Vì sao chứng khoán frt lao dốc

Xuất khẩu gạo của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng lên 6,3 triệu - 6,5 triệu tấn trong năm nay từ 6,24 triệu tấn của năm ngoái do nhu cầu ...

Thanh khoản thị trường đang có sự gia tăng đáng kể, đưa VN-Index lần lượt vượt qua các rào cản của chỉ số. Tuy nhiên, tâm lý chốt lời của ...

Dòng tiền sôi động trở lại cho thấy tâm lý nhà đầu tư dần được cởi bỏ, mang đến kỳ vọng tích cực về đà phục hồi của thanh khoản ...

Quá bán vượt ngoài dự đoán của chuyên gia

Nhìn lại thị trường chứng khoán hơn 1 tuần qua, kể từ ngày 15/4 đến 22/4, trong 7 phiên đóng cửa chỉ có duy nhất phiên 22/4 chỉ số VN-Index tăng trên 9 điểm. Còn lại các phiên đều giảm mạnh từ trên 13 điểm đến gần 26 điểm.

Điều đáng nói ở đây là ngoài các cổ phiếu của DN làm ăn kém hiệu quả, hay những đơn vị có “ông chủ” vướng vào vòng lao lý như: FLC, Trí Việt hay Louis … mới bị bán tháo ở mức giá sàn mà nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, vừa mới báo lãi gấp nhiều lần, hay nhiều chục % vẫn bị bán tháo ở mức giá sàn.

Cụ thể, nhóm cổ phiếu thủy sản, có đơn vị Vĩnh Hoàn mã VHC báo lãi quý 1/2022 là 319% so với cùng kỳ, nhưng phiên ngày 22/4 vẫn bị bán ở mức giá sàn, mất 7%, xuống 95.800 đồng/CP; ACL cùng nhóm báo lãi 473% trong quý 1, nhưng phiên 22/4 cũng bị bán sàn mất 6.9% về 30.850 đồng/CP; mã IDI còn báo lãi 857%, nhưng có 2 phiên liền là 21 và 22/4 đều bị bán giá sàn mất hơn 6,9% mỗi phiên, đứng phiên ngày 22/4 tại 24.900 đồng/CP.

Mặc dù VN-Index tăng hơn 9 điểm phiên 22/4 nhưng trên sàn HOSE vẫn nhiều mã giảm sàn.

Nhóm hóa chất và phân bón có mã DPM báo lãi quý 1 tăng 1088% so với cùng kỳ, nhưng mã này có 1 phiên giảm mạnh gần về giá sàn mất 6,79% vào ngày 20/4 và giảm sàn vào phiên 22/4 mất gần 7% về 66.600 đồng/CP; CSV báo lợi nhuận tăng 203%, nhưng có 3 phiên liền cuối tuần này giảm mạnh từ gần 2% đến 7%. Trong đó, phiên ngày 22/4 giảm sàn mất 7%; LAS báo lợi nhuận tăng 29% trong quý 1, nhưng có đến 3 phiên giảm giá mạnh, trong đó, phiên ngày 20/4 mất 5,5%, ngày 21/4 mất 7,89% và ngày 22/4 giảm sàn mất 9,71%.

Nhóm vận tải biển và logisctics cũng có mã HAH lợi nhuận sau thuế tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến trả cổ tức đến 50%, nhưng phiên ngày 20/4 mã này giảm gần 6% và ngày 22/4 giảm sàn mất 7%....

Hay mã ngành dệt may TNG vừa công bố lợi nhuận quý 1/2022 tăng 73,71% so với cùng kỳ. Thế nhưng, trong 4 phiên gần nhất, chỉ có 1 phiên tăng 1,58% ngày 21/4, còn ngày 19/4 giảm mạnh 6,43%, ngày 20/4 giảm 3,31% và ngày 22/4 giảm sàn mất 9,84%, khiến nhiều nhà đầu tư sững sờ.

“Ông lớn” ngành công nghệ là FPT, công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với lợi nhuận sau thuế tăng 95,21% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng không nằm ngoài “vòng xoáy” của thị trường chứng khoán những ngày qua. Mã FPT ngày 18 và 19/4 đều giảm sàn mất 6,9%, ngày 20/4 giảm nhẹ 0,6%, nhưng ngày 22/4 tiếp tục giảm sâu mất 3,09%.

Nhìn lại thị trường chứng khoán tuần qua, không ít chuyên gia tư vấn và môi giới cổ phiếu nói rằng, “diễn biến của thị trường chứng khoán vượt ngoài dự báo phân tích kỹ thuật”. 6 phiên giảm điểm mạnh liên tiếp trong khi nội tại nền kinh tế khá tích cực.

