể do: Người dùng sử dụng sạc nhanh, dùng ốp khi sạc, hoặc do vừa sạc vừa dùng điện thoại để chơi game, xem phim, sử dụng sạc không chính hãng… Cách khắc phục tình trạng này có thể tham khảo như: Tháo ốp lưng khi sạc điện thoại, tắt nguồn điện thoại khi sạc, sử dụng dây sạc chuẩn chính hãng.

7. Khởi động lại thiết bị

Điện thoại sử dụng sau một thời gian người dùng nên khởi động lại để giải phóng dung lượng RAM, tránh bị quá tải và nóng máy, đồng thời giúp máy chạy nhanh hơn.

8. Tạm ngưng sử dụng máy ảnh

Khi dùng camera điện thoại để chụp ảnh hoặc quay phim lâu sẽ khiến máy bị nóng nên, đặc biệt khi quay chụp hình ảnh có độ phân giải cao. Cách làm mát máy nhanh nhất lúc này là tạm dừng sử dụng máy ảnh để máy trở về nhiệt độ bình thường trước khi dùng tiếp.

9. Cập nhật hệ điều hành mới nhất cho thiết bị

Điện thoại chạy trên hệ điều hành cũ, lỗi thời sẽ giảm khả năng xử lý dữ liệu, khiến tốn nhiều thời gian, năng lượng và máy cũng nóng nhanh hơn. Do vậy, người dùng hãy chú ý cập nhật hệ điều hành Android và iOS thường xuyên để máy luôn hoạt động tốt nhất.

10. Hạn chế sử dụng ốp

Ốp lưng là món phụ kiện giúp bảo vệ điện thoại, chống va đập, trầy xước hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế của ốp lưng là khiến điện thoại nhanh bị nóng nếu sử dụng trong thời gian dài do nhiệt lượng không thể thoát ra. Việc tháo ốp lưng điện thoại là cần thiết bị sạc pin, chơi game hay sử dụng điện thoại tần suất cao.

11. Giảm sử dụng mạng, Bluetooth khi không cần thiết

Điện thoại iPhone bị nóng và tắt nguồn có thể do người dùng đang sử dụng các kết nối Wifi, 3G/4G hoặc Bluetooth liên tục, dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng khi không cần thiết. Do đó, hãy ngắt các kết nối không dây không cần thiết để tiết kiệm năng lượng và kéo dài thời gian sử dụng điện thoại, tránh nóng máy.Hy vọng với những thủ thuật hướng dẫn cách xử lý điện thoại bị nóng trên đây có thể giúp ích được người dùng khi sử dụng thiết bị an toàn và hiệu quả nhất nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nếu như bạn đang nghi ngờ điện thoại của mình trở nên nóng bất thường, thì các biện pháp khắc phục điện thoại bị nóng dưới đây sẽ là những gợi ý mà bạn có thể lựa chọn sử dụng cho thiết bị của mình mỗi khi cảm thấy nhiệt độ thiết bị tăng cao.

Điện thoại bị nóng là một trong những hiện tượng vô cùng nguy hiểm tới người sử dụng cũng như bản thân các thiết bị điện tử này. Một trong những hậu quả của hiện tưởng này đó chính là dẫn tới việc điện thoại bị chai pin, sập nguồn không ổn định, hay dẫn tới hự hại phần cứng thiết bị. Vậy làm sao để khắc phục điện thoại bị nóng đây?

Hướng dẫn khắc phục điện thoại bị nóng

* Những nguyên nhân làm điện thoại bị nóng
Đây là những nguyên nhân, tác nhân hàng đầu dẫn tới hiện tượng điện thoại bị nóng:

- Sử dụng điện thoại liên tục trong nhiều giờ liền.

- Sử dụng điện thoại ngay cả khi sạc pin.

- Các ứng dụng bên trong thiết bị không tương thích, bị lỗi.

- Sử dụng điện thoại tại những nơi nhiệt độ không ổn định [quá nóng].

- Sử dụng các thiết bị sạc điện thoại không phải chính hãng.

* Các biện pháp khắc phục điện thoại bị nóng

- Khi bạn đang ở ngoài đường nơi có nhiệt độ quá cao, hãy tránh để điện thoại tại túi quần, cốp xe.

- Nên thực hiện tắt bớt các kết nối Wifi, dữ liệu di động 3G, 4G khi không còn nhu cầu sử dụng.

- Giảm độ sáng màn hình điện thoại ở mức độ hợp lý với không gian, môi trường xung quanh.

- Tắt các tác vụ chạy đang chạy ngầm trên điện thoại.

- Hạn chế các cài đặt, sử dụng các ứng dụng không rõ nguồn gốc được tải về từ trên mạng.

