Ví dụ về quan hệ pháp luật hành chính và giải thích

Quan hệ pháp luật hành chính? Là một trong những quan hệ được phát sinh trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước. Theo nhó, nhiều người vẫn chưa xác định được quan hệ pháp luật hành chính trong các tình huống thực tế. Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cùng quý vị tìm hiểu các nội dung liên quan để giải đáp các vướng mắc về định nghĩa quan hệ pháp luật là gì?, chủ thể và khách thể, tính huống quan hệ pháp luật hành chính?.

Quan hệ pháp luật hành chính là gì?

Quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ mà có tính đặc thù, theo đó quan hệ này được phát sịnh trong quá trình của quản lý hành chính nhà nước, gắn với những hoạt động điều hành, chấp hành của nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là cá nhân, tổ chức tham gia những mối quan hệ xã hội hoặc cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức, cá nhân mà được nhà nước trao quyền. Trong đó, tất cả các chủ thể này cần có đảm bảo đầy đủ về năng lực và quyền, nghĩa vụ phù hợp theo quy định pháp luật.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng, tuy nhiên những chủ thể này khi tham gia vào trong mối quan hệ pháp luật thì đều phải có ít nhất một bên đóng vai trò là chủ thể có thẩm quyền thuộc hành chính nhà nước.

Trong quan hệ pháp luật hành chính thì việc phân biệt quan hệ này với quan hệ khác đó là trong quan hệ này có một bên bắt buộc là bên có quyền nhân Nhà nước để có thể đưa ra những mệnh lệnh buộc bên còn lại có nghĩa vụ thực hiện, tuân theo.

Như vậy , chủ thể mà tham gia trong quan hệ pháp luật hành chính được xác định là hai bên chủ thể có những quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau, cụ thể:

– Bên chủ thể có vai trò là đối tượng quản lý thuộc quan hệ hành chính là cá nhân hoặc tổ chức. Theo đó bên chủ thể này đủ năng lực pháp luật và đồng thời đủ năng lực hành chính.

Chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật hành chính – cá nhân: được hưởng quyền, nghĩa vụ pháp lý hành chính mà nhà nước quy định cụ thể. Đây cũng là thuộc tính pháp lý hành chính có sự phản án về địa vị pháp lý hành chính của chính các cá nhân đó.

Để chủ thể có đủ năng lực hành vi hành chính đối với chru thể là cá nhân cần phải được Nhà nước thừa nhận thì họ mới được tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, chịu hậu quả pháp lý bởi hành vi chính họ mang lại.

Trong đó, năng lực hành vi hành chính có phụ thuộc vào tất cả các yếu tố: tình trạng sức khỏe, độ tuổi, khả năng về tài chính,… đồng thời cũng cần sự thừa nhận từ Nhà nước.

– Bên chủ thể có vai trò là bên quản lý nhà nước, cá nhân hay tổ chức được giao quyền/nhân danh Nhà nước để có thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau.

Năng lực chủ thể cơ quan nhà nước được phát sinh do sự thành lập hoặc bị chấm dứt khi cơ quan đó giải thể theo quy định pháp luật. Năng lực được quy định tương ứng và phù hợp với nhiệm vụ cũng như chức năng, quyền hạn từ cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Năng lực chủ thể đối với công chức, cán bộ được phát sinh nếu cá nhân đó được nhà nước giao cho chức vụ hoặc một công vụ nhất định thuộc bộ máy nhà nước, sau đó sẽ năng lực chủ thể này cần phải phù hợp với chính cơ quan và cũng như vị trí công tác từng cán bộ, công chức ấy.

Đối với năng lực chủ thể của các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị là vù trang hoặc hành chính- sự nghiệp thì được phát sinh  khi quyền và nghĩa vụ được quy định bởi nhà nước đối với quản lý hành chính nhà nước, sau đó khi tổ chức đó bị giải thể hoặc quy định pháp luật đó không còn thì bị chấm dứt.

Như vậy thì các tổ chức đó bởi không có chức năng về quản lý nhà nước khi tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ tham gia với tư cách là chủ thể thường. Khi nhà nước trao quyền về quản lý hành chính trong nhà nước với những công việc nhất định thì các tổ chức đó có thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính là chủ thể đặc biệt.

Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính

Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính được xác định là về trật tự quản lý hành chính đối với từng lĩnh vực. Các bên khi tham gia mối quan hệ này theo đó chủ thể muốn hướng tới những đối tượng là lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất, đóng vai trò là 1 yếu tố định hướng sự hình thành, vận động một quan hệ pháp luật hành chính.