Nguyên nhân chính khiến thị trường lao dốc trong tuần qua, ngoài hiệu ứng domino từ những cổ phiếu kém bị giảm sàn thì còn do lệnh call margin & force sell. Cụ thể, call margin hay còn gọi là lệnh gọi ký quỹ, còn force sell là trạng thái tài khoản vay mua chứng khoán của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ.

Nói dễ hiểu nhất là khi nhà đầu tư A có 100 triệu đồng mua cổ phiếu B và được công ty chứng khoán cho vay tối đa là 60% số vốn hiệu có. Do đó, sức mua tăng lên tối đa là 160 triệu đồng. Nhưng khi giá cổ phiếu B giảm xuống 30%, mất 48 triệu đồng, còn 112 triệu đồng. Trừ đi khoản vay của công ty chứng khoán là 60 triệu đồng, giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư A chỉ còn 52/160 triệu đồng, bằng 32,5%, thấp hơn tỷ lệ ký quỹ theo quy định của công ty chứng khoán.

Lúc này, nhà đầu tư chỉ có hai cách xử lý, đó là: Nộp thêm tiền mua cổ phiếu để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định; hoặc bán một phần cổ phiếu để trả tiền vay cho công ty chứng khoán. Nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng thời hạn thì công ty chứng khoán buộc phải bán một phần chứng khoán của nhà đầu tư để giải chấp.

Chính vì thế, 6 phiên liền nhiều nhà đầu tư đã phải bán tháo cổ phiếu theo lệnh call margin & force sell. Do đó, đã xảy ra tình trạng, cổ phiếu tốt hay không tốt đều bị bán tháo nhằm thực hiện tỷ lệ ký quỹ.

Nhà đầu tư nên vững tâm lý

Sau khi VN-Index rơi từ mức 1.472,12 điểm chốt phiên cuối tuần trước, xuống 1.370 điểm ở phiên chốt phiên 21/4, mất hơn 102 điểm trong vòng 1 tuần. Chỉ sau khi các lệnh call margin & force sell được hạn chế, lực cầu quay lại, chỉ số VN-Index phiên cuối tuần 22/4 đã bật tăng hơn 9 điểm.

Nhóm cổ phiếu ảnh hưởng mạnh đến chỉ số VN-Index. Cầu tăng tốt ở nhóm VN30 và cung giá thấp được tiết giảm trong phiên 22/4.

Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên vững tâm lý, không hoang mang. Bởi nhiều thị trường quốc tế vẫn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh và chiến sự leo thang tại Ukraine, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, tăng trưởng GDP tốt. Xuất khẩu và vốn FDI đầu tư từ nước ngoài tăng trưởng tốt, kinh tế vĩ mô ổn định. Việc chấn chỉnh lại thị trường tài chính chứng khoán chỉ giúp cho nhà đầu tư có môi trường kinh doanh lành mạnh, đúng luật.

Chuyên gia chứng khoán tại SSI khuyến cáo: Những nhà đầu tư có mức chấp nhận rủi ro thấp, hoặc đang sử dụng đòn bẩy vay margin không nên bắt "dao rơi" khi thị trường chưa thật sự ổn định. Nhà đầu tư nên quan sát kỹ thị trường ít nhất trong 1-2 tuần nữa rồi mới quyết định có mua tiếp hay không.

Nhìn chung, chiến lược bắt đáy thực chất là đặt cược vào quan điểm kỹ thuật cũng như kỳ vọng một yếu tố hỗ trợ đủ tốt để tạo giá tăng ngắn hạn. Theo đó, nhà đầu tư cần lựa chọn cổ phiếu có biên độ tăng giá tốt hơn VN-Index để đạt lợi nhuận cao trong thời gian phục hồi.

Hiện, thị trường chưa có thể phục hồi đủ mạnh do các tác động xấu từ bên ngoài mạnh hơn yếu tố hỗ trợ nội tại là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu thị trường hồi dần lên dần thì call margin & force sell sẽ giảm dần. Còn nếu thị trường vẫn cứ điều chỉnh xuống mãi thì vẫn lực bán chéo tiếp tục tiếp diễn cho đến khi hết call margin & force sell thì thôi.

Sau giai đoạn tăng nóng, các cổ phiếu bán lẻ đang có dấu hiệu phân phối tại đỉnh. Do lạm phát gia tăng sẽ tác động tiêu cực đến chi tiêu của người tiêu dùng, SSI dự báo tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ có thể không cao như kỳ vọng trước đây.

