Vì sao gọi là đặc khu bắc vân phong

Vì sao gọi là đặc khu bắc vân phong
Đoàn công tác do Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm trưởng đoàn, khảo sát Khu kinh tế Vân Phong. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)

Qua 15 năm hình thành, Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa vẫn chuyển động một cách chậm chạp và khu vực phía Bắc gần như không dịch chuyển; quá ít dự án có quy mô lớn, mang tính động lực cho cả khu phát triển.

Tuy nhiên, để Vân Phong “bừng tỉnh” cần phát huy tiềm năng và lợi thế của Khu kinh tế Vân Phong trong giai đoạn mới để từ đó, có những quyết sách phù hợp cho khu kinh tế này.

Tiềm năng vẫn "ngủ yên"

Khu kinh tế Vân Phong được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006, với tổng diện tích khoảng 150.000ha (70.000ha mặt đất và 80.000ha mặt nước), nằm trên địa bàn huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Đến năm 2014, Thủ tướng Chính có Quyết định 380/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2030. Theo đó, khu kinh tế này mang tính chất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trong đó có cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. Đồng thời, là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận.

Tuy nhiên, qua 15 năm hình thành, Khu kinh tế Vân Phong vẫn “chuyển động” một cách chậm chạp. Tính đến nay, Khu kinh tế Vân Phong chỉ mới thu hút được 153 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD; trong đó có trên 120 dự án đầu tư trong nước và 30 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đã thực hiện chỉ đạt gần 1,4 tỷ USD. Mặc dù đã có 94 dự án đã đi vào hoạt động, nhưng phần lớn là những dự án có quy mô nhỏ, vốn đầu tư không lớn.

Một số dự án “ăn nên, làm ra” như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đóng tàu Hyundai Việt Nam (vốn đầu tư 350 triệu USD), kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (125 triệu USD), sau thời gian hoạt động được đánh giá có hiệu quả lớn và nhiều triển vọng, nhưng chưa thể làm nên hình hài cho cả một khu kinh tế rộng lớn.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa thừa nhận: “Kết quả thu hút đầu tư của Khu kinh tế Vân Phong còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, nhất là khu vực Bắc Vân Phong. Vì vậy, khu kinh tế chưa phát triển như kỳ vọng là trở thành vùng phát triển kinh tế động lực của địa phương và của vùng như phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.”

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do việc bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án lớn gặp khó khăn, năng lực tài chính của một số nhà đầu tư còn hạn chế. Các thủ tục đầu tư dự án lớn theo quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, môi trường… chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục thẩm định, phê duyệt từ các bộ, ngành mất nhiều thời gian nên ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.

[Trải thảm mời gọi đầu tư vào khu vực kinh tế Bắc Vân Phong]

Bên cạnh đó, do nằm ngoài nhóm tám khu kinh tế ven biển được ưu tiên tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, nên nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ Trung ương để đầu tư hạ tầng hàng năm cho khu kinh tế còn thấp, chỉ mới đáp ứng một phần các dự án hạ tầng thiết yếu, chưa thể bố trí cho các dự án hạ tầng xã hội…

Trong giai đoạn 2016-2020, Khu kinh tế Vân Phong chỉ mới được đầu tư hơn 870 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu tập trung cho các công trình hạ tấng giao thông trục chính đang triển khai dở dang, chứ chưa thể mở rộng hệ thống giao thông nội bộ, cũng như liên kết ra bên ngoài khu kinh tế.

Để Vân Phong "bừng tỉnh"

Đầu năm nay, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết về phát triển Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu xây dựng nơi đây trở thành khu kinh tế ven biển được ưu tiên tập trung đầu tư, tính chất tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển thành vùng kinh tế động lực của Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ.

Ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho rằng, việc đầu tiên mà Khánh Hòa phải làm đó là điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong khu kinh tế để thực hiện công tác kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa tập trung nghiên cứu và sớm hoàn thiện đề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khu kinh tế Vân Phong để trình cấp có thẩm quyền thông qua, tạo cơ sở cho việc triển khai và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của khu kinh tế này.

Vì sao gọi là đặc khu bắc vân phong
Khu vực cảng Bắc Vân Phong được tỉnh đặt mục tiêu phát triển trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, tạo đột phá cho tỉnh. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)

Chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025, tỉnh Khánh Hòa có chủ trương đầu tư các dự án như đường giao thông ngoài cảng trung chuyển quốc tế, các tuyến đường 652B, 652D, Sơn Đừng-Khải Lương với tổng kinh phí dự kiến khoảng trên 2.110 tỷ đồng.