- Không nên thực hiện vừa sạc điện thoại vừa sử dụng trong nhiều giờ.

- Lựa chọn cho mình một bộ sạc chính hãng, chuẩn để đảm bảo thời gian sạc cũng như quá trình sạc pin được an toàn hơn.

* Những lưu ý khi điện thoại bị nóng

Khi thiết bị, điện thoại bị nóng hoặc bắt đầu quá trình toả nhiệt lớn các bạn cần chú ý những điều sau:

- Hạn chế tiếp tục sử dụng trong một thời gian dài.

- Các bạn có thể bỏ các phụ kiện như ốp, bao da, flipcover để giúp thiết bị thoát nhiệt tốt hơn.

- Ngoài ra chúng ta có thể thực hiện việc tắt màn hình thiết bị, và để yên không sử dụng trong vòng 5 phút để nhiệt độ điện thoại trở nên ổn định hơn.

- Nhiệt độ mà CPU, phần cứng điện thoại chịu được ở mức -80 độ C. Khi điện thoại của bạn ở trên mức nhiệt độ - 60 độ C, các bạn cần phải để thiết bị nghỉ một lúc để ổn định.

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau điểm qua các phương án khắc phục điện thoại bị nóng ngay lập tức hay khi thiết bị điện thoại Android, iPhone bắt đầu có hiện tượng nóng lên. Bên cạnh đó là các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này giúp người dùng có thể lưu ý và phòng tránh.

Trong trường hợp thiết bị điện thoại của bạn gặp phải vấn đề sụt pin nhanh, các bạn có thể tiếp tục tìm hiểu thêm bài viết nguyên nhân và cách khắc phục điện thoại sụt pin nhanh để nắm bắt những phương án cần thiết giúp ổn định thời gian sử dụng thiết bị.

Khắc phục lỗi Wifi tự động bật trên Sony Xperia Khắc phục, fix, sửa lỗi iPhone iPad chạy iOS 9 bị nóng Cách khắc phục iPhone bị nóng khi cập nhật iOS 14.4 Sửa lỗi Samsung S8 bị nóng, Nguyên nhân và cách khắc phục iPhone bị nóng, đây là nguyên nhân và cách sửa lỗi

Trong quá trình sử dụng điện thoại sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt nhất định, nhưng tình trạng điện thoại bị nóng lên nhanh chóng và bất thường thì người dùng cần hết sức chú ý. Trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục điện thoại bị nóng nhanh chóng, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguyên nhân điện thoại bị nóng

Điện thoại bị nóng là do dòng điện chạy qua thiết bị khi thiết bị đang xử lý một thứ gì đó. Quá trình xử lý càng khó và càng kéo dài bao nhiêu sẽ tiêu tốn càng nhiều điện, khi đó sẽ sinh ra nhiều nhiệt hơn, khiến cho điện thoai bị nóng.

Tình trạng điện thoại iPhone bị nóng và nhanh hết pin có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như: 

  • Sử dụng điện thoại liên tục trong một thời gian dài để chơi game, xem phim…
  • Cập nhật phần mềm mới và các ứng dụng cũ không còn tương thích trên máy.
  • Thiết bị đang gặp vấn đề về pin như pin bị chai, pin hết hạn sử dụng.
  • Có quá nhiều ứng dụng đang chạy ngầm trên máy.
  • Điện thoại bật kết nối Wifi, Bluetooth, 3G/4G liên tục.
  • Để độ sáng màn hình quá cao.
  • Sóng điện thoại không ổn định.
  • Vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại.
  • Sử dụng bao da, ốp lưng hoặc sử dụng điện thoại tại nhiệt độ môi trường nóng.
  • Ứng dụng nào đó trên máy bị treo, bị lỗi. 

Từ các lý do trên đều có thể khiến điện thoại nóng lên nhanh chóng, thậm chí dẫn đến điện thoại nóng tự tắt nguồn. Để khắc phục tình trạng này, người dùng có thể tham khảo một số cách khắc phục được chia sẻ trong phần tiếp theo.

>> XEM THÊM: Nguyên nhân điện thoại bị nóng và nhanh hết pin là do đâu?

Điện thoại bị nóng ảnh hưởng gì tới thiết bị

Tất nhiên khi sử dụng sẽ là tăng nhiệt độ thiết bị. Tuy nhiên, nhiệt độ điện thoại quá cao ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu năng sử dụng cũng như ảnh hưởng tới những linh kiện bên trong. Cụ thể:

1. Chai pin, giảm tuổi thọ pin điện thoại

hầu hết các sản phẩm smartphone hiện nay đang sử dụng chuẩn pin Li – ion. Đặc điểm của loại pin này là rất nhạy cảm với nhiệt. Do vậy khi điện thoại bị nóng trong thời gian dài sẽ khiến pin dễ bị chai, phồng và giảm tuổi thọ do quá nhiệt.

