Vì sao bầu không được uống sâm mật ong

Nhân sâm từ lâu đã nổi tiếng là  thuốc quý, chữa được nhiều bệnh, tăng cường sức khỏe, thậm chí còn được mệnh danh là thành thuốc “cải tử hoàn sinh”. Vậy bà bầu uống nước sâm được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sâm có tính nóng, nếu uống nhiều sẽ khiến bà bầu dư khí,gây nóng trong, không tốt cho cả mẹ và bé.

Nhiều người thường mắc sai lầm khi cho rằng bà bầu uống nước sâm nhiều sẽ giúp con sinh ra được thông minh, khỏe mạnh. Ngược lại, bà bầu uống nước sâm sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi

Uống nước sâm mang đến nhiều tác hại cho cả mẹ và bé như ức chế đông máu, ảnh hưởng giấc ngủ, gây nóng trong. Những trường hợp nặng hơn cũng có nguy cơ xảy như gây dị tật thai nhi, huyết áp cao,…

Uống nước sâm mang đến nhiều tác hại cho cả mẹ và bé như ức chế đông máu, ảnh hưởng giấc ngủ, gây nóng trong

Thành phần dinh dưỡng có trong nước sâm

32 hợp chất soponin triterpen

30 chất là saponin dammaran

7 hợp chất polyacetyle

17 acid amin

17 acid béo [acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic,…]

20 nguyên tố di lượng cần thiết cho cơ thể [như Fe, Mn, Co, Se, K,…],

Các loại vitamin A, B1, B2, C,…

Một số thành phần khác như glucid, tinh dầu, chất xúc tác polipeptit, polisaccarit, đường saccazo, adcid sunfuric, đường glucose, đường mạch nha,…

6 tác hại khi bà bầu uống nước sâm

1. Gây dị tật thai nhi

Ở người bình thường, Ginsenonside – chất tìm thấy trong nước sâm giúp tăng cường trí nhớ, hạn chế ung thư di căn. Tuy nhiền, đối với bà bầu, chất Ginsenonside có khả năng gây ra những bất ổn trong sự phát triển các chi, mắt và não của thai nhi

2. Làm loãng máu

Trong y học, các chất có tác dụng làm loãng máu đều chống chỉ định với phụ nữ mang tha. Bà bầu uống nước sâm sẽ ngăn ngừa cơ thể sản sinh ra chất làm đông máu, có thể khiển phụ nữ mang thai bị băng huyết hoặc gây ra các biến chửng sản khoa.

3. Gây mất ngủ

Giấc ngủ là một trong những yếu tố cấu thành nên một thai kỳ khỏe mạnh. Nước sâm có tác dụng giúp người uống tỉnh táo, giảm căng thẳng. Vì thế, khi bà bầu uống nước sâm sẽ dẫn đến trường hợp quá tỉnh táo khiến mẹ bầu mất ngủ từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng hơn.

4. Mất cân bằng lượng đường

Bà bầu uống nước sâm sẽ khiến cho lượng đường trong máu bị mất cân bằng, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, gây chóng mặt, hạ nhịp tim… rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

5. Gây nóng trong

Các mẹ bầu thường nghĩ rằng uống nước sâm sẽ giúp thanh nhiệt. Nhưng không, sâm là loại có tính nóng, dễ khiến cơ thể “bốc hỏa”, khó chịu, bức bối trong người.

6. Chứng ốm nghén nặng hơn

Giai đoạn mang thai là giai đoạn bà bầu có những thay đổi nội tiết rõ rệt. Biểu hiện tiêu biểu chính là tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi. Bà bầu uống nước sâm nhiều sẽ khiển chứng ốm nghén nặng hơn, gây ra bệnh đau đầu, mỏi cổ, lưng,…

5 thức uống có thể thay thế nước sâm cho bà bầu 

1. Nước lọc

Dù mang thai hay không thì nước luôn là một trong những yếu tố duy trì sức khỏe cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần uống khoảng 3 lít nước [10 – 12 cốc nước]. Để đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi bà bầu nên uống nước sạch.

Nước lọc là thức uống không thể thiếu cho bà bầu

2. Sữa

Bà bầu uống sữa sẽ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như canxi, protein, các loại vitamin, chất béo… Một lưu ý nhỏ là bà bầu hãy lựa chọn những loại sữa đã qua tiệt trùng. Nếu bà bầu uống sữa tươi chưa qua xử lý có thể nhiễm vi khuẩn Listeria, gây tiêu chảy và ảnh hưởng đến thai nhi.

bà bầu không nên uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng

3. Nước mía

Theo các chuyên gia, nước mía có nhiều tác dụng tích cực với cơ thể mẹ bầu trong thai kỳ như cung cấp vitamin, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch… Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên uống nước mía trong buổi trưa nắng hoặc buổi xế chiều để bù nước sau khi ngủ dậy. Không uống vào sáng sớm, trước bữa ăn hoặc chiều tối vì sẽ làm ảnh hưởng dạy dày và hệ tiêu hóa.