Đầu tháng 5/2021, dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương về làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khi đề cập đến xu hướng phát triển Khu kinh tế Vân Phong đã nhấn mạnh, trước hết, Khánh Hòa cần bắt nhịp được với xu hướng phát triển mới nhất của các khu kinh tế trên thế giới. Đây phải là một khu kinh tế hiện đại, thông minh, đẳng cấp, bền vững và bao trùm; là nơi phát triển mạnh về kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, xây dựng khu kinh tế không chỉ có tác động tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa mà còn phải lan tỏa cho cả các tỉnh khác trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Đồng thời, đây cũng phải là điển hình, hình mẫu về phát triển kinh tế biển.

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá Vân Phong có ưu thế rất lớn là cảng nước sâu, với luồng vào cảng -22m đảm bảo cho các loại tàu hàng lớn cập cảng, lại nằm trên tuyến hàng hải quốc tế đi châu Âu, Đông Bắc Á và Hoa Kỳ. Vì vậy, cần phát triển Vân Phong thành khu kinh tế thương mại tự do quốc tế gắn với cảng quốc tế nước sâu.

Cùng với những dự án có quy mô lớn đang trong giai đoạn đầu triển khai xây dựng, thi công, như nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong, Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong, Nhà máy điện Mặt Trời KN Vạn Ninh …, nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các dự án công nghiệp năng lượng có quy mô khá lớn tại đây. Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủng hộ chủ trương đầu tư hai dự án của Công ty Millennium Energy (Hoa Kỳ), bao gồm dự án Trung tâm điện khí hóa lỏng LNG và kho cảng đầu mối LNG Vân Phong tại khu vực phía nam Khu kinh tế Vân Phong.

Ngoài ra, các Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn J-Power của Nhật Bản, Tập đoàn Petrolimex, Tập đoàn Viglacera… cũng đã đưa những đề xuất ban đầu cho những dự án có mức đầu tư lớn khác. Trong khi đó, tỉnh Khánh Hòa đưa ra mục tiêu, trong giai đoạn 2021-2025, phải thu hút tối thiểu nguồn vốn đầu tư mới vào Khu kinh tế Vân Phong đạt 150.000 tỷ đồng, vốn giải ngân tối thiểu đạt 75.000 tỷ đồng./.

Tiên Minh (TTXVN/Vietnam+)

Nhiều dự án đột phá

Ngoại trừ Phú Quốc vốn vẫn “dập dìu kẻ đón người đưa”, thì việc Vân Đồn, Bắc Vân Phong sắp trở thành đặc khu - dự kiến sau khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5 tới - đã khiến không ít nhà đầu tư tràn đầy kỳ vọng. Họ muốn đầu tư vào các đặc khu này các dự án quy mô lớn.

Vì sao gọi là đặc khu bắc vân phong
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đến tháng 8/2018 sẽ đưa vào vận hành thương mại. 

Mới đây nhất, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) của “ông vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn đã tới Khánh Hòa để bày tỏ mong muốn được đầu tư một chuỗi dự án tại Bắc Vân Phong, với quy mô lên tới 50 tỷ USD. 

Thông tin cho biết, IPP - cùng với đối tác liên danh KPMG Hàn Quốc - sẽ xây dựng các dự án cảng nước sâu, sân bay, khu nghỉ dưỡng phức hợp có casino, sân golf, cảng du lịch với các tàu lớn nhất thế giới có thể ghé thăm, thậm chí cả các khu dân cư công nghiệp công nghệ cao…, nhằm biến Bắc Vân Phong trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch của  ASEAN.

Tất nhiên, với một đại kế hoạch như vậy, IPP sẽ không một mình, mà sẽ xây dựng cơ chế để thu hút các nhà đầu tư khác, trong đó có nhà đầu tư quốc tế.

Ngoài kế hoạch đầu tư ở Bắc Vân Phong, hồi đầu tháng 4 vừa qua, IPP cũng đã tới Vân Đồn để đề xuất kế hoạch tham gia đầu tư xây dựng cửa hàng và siêu thị miễn thuế; xây dựng khu bán hàng thời trang outlet; xây dựng khu thương mại và ẩm thực phố đi bộ trong khu phi thuế quan tại Vân Đồn… Ngoài ra, IPP cũng muốn phối hợp với Tổng công ty Hàng không Việt Nam xây dựng nhà ga quốc tế T2 ở Sân bay Phú Quốc…

Cũng tại Vân Đồn, liên danh các nhà đầu tư Vision Transportation Group (VTG), Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hải Đăng và Công ty Đầu tư và Phát triển Sunny World cũng đã đề xuất đầu tư chuỗi dự án đường sắt cao tốc kết nối Móng Cái - Vân Đồn; Khu đô thị công nghiệp, cảng nước sâu Hòn Nét - Con Ong; Khu đô thị phức hợp phía Bắc đảo Cái Bầu, với quy mô vốn đầu tư lên tới 10 - 15 tỷ USD. 