Nhiệt độ quá cao ảnh hưởng tới viên pin và các linh kiện bên trong máy

2. Giảm hiệu suất sử dụng

Pin điện thoại được thiết kế để sạc và lưu trữ một lượng năng lượng vừa đủ để duy trì hoạt động trên máy. Tuy nhiên do đặc điểm pin Li-ion rất nhạy cảm với nhiệt nên khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ dẫn đến hao hụt một phần năng lượng nhanh chóng hơn, giảm hiệu suất và thời gian sử dụng thiết bị.

Nhiệt độ cao ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất sử dụng

3. Ảnh hưởng tới các linh kiện khác bên trong máy

Khi điện thoại bị nóng chắc chắn sẽ không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động của pin mà còn là các linh kiện trên máy khác do nhiệt độ quá cao. Ví dụ như khiên màn hình bị vàng hay ám màu, lớp sơn máy bị bong, tróc, khung viền máy biến dạng, chết cảm biến trên camera, máy chạy chậm, giật lag, sạc pin không vào,… ảnh hưởng đến việc sử dụng máy.

4. Nguy hiểm nhất là có thể cháy nổ

Chính từ sự nhạy cảm với nhiệt của pin trên smartphone mà các nhà sản xuất thường khuyến cáo người dùng không nên để điện thoại bị nóng quá 30 độ C. Khi vượt ngưỡng nhiệt này thì thiết bị sẽ hoạt động kém hiệu quả và thâm chí dẫn đến nguy cơ cháy nổ, nguy hiểm.

Cách khắc phục điện thoại bị nóng đơn giản nhưng hiệu quả

Từ những lý do khiến smartphone bị nóng lên, người dùng cần áp dụng cách khắc phục phù hợp để giúp hạn chế tình trạng và hậu quả của vấn đề này một cách đơn giản và hiệu quả.

1. Thử khởi động lại

Khi máy bị nóng, người dùng có thể thử cách khởi động lại thiết bị để cải thiện tình trạng máy thường xuyên bị nóng nhanh. Thao tác khởi động lại máy khá đơn giản và  có hiệu quả giúp giải phóng RAM hiệu quả, giảm tải hoạt động trên máy do nhiều ứng dụng chạy ngầm.

Hãy thử khởi động lại thiết bị liệu có khẳc phục được tình trạng không?

2. Sạc pin điện thoại đúng cách

Nếu trong quá trình sạc pin mà điện thoại thông minh bị nóng lên thì người dùng nên lưu ý cách sạc pin đúng, nhằm hạn chế việc nhiệt độ tăng cao, dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.

Hãy sạc pin điện thoại đúng cách

3. Cập nhật phần mềm thường xuyên

Việc cập nhật phần mềm trên điện thoại không chỉ giúp người dùng nâng cấp phiên bản ứng dụng phù hợp với hệ điều hành trên máy. Ngoài ra, người dùng cũng cần kiểm tra tổng thể điện thoại và tắt các phần mềm chạy ngầm không cần thiết.

4. Tắt các ứng dụng, chế độ không cần thiết

Việc tắt các kết nối mạng 3G/4G, WiFi… giúp giảm lượng pin tiêu thụ. Các ứng dụng chạy ngầm không cần thiết cũng nên tắt hoặc xóa bớt đi để giải phóng dung lượng RAM và làm mát máy.

5. Điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp

Khi để độ sáng màn hình quá cao trong thời gian dài không chỉ khiến dung lượng pin tụt nhanh chóng mà còn khiến máy nóng nhanh hơn. Do vậy, người dùng nên điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp, thường ở mức 50% là được, vừa tiết kiệm pin vừa khiến máy không bị nóng. 

Ngoài ra, bạn cũng không nên quá lo lắng khi điện thoại bị nóng bởi:

  • CPU của thiết bị có khả năng chịu nhiệt lên tới 80 độ C. Nếu nhiệt độ thiết bị dưới 60 độ C thì có thể xem đó là điều rất bình thường.
  • Để xác định nhiệt độ máy, bạn có thể sử dụng một số phần mềm như Clean Master hay AIDA64, Battery Life…hoặc tham khảo cách kiểm tra nhiệt độ điện thoại này.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về nguyên nhân cách khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng lên nhanh chóng. Nếu thấy bài viết này hữu ích bạn đừng quên lưu lại và chia sẻ với mọi người nhé!

Video liên quan

Chủ Đề