Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt

Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt
Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các thông tin xoay quanh vấn đề này để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh, bình thường.

Hầu hết thời gian hành kinh ở phụ nữ kéo dài từ 4–7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại sau mỗi 28 ngày nhưng khoảng thời gian này bình thường có thể dao động từ 21–35 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt là một nhóm các vấn đề gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Các vấn đề đó có thể là:

  • Đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh (mất kinh)
  • Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hay kéo dài (rong kinh)
  • Chảy máu hoặc xuất hiện những đốm máu ở giữa các kỳ kinh, sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục

Rối loạn kinh nguyệt và các triệu chứng xảy ra có thể can thiệp đến cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ. Tình trạng này còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Các triệu chứng bạn có thể gặp phải khi bị rối loạn kinh nguyệt là:

  • Máu kinh bất thường, có thể nhiều hoặc ít hơn bình thường, hay thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
  • Đau bụng, đau quặn
  • Đau đầu
  • Rối loạn cảm xúc, thay đổi tâm trạng
  • Cảm thấy đầy bụng hay đầy hơi
  • Màu sắc kinh nguyệt không giống bình thường, có khi lẫn cục máu đông

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đến quá thường xuyên (mỗi đợt hành kinh cách nhau dưới 21 ngày) hoặc không thường xuyên (cách nhau quá 3 tháng) hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố tác động, có thể kể đến như:

  • U xơ tử cung hay polyp tử cung
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Rối loạn đông máu
  • Ung thư tử cung hay cổ tử cung
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Di truyền
  • Uống thuốc tránh thai
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Suy buồng trứng sớm (xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi)
  • Các bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên…

Ngoài ra, lối sống và tình trạng căng thẳng (stress) cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc tăng hay giảm cân nhanh chóng, ăn kiêng, thay đổi thói quen tập thể dục, đi du lịch hay các yếu tố khác trong cuộc sống đều có khả năng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Để đưa ra chẩn đoán, trước hết bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và thăm khám sức khỏe, bao gồm khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap. Bạn sẽ phải thông báo cho bác sĩ biết về chu kỳ kinh nguyệt của mình, bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt, lượng máu kinh chảy trong mỗi đợt hành kinh và các triệu chứng khác gặp phải.

Bên cạnh đó, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung khác như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nội tiết tố (hormone)
  • Siêu âm
  • Siêu âm qua đường âm đạo có truyền nước muối (hysterosonography)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Nội soi buồng tử cung (hysteroscopy)
  • Nội soi ổ bụng
  • Sinh thiết nội mạc tử cung
  • Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung (dilation and curettage – D&C)

Các phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt

Việc lựa chọn cách chữa trị rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này, ý định mang thai và các yếu tố khác. Bạn có thể điều chỉnh lại chu kỳ kinh bằng cách thay đổi lối sống cho đến những phương pháp y khoa khác như phẫu thuật.

  • Thay đổi chế độ ăn uống. Ăn một chế độ hạn chế muối, giảm tiêu thụ caffeine, đường và tránh uống rượu trước khi tới kỳ kinh có thể giúp bạn giảm được các triệu chứng đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc. Bạn có thể uống một số loại thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau quặn bụng do kinh nguyệt hay uống thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố (hormone) để giảm bớt lượng máu kinh và điều hòa kinh nguyệt, thậm chí là để mất kinh theo chủ ý.
  • Điều trị bằng phẫu thuật. Các phương pháp có thể giúp điều trị tình trạng này gồm nội soi tử cung, phẫu thuật mở để cắt bỏ nội mạc tử cung, cắt bỏ tử cung để điều trị bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khi thực hiện phẫu thuật, kinh nguyệt sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Làm sao để giảm nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt?

Sau đây là một vài lời khuyên giúp giảm bớt khả năng bị rối loạn kinh nguyệt mà bạn nên áp dụng thử:

  • Cố gắng duy trì lối sống lành bằng cách tập luyện thể dục đều đặn, vừa phải cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ
  • Thực hiện các biện pháp giúp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Thay băng vệ sinh sau khoảng 4–6 giờ để tránh nhiễm trùng và hội chứng sốc độc tố
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khoẻ, nặng hơn có thể gây ra vô sinh.

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 – 35 ngày. Trong đó 3 – 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 – 150 ml.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Có phải tất cả những phụ nữ có vòng kinh không giống như vậy đều bị rối loạn kinh nguyệt?

Không hoàn toàn như vậy. Ở những người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 – 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hormone sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột  cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.

Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hormone sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt

Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát…. Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt…

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/