Vì sao bà hằng không livestream

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và truyền thông [TT&TT] cho rằng nội dung phát ngôn trong buổi phát trực tuyến [livestream] có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tung tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của nền Báo chí cách mạng Việt Nam.

Ngày 16/11, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ TT&TT cho biết đã có văn bản yêu cầu Sở TT&TT tỉnh Bình Dương xác minh, xử lý phát ngôn vi phạm trên mạng liên quan buổi phát trực tuyến [livestream] của bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng giám đốc khu du lịch Đại Nam [tỉnh Bình Dương].

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết qua công tác theo dõi, nắm bắt tình hình dư luận trên mạng và tiếp nhận thông tin phản ánh từ báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử được biết ngày 14/11/2021, bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức buổi gặp gỡ và giao lưu khán giả tại khu du lịch Đại Nam. Buổi giao lưu này còn được phát trực tuyến [livestream] trên mạng thông qua nhiều kênh Facebook, Youtube...

Buổi livestream ngày 14/11 của bà Hằng. 

Đáng chú ý, trong các phát ngôn của khách mời tham dự buổi giao lưu livestream có nội dung cho rằng “... báo chí của cộng sản chung với phản động để đánh một Nguyễn Phương Hằng...”.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ TT&TT nhận thấy nội dung phát ngôn nêu trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tung tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Vì vậy, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu Sở TT&TT tỉnh Bình Dương kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật [nếu có] liên quan đến vụ việc trên và báo cáo trước ngày 30/11. 

Liên quan đến buổi livestream ngày 14/11, nhiều người đã tập trung tại khu du lịch Đại Nam để theo dõi, trong đó có cả những người không đeo khẩu trang, vi phạm những quy định phòng, chống dịch. Video đăng tải trên Youtube có thời lượng gần 4 tiếng đồng hồ. Ngoài MC dẫn dắt, trong buổi livestream, vợ chồng bà Hằng nói chính, có 4 khách nói phụ.

Buổi livestream ngày 14/11 tại khu du lịch Đại Nam đã tập trung đông người.

Hiện Sở TT&TT tỉnh Bình Dương đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ các phát ngôn liên quan. Cơ quan chức năng đang cũng làm rõ việc chấp hành quy định phòng dịch của Khu du lịch Đại Nam. 

Theo quy định của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dương, khu du lịch Đại Nam được phép mở cửa hoạt động nhưng phải giảm công suất và tuân thủ quy định "5K". 

Phú Lữ

Thời gian qua, bà Nguyễn Phương Hằng liên tục có những hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Bà Hằng không chỉ hành xử vậy với một người mà với nhiều người; không chỉ một ngày mà nhiều ngày; không chỉ một cấp độ mà nhiều cấp độ…

Hàng loạt đơn tố giác của các nạn nhân đã được gửi đến các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương nhưng đến nay… Nguyễn Phương Hằng vẫn cứ tiếp tục làm như vậy. Như thách thức các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Khi các hành vi nhục mạ, xúc phạm người khác của Nguyễn Phương Hằng chưa có câu trả lời xác đáng từ các cơ quan chức năng sau cả năm trời thì hành xử của bà Hằng đã biến tướng lên một cấp độ mới.

Ngày 19-3 vừa qua, bà Hằng cho trình chiếu một clip với lời bình vô cùng xấc xược trước khi vào buổi livestream trên mạng xã hội của mình với việc đặt tên chó, ngựa đua theo tên những người phản ứng bà ta trước đó, rồi đưa ra những bình phẩm rất vô văn hóa.

Chuỗi livestream của bà Hằng tạo ra các điểm nóng dư luận, với các phản ứng, chia phe. Sự nhầm lẫn giữa tố cáo, khiếu nại có chứng cứ rõ ràng tới cơ quan chức năng với việc dựng chuyện, suy diễn, vu khống có tính hệ thống của bà Hằng đã tạo ra những tiền lệ tấn công, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác - vốn được pháp luật bảo vệ một cách rất nguy hiểm.

Đây là sự cố ý nhầm lẫn giữa việc lên án cái xấu với việc bôi bẩn, thóa mạ cá nhân, tổ chức và bất kỳ ai có tiếng nói góp phần xây dựng, bảo vệ pháp luật trước các biểu hiện, dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Clip đua chó, ngựa với sự tục tĩu gọi tên những người tố cáo bà Hằng có căn cứ là đỉnh điểm của sự xuống cấp văn hóa, công khai vi phạm pháp luật.

Bà Hằng luôn nhấn mạnh mình là doanh nhân, CEO, “là tổng” nhưng biến hình ảnh một sự kiện văn hóa thể thao, của một nơi tự xưng là văn hóa, văn hiến thành một nơi xúc phạm nhân phẩm con người công khai và công nhiên.