Tình huống quan hệ pháp luật hành chính

Để quý vị hiểu rõ hơn về quan hệ pháp luật hành chính, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một tình huống điển hình để quý vị có thể tham khảo.

Tình huống:

Ông Minh có ra cửa hàng xe máy của ông Hoàng để mua một chiếc xe máy. Tuy nhiên, khi mua xong chiếc xe đó thì con ông Minh là anh Hưng có sử dụng xe của ông Minh để đua xe, sau đó hành vi này đã bị phía công an phát hiện.

 Từ hành vi này, anh Hưng bị xử phạt hành chính lần đầu, tạm giữ phương tiện. Ngoài ra trong quá trình kiểm tra giấy tờ thì phát hiện ra giấy đăng ký xe là giấy tờ giả.

Như vậy, trong trường hợp này thì ở đây quan hệ pháp luật hành chính? Được xác định: quan hệ giữa anh Hưng và phía công an [ người có thẩm quyền về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình] là quan hệ hành chính. Còn lại quan hệ giữa ông Minh, ông Hoàng là quan hệ pháp luật dân sự chứ không phải là quan hệ pháp luật hành chính.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến định nghĩa quan hệ pháp luật là gì?, chủ thể và khách thể, tính huống quan hệ pháp luật hành chính?, Quý độc giả có những quan tâm chia sẻ có thể gửi tới chúng tôi để được hỗ trợ.

