Vì sao không ăn nội tạng

Những lưu ý "vàng" khi ăn nội tạng để tránh rước bệnh vào thân

Chia sẻ

Các món ăn từ nội tạng động vật đều rất hấp dẫn và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, khi ăn nội tạng động vật, đừng bỏ qua những điều này để đảm bảo sức khỏe.

Lợi ích của ăn nội tạng động vật

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, xét về mặt dinh dưỡng, nội tạng động vật có hàm lượng calo tương tự thịt nạc [từ 100-150 calo/100 gram], hàm lượng protein khoảng 16-22% trọng lượng [trừ não và tủy] và hàm lượng chất béo trung bình từ 5-7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.

Một số bộ phận tiêu biểu như gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương. Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất sắt. Óc giàu niacin, phosphorus, B12 và vitamin C. Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt và các loại vitamin...

Phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo. Khi ăn tim, gan, thận có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu thiếu sắt rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.

Tác hại của ăn nội tạng động vật

Hầu hết nội tạng động vật đều an toàn nếu bạn sử dụng với tần suất thấp. Nhưng với những ai thường xuyên ăn gan, thận, lòng... từ động vật, coi đó là món ăn hàng ngày thì nên cân nhắc về các nguy cơ sức khỏe.

Nội tạng động vật biết cách chế biến và ăn sẽ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý hoặc lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì trong ruột của các loại động vật có rất nhiều vi khuẩn, ví dụ như E.coli, các vi khuẩn có thể là gây tả, kiết lị, thương hàn… hay các vi khuẩn gây lao, bệnh than… nếu lúc chế biến mà không làm sạch sẽ hoặc không nấu chín kỹ thì khi ăn rất dễ nhiễm bệnh.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nên sử dụng nội tạng có nguồn gốc rõ ràng. Khi mua về cần phải chế biến vệ sinh sạch sẽ rồi nấu chín kỹ. Cần để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ, cao ráo không bị ô nhiễm hoặc có thể lây nhiễm bởi thực phẩm bẩn khác sang. Thực phẩm sống và chín cần để riêng biệt.

Ngoài ra, các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa: Tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân, béo phì…Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sản phẩm nội tạng động vật có thể tốt với người này song lại gây hại với người khác, vì vậy không nên lạm dụng. Bên cạnh đó, chúng còn tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho người.

Ăn nội tạng động vật đúng cách sẽ có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Những lưu ý khi ăn nội tạng động vật

Không để chung thực phẩm chín và sống cùng nhau:Để tránh tình trạng nhiễm chéo từ các nguồn thực phẩm bẩn khác. Bảo quản thực phẩm chín ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

Những người không nên ăn nội tạng: Người già, người thừa cân, béo phì, người bị rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, huyết áp, gout hoặc mắc bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật.

Người khỏe mạnh nếu ăn nội tạng động vật với một lượng phù hợp sẽ rất có lợi ích cho cơ thể, nhưng phải kiểm soát số lượng. Người trưởng thành chỉ nên ăn nội tạng 2 - 3 lần/tuần [mỗi lần khoảng 50 - 70g], trẻ em ăn 2 lần/tuần [khoảng 30 - 50g mỗi lần].

Không để qua đêm: Tuyệt đối không dùng nội tạng để qua đêm. Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn trở lại dù đã được làm sạch và cẩn thận đến mức nào. Hơn nữa, nội tạng để qua đêm dễ bị ôi thiu, hay có mùi hôi khó chịu. Cách tốt nhất là không nên để lại, và bỏ đi nếu ăn thừa.

Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc: Theo các cơ quan chức năng, hiện nay trên thị trường xuất hiện tình trạng thương lái nhập lậu nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi, thiu rồi giao cho các cửa hàng chế biến hay các điểm bán lẻ nội tạng. Vì vậy, khi mua các loại nội tạng, các bà nội trợ nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Biết cách chế biến nội tạng:Để chế biến nội tạng thành món ăn ngon bạn nên chế biến kết hợp với các thực phẩm khác. Việc sử dụng các thành phần khác khi ăn nội tạng động vật để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cân bằng hơn sau khi ăn. Ví dụ như bạn có thể chế biến nội tạng với tỏi tây, bắp cải hoặc cần tây, có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào cơ thể, đồng thời có thể khiến các thực phẩm tiếp tục bổ sung cho nhau về dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

Nguồn: //www.nguoiduatin.vn/nhung-luu-y-vang-khi-an-noi-tang-de-tranh-ruoc-benh-vao-than-a535023....Nguồn: //www.nguoiduatin.vn/nhung-luu-y-vang-khi-an-noi-tang-de-tranh-ruoc-benh-vao-than-a535023.html

Nội tạng heo đổi món theo kiểu này, lưu ý ăn xong sẽ bị nghiện

Nội tạng heo như dạ dày hay tim luộc mãi cũng chán rồi, chị em thử đổi món làm theo kiểu này, thành phẩm đậm đà, thơm...

Bấm xem >>

Ở Việt Nam, nội tạng động vật được coi là một món đặc sản, thậm chí nhiều người mê mẩn những món ăn được làm từ nội tạng động vật. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, nội tạng động vật ẩn chứa nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan tới tim mạch, bệnh gút, tăng mỡ máu… và một số bệnh khác. Chính vì vậy nhiều nước, họ hoàn toàn loại bỏ nội tạng động vật ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình. Trong bài viết này sẽ cùng các bạn làm rõ hơn về lý do người nước ngoài ít ăn nội tạng động vật một cách đầy đủ và rõ ràng nhất nhé.