Điều lạ là chính quyền và cơ quan tố tụng Bình Dương đã chậm trễ đến khó hiểu trong việc ngăn chặn, xử lý. Nếu việc này tiếp tục rơi vào lặng im thì đây sẽ là tiền đề, biến việc xúc phạm nhân phẩm, công kích tổ chức, cá nhân thành tiền lệ nguy hiểm.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi bao giờ chính quyền địa phương mới xử lý nghiêm, dứt điểm hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác của bà Hằng? Một lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương cho biết đang chỉ đạo các cơ quan tố tụng khẩn trương xử lý dứt điểm vụ việc, tránh để việc xúc phạm, nhục mạ nhân phẩm của người khác tiếp tục diễn ra.

Trong diễn biến liên quan, lãnh đạo VKSND tỉnh Bình Dương cho biết cơ quan này đang phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thực hiện các biện pháp nhằm để xử lý các đơn thư tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Phương Hằng.

“Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm các hành vi khi đủ cấu thành tội phạm. Hiện tại, các cơ quan tố tụng vẫn đang tập trung xử lý, không có vùng cấm cho bất kỳ ai vi phạm pháp luật, mọi người đều được pháp luật bảo vệ nếu bị xâm hại” - vị lãnh đạo VKSND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

Mong rằng điều các vị đã nói trên đây sẽ được thực hiện một cách cụ thể, quyết liệt. Bởi dư luận không thể chấp nhận thêm những gì bà Hằng đã và đang hành xử nữa.

Sở TT&TT Bình Dương: Bà Hằng tiếp tục thách thức xã hội, cơ quan chức năng

[PLO]- Theo một đại diện Sở TT&TT, bà Nguyễn Phương Hằng từng bị xử phạt, đã cam kết không tái phạm nhưng rồi vẫn tiếp tục thách thức xã hội, thách thức cơ quan chức năng.

Tối 24/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng - CEO Công ty Cổ phẩn Đại Nam về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM phê chuẩn.

Trao đổi với báo Giao thông, luật sư Đỗ Trúc Lâm - Hãng luật Lâm Trí Việt cho biết, Điều 331 Bộ luật hình sự quy định, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đồng thời, người nào phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 2-7 năm.

Bà Nguyễn Phương Hằng làm việc với Công an TP.HCM. Ảnh Công an thành phố

Theo luật sư Trúc Lâm, tại nhiều buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng đã có những lời lẽ xúc phạm đến giới nghệ sĩ, nhà báo, doanh nhân… Tuy vậy, những nội dung được nữ CEO đưa ra không có chứng cứ, tài liệu xác thực. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân, tổ chức mà bà Hằng nhắc đến.

Để làm rõ hành vi vi phạm của bà Hằng, cơ quan điều tra cần phải thu thập tài liệu, chứng cứ mà bà Hằng sử dụng trong quá trình livestream.

Trường hợp nếu bà Hằng trưng ra những tài liệu, chứng cứ đúng như những gì bà này nói trên các buổi livestream đó, cơ quan chức năng cũng cần làm rõ việc bà này thu thập tài liệu của các cá nhân, tổ chức đó từ đâu, bằng cách nào. Nếu việc làm này trái với quy định của pháp luật cơ quan điều tra sẽ làm rõ về hành vi liên quan đến mảng công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, luật sư Trúc Lâm nhấn mạnh: những người thu thập, chuẩn bị tài liệu mà không đúng sự thật để phục vụ livestream của bà Hằng và khách mời tham gia có phát ngôn gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức sẽ bị xem xét, xử lý với vai trò đồng phạm.

Đồng thời, luật sư Lâm mong rằng cơ quan Nhà nước sẽ nhanh chóng xử lý các trường hợp hành vi lợi dụng mạng xã hội để phát tán những thông tin không đúng sự thật, gây phương hại đến tổ chức cá nhân vì tốc độ lan truyền trên mạng xã hội rất nhanh chóng và tạo hệ lụy xấu cho xã hội.

Từ khoảng tháng 3/2021 đến nay, bà Nguyễn Phương Hằng thường xuyên có các buổi livestream trên mạng xã hội với nhiều chủ đề khác nhau. Đặc biệt trong đó có những buổi livestream "tố" nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành, MC Đại Nghĩa... ăn chặn tiền quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2020.

Sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã vào cuộc điều tra và kết luận các nghệ sĩ này không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung nên không khởi tố vụ án hình sự.

Một số nhà báo, luật sư đã có những bài viết phân tích về chuyện đúng sai dưới gốc độ pháp luật của bà Hằng trong việc livestream thì bà Hằng tiếp tục lên mạng xã hội có những lời nói, phát ngôn mang tính nhục mạ, hạ thấp uy tín của họ. Thậm chí bà Hằng còn đến nhà riêng của nhà báo Hàn Ni [Báo SPGG] đòi gặp, kéo theo đó là nhiều người cùng đi gây mất an ninh trật tự…

Tối qua 24/3 cơ quan công an TP.HCM đã khám xét nhà riêng của bà Hằng ở đường Nguyễn Thông quận 3 và đường Ngô Đức Kế, quận 1. Vụ việc đang được công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Video liên quan

Chủ Đề