Chỉ trong 2 tuần đầu tiên của tháng 7, giá cổ phiếu các doanh nghiệp bán lẻ đồng loạt rơi vào tình trạng lao dốc, đặc biệt mảng công nghệ thông tin và điện tử gia dụng [ICT & CE] giảm sâu nhất. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/7, cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ FPT [FPT Retail] giảm mạnh nhất với mức -20% kể từ đầu tháng 7, xuống 73.300 đồng/cp; DGW của CTCP Thế giới số [Digiworld] giảm 18% còn 52.500 đồng/cp; MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động giảm 14% còn 61.500 đồng/cp.

Cũng thuộc lĩnh vực bán lẻ, cổ phiếu cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan đạt 101.200 đồng/cp, giảm 9,6% so với cuối tháng 6. Với mức giảm này, giá trị vốn hóa của MSN còn 144.000 tỷ đồng, “bốc hơi” 15.400 tỷ đồng. Còn PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận “bốc hơi” 12% trong nửa đầu tháng 7.

Sự sụt giảm về giá trị vốn hóa các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu đi ngược lại số liệu tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ Việt Nam 6 tháng đầu năm, được ghi nhận tăng trưởng 11,7%. Trong 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã tăng 8,2% so với cùng kỳ. Tính đến tháng 6, mức độ di chuyển của người Việt Nam đến các địa điểm bán lẻ và vui chơi giải trí đã phục hồi về mức trước dịch, đánh dấu sự trở lại giai đoạn tăng trưởng tiêu dùng Việt Nam sau 2 năm bị ảnh hưởng.

Nhưng chứng khoán luôn là câu chuyện tương lai, giá cổ phiếu thường phản ánh kỳ vọng chứ không phải chỉ kết quả thực tại. Việc các cổ phiếu bán lẻ đi xuống không phải là vô lý, khi áp lực lạm phát đang tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân.

Tăng trưởng do nền cơ sở thấp năm 2021

Trong báo cáo cập nhật ngành bán lẻ mới công bố, Chứng khoán SSI nhận định, lạm phát làm ảnh hưởng đến sức mua, buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu từ quý 2/2022. Bởi vậy, tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ có thể không cao như kỳ vọng trước đây.

DGW công bố lợi nhuận ròng quý 2/2022 tăng trưởng 20% so với cùng kỳ, chậm hơn nhiều so với mức tăng trưởng 97% so với cùng kỳ trong quý 1/2022. Với MWG, tăng trưởng doanh thu từ mảng ICT & CE trong tháng 5 là 2%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 20- 22% từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2022.

SSI cho rằng, tăng trưởng doanh thu 6 tháng cuối năm 2022 của mảng ICT& CE sẽ lớn hơn mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm, do nền cơ sở thấp trong nửa cuối năm 2021. Đối với các công ty có tỷ trọng doanh thu máy tính xách tay trong tổng doanh thu cao [như FRT và DGW], tăng trưởng doanh thu có thể ở mức thấp một con số do nền cơ sở cao trong 6 tháng cuối năm 2021. Ảnh hưởng của vấn đề thiếu chip đã giảm bớt do nhu cầu tăng trưởng chậm hơn.

Sang năm 2023, tăng trưởng doanh thu sẽ thấp hơn so với mức tăng trưởng trước dịch Covid, do tỷ lệ sở hữu điện thoại di động và thiết bị gia dụng lớn hiện nay cao hơn trước đây. Đối với các thiết bị gia dụng nhỏ, nhu cầu vẫn có thể tăng trưởng do mức độ thâm nhập thị trường hiện nay của các sản phẩm này còn ở mức thấp.

Do đó, SSI dự báo doanh thu đi ngang đối với mảng ICT và tăng trưởng ở mức một con số đối với mảng CE. Diễn biến ngành sẽ tiếp tục theo mô hình chữ K. Các công ty lớn sẽ giành được nhiều thị phần hơn nhờ khả năng thương lượng mạnh mẽ với các nhà cung cấp, cho phép họ giảm thiểu tác động của giá vốn tăng cao và từ đó đưa ra được nhiều chiết khấu hơn để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh áp lực lạm phát.