Nội tạng động vật bao gồm các phần như tim, gan, cật, lòng, thận, não… những bộ phận này được đánh giá là rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng. Trong gan, thận có nhiều vitamin A, kẽm, sắt  có tác dụng bổ mắt và tốt cho tim mạch, hỗ trợ giảm các bệnh gây viêm. Óc động vật nói chung chứa axit béo omega 3 giúp bảo vệ não người và tủy sống. Tim và lưỡi thì lại có nhiều dinh dưỡng tốt cho những người hồi phục sau khi bệnh hoặc phụ nữ mang thai.

Thực tế, trước đây khi còn nhiều khó khăn đói khổ và chiến tranh, nhiều nước đã tận dụng nội tạng động vật để chế biến món ăn để tiết kiệm thực phẩm, nhưng sau này, sau khi qua giai đoạn khó khăn, chúng hầu như bị loại bỏ khỏi danh sách món ăn hàng ngày.

Có thể thấy rõ khi nhiều người châu Âu và người Mỹ không thể chấp nhận dùng những thứ bỏ đi [nội tạng động vật] để làm thực phẩm ăn uống hàng ngày. Sau khi giết mổ, nội tạng động vật tại các nước này sẽ bị bỏ đi hoặc sơ chế cấp đông xuất khẩu sang các nước khác trong đó có Việt Nam. Chỉ có 1 bộ phận rất nhỏ những người châu Âu vẫn ăn một số loại nội tạng động vật như gan ngỗng, dạ dày bò… là những phần ít trong số các loại nội tạng khác nhưng số lượng này chiếm rất ít và mức độ ăn cũng hạn chế.

Còn ở nhiều quốc gia ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, hiện nay, nội tạng động vật đa dạng không bỏ phí phần nào, phần nào cũng được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày.

Lòng Lợn 

Những lý do khiến bạn nên ăn nội tạng động vật một cách điều độ

Dù nội tạng động vật có nhiều chất dinh dưỡng như trên, tuy nhiên so sánh với mức độ tác hại của chúng gây nên nếu ăn không đúng cách thì vẫn khiến nhiều người lo ngại. Đây chính là lý do người nước ngoài ít ăn nội tạng động vật. Còn với những bạn khoái khẩu món ăn này, hãy nên biết những thông tin sau để có chế độ ăn phù hợp không ảnh hưởng tới sức khỏe của mình:

  • Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt đỏ, thường xuyên ăn chúng sẽ làm tăng mỡ máu và không tốt cho tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng chỉ nên bổ sung lượng chất béo bão hòa bằng 56% lượng calo cơ thể sử dụng hàng ngày có nghĩa là rất ít mà thôi.
  • Nhiều cơ sở chế biến, làm các món ăn từ nội tạng động vật không hợp vệ sinh, có thể nhiễm nhiều loại giun sán, vi khuẩn, chất độc nguy hại cho người sử dụng và đơn giản nhất là gây đau bụng, giun sán.... Một số nội tạng động vật như phần ruột, dạ dày,tràng... được nuôi bằng nguồn nước bẩn kém vệ sinh còn chứa vi khuẩn E.coli gây bệnh tả, tiêu chảy, thương hàn cực kỳ nguy hiểm đặc biệt ở trẻ nhỏ.
  • Tình trạng sử dụng các loại hóa chất độc hại tẩy lòng heo trắng sáng và không còn mùi hôi thối ở nhiều nơi còn làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn.  Ngoài ra gan và thận được coi như máy giải độc của cơ thể tất cả động vật vì vậy nó sẽ chưa một  số lượng độc tố nhất định, chẳng may ăn phải cũng dễ ngộ độc.
  • Quá trình chăn nuôi, nếu không đảm bảo được, người chăn nuôi sử dụng nhiều thuốc tăng trọng, thuốc trị bệnh, chì, asen... hoặc không tuân thủ liệu trình chữa bệnh cho động vật cũng sẽ để lại dư lượng hóa chất, thuốc trong các phần nội tạng này.
  • Việc ăn nội tạng sống như món tiết canh của người Việt dễ dẫn đến bệnh nhiễm liên cầu khuẩn. Ở tình trạng nhẹ, bệnh nhân có thể đau bụng dữ dội, bị viêm ruột. Nặng hơn, các liên cầu khuẩn này lan rộng khắp cơ thể gây hoại tử tứ chi, phá hoại não và thậm chí tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Nội tạng động vật

- Chỉ mua nội tạng động vật ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, còn tươi. Khi chế biến đảm bảo vệ sinh, rửa sạch với nước, nấu chín kỹ.

- Khi bảo quản nội tạng động vật không nên để chúng chung với thịt, tránh tình trạng bị lây nhiễm vi khuẩn từ các nguồn thực phẩm bẩn khác.

- Nên sử dụng lượng nội tạng động vật phù hợp, không nên ăn quá nhiều: Người trưởng thành chỉ nên dùng 2 lần trong tuần [khoảng 50-70 g một lần], trẻ em sử dụng 1 lần một tuần [khoảng 30-50 g mỗi lần] để tránh việc ảnh hưởng tới tim mạch.

- Những người già, người béo phì, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc các bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên ăn nội tạng động vật.

Video liên quan

Chủ Đề