Tuy mọi kế hoạch đầu tư này mới chỉ nằm trong… kế hoạch, còn một chặng đường dài để trở thành quyết định chính thức và đi tới triển khai, song rõ ràng, sự có mặt của các đại gia với các dự án đầu tư quy mô lớn đã chứng minh cho sức hấp dẫn của các đặc khu. 

Thực tế, trước khi các nhà đầu tư này tới, hàng loạt dự án quy mô lớn đã được đầu tư tại Phú Quốc. Cũng không ít đại gia, như Vingroup, Sun Group… đã đăng ký đầu tư các dự án lớn ở Vân Đồn, mà một trong số đó là Sân bay Vân Đồn - đang chuẩn bị được vận hành.

Nỗi lo về chuyện làm sao có được hơn 1,57 triệu tỷ đồng để phát triển các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cũng không hẳn là quá lớn, nếu nhìn từ động thái nhiều nhà đầu tư muốn dốc vốn vào đây. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để biến các cơ hội thành hiện thực. Một khi vốn được đổ vào, các đặc khu nói riêng, kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung sẽ có cơ hội cất cánh, khi ấy không còn phải lo “đầu tư vào đặc khu, một vốn bao nhiêu lời” nữa.

Chờ đón “đại bàng”

Có một câu hỏi đã được nhiều chuyên gia kinh tế đặt ra khi thảo luận về Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, đó là chúng ta lập đặc khu để… “cho ai”, nói chính xác hơn là để thu hút đầu tư từ đâu. Và lời khẳng định từ TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cũng như của nhiều vị chuyên gia khác, đó là đặc khu phải là “cuộc chơi” của những ông lớn nước ngoài. 

Theo cách dùng từ của ông Thiên, thì đó phải là “nhà đầu tư hạng nhất”. Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái cho rằng, đó phải là “đại bàng”, là “phượng hoàng”, chứ không phải là “chim sẻ”… Có lẽ, đó cũng là lý do vì sao, trong Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, khi đề cập tiêu chí đối với các nhà đầu tư chiến lược, thì một trong những tiêu chí được ưu tiên là các doanh nghiệp đó nằm trong top 500 Fortune thế giới. 

Một tiêu chí khác, đó là nhà đầu tư phải có dự án đầu tư quy mô tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển của đặc khu. Tuy nhiên, con số này được các chuyên gia cho là còn thấp, cần phải nâng lên để tìm kiếm được các nhà đầu tư có chất lượng hơn. “Luật phải có thể chế vượt trội để các nhà đầu tư Âu, Mỹ cũng muốn đầu tư vào”, chuyên gia Võ Đại Lược nói.

Thực tế hiện nay, tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và cả Phú Quốc, mới chủ yếu là các tên tuổi Việt Nam tham gia đầu tư. Và dù chưa có những quyết định cuối cùng, song nhiều khả năng, Vingroup, Sun Group… sẽ là những nhà đầu tư chiến lược đầu tiên tại các đặc khu. Còn các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều người đến rồi lại đi, trong khi cái đích muốn hướng tới, theo TS. Trần Đình Thiên, phải là các tập đoàn hàng đầu thế giới, có tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ hiện đại, có trình độ quản trị tiên tiến… Chỉ những chú “đại bàng” này mới đủ sức “xoay chuyển cuộc chơi”, biến đặc khu trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn ở quy mô toàn cầu, cạnh tranh được với các đặc khu khác trên thế giới và trở thành cực tăng trưởng cho kinh tế toàn vùng và cả nước. 

Kể câu chuyện cách đây nhiều năm, khi các đại gia nước ngoài đề xuất kế hoạch đầu tư cả chục tỷ USD, trăm tỷ USD ở Phú Yên, ở Khánh Hòa, song không thể trở thành hiện thực do cơ chế bị bó buộc, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược cho rằng, để đặc khu lần này xây dựng thành công, phải bỏ các ràng buộc và quan trọng nhất là, phải có thể chế vượt trội.

“Thể chế quan trọng hơn ưu đãi”, chuyên gia Võ Đại Lược nhấn mạnh.  

Liên quan đến chuyện thu hút các “đại bàng” tới Việt Nam làm tổ, trong hai ngày 30/4 và 1/5 mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã lần đầu tiên tham dự Hội nghị quốc tế về khu tự do, được tổ chức tại Dubai (UAE), với chủ đề “Khu tự do 10X: Con đường đưa đến thịnh vượng”. Tại sự kiện này, Bộ trưởng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn lớn trên toàn cầu và mời gọi họ tới đầu tư vào 3 đặc khu đầy tiềm năng của Việt Nam.

(Theo baodautu.vn)