Đề bài: Phân tích khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính vàcho ví dụ minh họa.Ngày nay, sự phát triển của xã hội, sự phức tạp của các quan hệ xã hội thìnhu cầu đòi hỏi trật tự hóa xã hội bởi một hệ thống quy phạm là rất cần thiết.Việc điều chỉnh, quản lí xã hội bằng pháp luật là không thể thiếu trong một quốcgia. Theo đó, quá trình thực hiện pháp luật đã hình thành nên một hệ thống quanhệ pháp luật đa dạng trên tất cả các lĩnh vực - trong đó có quan hệ pháp luậttrong lĩnh vực quản lí hành chính - là một tất yếu khách quan.1. Khái niệm.Quan hệ pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được quy phạmpháp luật điều chỉnh và nó tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đờisống xã hội.Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật hành chính[QHPLHC] là quan hệ xã hội nảy sinh giữa con người với con người trong đờisống cộng đồng.Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quátrình quản lí hành chính Nhà nước và chỉ do quy phạm pháp luật hành chínhđiều chỉnh. Hay nói cách khác, QHPLHC là dạng cụ thể của quan hệ pháp luật,là kết quả sự tác động của quan hệ pháp luật hành chính theo phương pháp mệnhlệnh – đơn phương tới các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước. Luật hànhchính điều chỉnh các quan hệ này bằng các quy định quyền và nghĩa vụ của cácbên tham gia quan hệ cũng như các vấn đề khác có liên quan đến việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này.2. Đặc điểm.Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, QHPLHC mang đầy đủ các đặcđiểm của một quan hệ pháp luật: là quan hệ ý chí, xuất hiện trên cơ sở các quyphạm pháp luật, được quy phạm pháp luật điều chỉnh và được cấu thành bởiquyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ có tính chất tương ứng với nhau,nghĩa là quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại…Bên cạnh những đặc điểm chung nêu trên, QHPLHC còn có những đặc điểmđặc trưng giúp ta phân biệt được quan hệ pháp luật hành chính với các loại quanhệ pháp luật khác:- Thứ nhất, QHPLHC có thể được phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủthể quản lí hay đối tượng quản lí hành chính. Sự thoả thuận của phía bên kiakhông phải là điều kiện bắt buộc để hoàn thành QHPLHC. Thẩm quyền quản líhành chính của nhà nước chỉ có thể được thực hiện khi có sự tham gia tích cực1từ phía đối tượng quản lí và ngược lại, quyền lợi của đối tượng quản lí chỉ có thểđược đảm bảo nếu có sự hỗ trợ của chủ thể quản lí bằng những hành ví pháp lícụ thể.- Thứ hai, nội dung của QHPLHC là quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chínhcủa cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân…nhằm xác lập và duy trì trật tự quản línhà nước. Theo đó, các bên tham gia QHPLHC đều thực hiện quyền và nghĩa vụdo quy phạm pháp luật hành chính quy định.Ví dụ: Điều 11 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân thực hiện quyền làmchủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của nhà nước và xã hội, cótrách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, giữgìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng”- Thứ ba, trong QHPLHC phải có một bên chủ thể nhân danh nhà nước sửdụng quyền lực nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên chủ thể kia. Chủ thể đượcsử dụng quyền lực nhà nước đó có thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đượcnhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước trong quan hệ này. Các chủ thể đó gọilà chủ thể đặc biệt, sẽ giữ vai trò là chủ thể hành chính trong quản lí hành chính.Quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh hay tồn tại nếu thiếu chủ thểđặc biệt bởi không thể phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức bình đẳng với nhau vềmặt ý chí.Ngoài chủ thể đặc biệt, QHPLHC còn xác định chủ thể thường. Đó là cácchủ thể không được sử dụng quyền lực nhà nước và có nghĩa vụ phục tùng việcsử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể quản lí.Ví dụ: Ủy ban nhân dân các cấp chủ thể đặc biệt của QHPLHC vì họ sửdụng quyền lực nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội như văn hóa, kinh tế,chính trị...của địa phương đó. Còn những người dân là chủ thể thường vì họkhông có quyền mà chỉ thực hiện theo quyết định của UBND.- Thứ tư, trong một QHPLHC cụ thể thì quyền của bên này ứng với nghĩa vụcủa bên kia và ngược lại.QHPLHC là quan hệ “quyền lực – phục tùng” mà theo đó, chủ thể đặcbiệt tham gia vào quan hệ này là trên cơ sở quyền lực nhà nước và chủ thểthường có nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể đặcbiệt.Bên cạnh quyền thì chủ thể đặc biệt còn phải có trách nhiệm trong việc sửdụng quyền lực nhà nước. Chủ thể thường bên cạnh thực hiện nghĩa vụ chấphành mệnh lệnh của chủ thể đặc biệt thì họ cũng có những quyền và lợi ích hợppháp nhất định.2Ví dụ: Quyết định thu hồi đất của chủ tịch UBND xã để xây dựng côngtrình công cộng. Ở đây, cán bộ xã đã sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiệnthu hồi đất của dân nhằm mục đích chung. Còn nhân dân phải chấp hành trả lạiđất theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhân dân phát hiện việc thuhồi đất và sử dụng không đúng mục đích chủ tịch xã thì có thể tố cáo hành vi đólà trái pháp luật. Cơ quan tiếp nhân đơn tố cáo có trách nhiệm giải quyết theoquy định của pháp luật.- Thứ năm, phần lớn tranh chấp phát sinh trong QHPLHC do cơ quan hànhchính nhà nước giải quyết, theo trình tự thủ tục hành chính. Tranh chấp phátsinh giữa các chủ thể của quan hệ PLHC gọi là tranh chấp hành chính.Ví dụ: Theo điểm b khoản 1 điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ ánhành chính ngày 21/5/1996: “Trước khi khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phảikhiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc cóhành vi hành chính mà họ cho là trái pháp luật; trong trường hợp không đồng ývới quyết định giải quyết khiếu nại, thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trựctiếp của cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vihành chính mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nạiđó hay khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền”.- Thứ sáu, bên vi phạm nghĩa vụ trong QHPLHC phải chịu trách nhiệm pháplý trước nhà nước chứ không phải với bên kia của quan hệ PLHC. Khác vớiquan hệ pháp luật dân sự, trong đó quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ nàygắn với lợi ích của bản thân các chủ thể, trong quan hệ PLHC quyền và nghĩa vụcủa các bên gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.Ví dụ: Người tham gia giao thông trong thành phố Hà Nội mà không đội mũbảo hiểm sẽ bị xử phạt hành chính là 300 nghìn đồng. Ở đây, chủ thể thường đãkhông tuân thủ theo quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Chủthể đặc biệt là cảnh sát giao thông sử dụng quyền lực nhà nước buộc chủ thể kianộp phạt hành chính theo quy định.3. Kết luậnQuan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trìnhquản lí hành chính nhà nước được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hànhchính giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theoquy định của pháp luật hành chính. Việc nghiên cứu đặc điểm của QHPLHCkhông chỉ có ý nghĩa pháp lí mà còn có ý nghĩa thực tiễn, giúp ta phân biệt rõvới các quan hệ pháp luật khác một cách sâu sắc hơn.3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, trường Đại học luật Hà Nội, nxbCAND, Hà Nội, 2008.2. Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội,nxb CAND, Hà Nội, 2008.3. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996 [đãđược sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2006]4. Hiến pháp 1992.4

Video liên quan

Chủ Đề