Đối với mảng trang sức, mặc dù tình hình lạm phát có thể tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu dùng vàng trang sức trong 6 tháng cuối năm, nhưng tăng trưởng doanh thu của các công ty vẫn sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi sau Covid, vì mức nền so sánh thấp trong 6 tháng cuối năm 2021 do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, tổng nhu cầu của ngành đối với vàng và vàng trang sức đạt 43 tấn [tăng 8% so với cùng kỳ] vào năm 2021, nhưng vẫn thấp hơn so với mức trước Covid là 56 tấn vào năm 2019. Năm 2023, dự báo suy giảm kinh tế trên diện rộng sẽ gây áp lực lên nhu cầu tiêu dùng vàng, tuy nhiên tác động và mức độ kéo dài của lạm phát ở Việt Nam sẽ là những yếu tố quyết định đến chi tiêu của người có thu nhập cao đối với hàng hóa không thiết yếu như đồ trang sức.

SSI không kỳ vọng nhu cầu trong năm 2023 sẽ vượt mức trước Covid. Tuy nhiên, lĩnh vực bán lẻ trang sức đang trong giai đoạn phục hồi theo hình chữ K trong 2 năm qua, nên các công ty hàng đầu như PNJ đã ghi nhận doanh thu vượt xa mức năm 2019. Do đó, trong năm 2023, doanh thu của PNJ vẫn sẽ tăng trưởng so với giai đoạn trước đại dịch, mặc dù sẽ chậm lại so với mức tăng trưởng năm 2022.

Về các doanh nghiệp bán lẻ đầu ngành, SSI cho rằng tăng trưởng lợi nhuận của DGW và FRT đã đạt đỉnh vào quý 4 năm 2021, trong khi PNJ có thể đạt đỉnh vào quý 3 năm 2022. Cụ thể:

DGW: Lợi nhuận [cả giá trị tuyệt đối và % tăng trưởng so với cùng kỳ] đã đạt đỉnh vào quý 4 năm 2021 nhờ doanh thu máy tính xách tay tăng cao bất thường, do đó tăng trưởng lợi nhuận quý 4 năm 2022 có thể sẽ âm.

Năm 2023, lợi nhuận của DGW có thể vẫn tăng do đóng góp nhiều hơn từ các hợp đồng mới được ký kết [hợp đồng phân phối thiết bị gia dụng thương hiệu Whirlpool và Joyoung], và doanh thu từ các hợp đồng hiện tại có thể vẫn tăng lên [điện thoại di động Xiaomi tiếp tục chiếm thị phần, giá bán iPhone tiếp tục tăng hàng năm].

FRT: Lợi nhuận đạt đỉnh trong quý 4 năm 2021 [cả giá trị tuyệt đối và % tăng trưởng so với cùng kỳ], nhờ doanh thu máy tính xách tay cao bất thường, do đó lợi nhuận quý 4 năm 2022 sẽ giảm so với mức cao của năm ngoái. FRT vẫn có thể tăng lợi nhuận vào năm 2023 [dù rất ít] nhờ thị phần trong ngành bán lẻ ICT tăng lên và hỗ trợ từ chuỗi nhà thuốc. Nhờ có kinh nghiệm lâu đời trong kinh doanh bán lẻ dược phẩm, Long Châu sẽ tiếp tục giành thị phần từ các cửa hàng thuốc nhỏ lẻ.

MWG: Vẫn có thể tăng lợi nhuận nhờ tăng thị phần trong mảng ICT và CE, mặc dù tăng trưởng từ mảng này sẽ thấp. Tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 của MWG còn phụ thuộc vào thành công của hoạt động tái cơ cấu Bách Hóa Xanh được thực hiện trong quý 2 và quý 3 năm 2022. Nếu quá trình tái cấu trúc thành công, tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai có thể bắt kịp mức tăng trưởng trước đại dịch [mức tăng trưởng 30-40% trong giai đoạn 2017-2019].

Trong ngắn hạn, lạm phát gia tăng và chi phí đóng cửa các cửa hàng BHX có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu MWG.

PNJ: Sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất về lợi nhuận trong quý 3 năm 2022 do công ty đã lỗ trong quý 3 năm 2021 vì phải đóng cửa nhiều cửa hàng do các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt.

Nhìn chung, SSI đánh giá, lạm phát và suy thoái sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu. Người thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, trong khi chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu của người thu nhập cao vẫn ổn định. Tuy nhiên, nếu tình trạng lạm phát và suy thoái kéo dài, chi tiêu của những người thu nhập cao cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong bối cảnh đó, tăng vốn sẽ là yếu tố tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ, vì số tiền thu được sẽ được sử dụng để tài trợ cho việc mở rộng trong tương lai hoặc để giảm tỷ lệ D/E [hệ số nợ/vốn chủ sở hữu] xuống mức an toàn hơn trong môi trường lãi suất tăng.

Video liên quan

Chủ Đề