Bà bầu uống nước mía đúng cách sẽ có nhiều tác dụng

4. Nước cam

Thay vì bà bầu uống nước sâm, nước cam cũng là một lựa chọn khôn ngoan. Nước cam không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn bổ sung một lượng lớn vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin C và axit folic. Tuy nhiên, bà bầu nên uống nước cam sau khi ăn từ 1-2 tiếng, khi cơ thể không quá no cũng như quá đói. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên uống nước cam vào buổi tối.

Nước cam chứa nhiều vitamin C và khoáng chất

5. Nước ép cà rốt

Cà rốt là một trong các loại rau củ thơm ngon, bổ dưỡng và vô cùng quen thuộc trong thức đơn hàng ngày. Cà rốt chứa nhiều các vitamin, chất khoáng, protein, chất béo, chất xơ có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng. Tuy vậy, các mẹ bầu chỉ nên uống 500ml nước ép cà rốt cho một tuần là an toàn nhất, Tránh lạm dụng vì sẽ gây ra quá tải gan cho bà bầu.

Bà bầu chỉ nên uống 500ml nước ép cà rốt mỗi tuần

Qua những thông tin mà Medplus đã tổng hợp, mong rằng đã giải đáp những thắc mắc về bà bầu uống nước sâm được không, thành phần dinh dưỡng, tác hại của nước sâm và một số thức uống có thể thay thế nước sâm giúp mẹ an thai.

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm:

Nguồn: Tổng hợp

1. Những đối tượng nào không nên dùng sâm ngâm mật ong

1.1. Trẻ em [dưới 15 tuổi]

Đối tượng đầu tiên cần lưu ý không nên sử dụng sâm ngâm mật ong đó chính là trẻ em dưới 15 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ em đang có sự phát triển vượt trội về trí tuệ và thể lực mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ các sản phẩm chức năng.

Trẻ em sử dụng nhân sâm quá sớm sẽ làm kích thích sự phát triển sớm nhu cầu ham muốn tình dục gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ. Phụ huynh đừng quá kỳ vọng vào tác dụng thần kỳ của nhân sâm mà khiến trẻ em phát triển quá sớm.

1.2. Phụ nữ có thai

Đối tượng tiếp theo cần đặc biệt tránh xa món ăn đại bổ này đó chính là  phụ nữ có thai. Nhân sâm giúp bổ khí nên dễ dẫn đến tình trạng nóng trong, mật ong lại là chất kích thích sự co bóp của tử cung. Chính vì thế, nếu sử dụng nhân sâm ngâm mật ong sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

1.3. Người bị bệnh huyết áp thấp và đường trong máu thấp

Đối với những người có lượng đường trong máu thấp hoặc huyết áp thường xuyên bị giảm tuyệt đối không sử dụng hỗn hợp sâm ngâm mật ong. Lý do là bởi vì trong mật ong có chứa hoạt chất tương tự với Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Nếu sử dụng sẽ có những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh.

Những đối tượng nào không nên dùng sâm ngâm mật ong

1.4 Người vừa mới phẫu thuật xong

Những người vừa ốm dậy rất thích hợp để sử dụng nhân sâm. Bạn có thể tham khảo rất nhiều thông tin rằng các cầu thủ Việt Nam uống nhân sâm mỗi sáng để tăng thể lực. Thế nhưng đối với những người vừa phẫu thuật xong, do bị mất máu nhiều nên nếu hấp thụ quá nhiều dưỡng chất trong nhân sâm sẽ dễ dẫn đến gan chướng, nghẽn khí và gây chảy máu nội tạng.

1.5 Người rối loạn chức năng đường ruột

Những người bị rối loạn chức năng đường ruột không được sử dụng hỗn hợp sâm ngâm mật ong. Lý do là bởi vì mật ong có thể làm cho đường ruột bị co thắt, dẫn đến hiện tượng như đi ngoài hay táo bón.

1.6 Người dễ bị dị ứng

Đây là nhóm đối tượng cuối cùng không nên sử dụng sâm ngâm mật ong. Trong nhân sâm có các hoạt chất kích thích còn mật ong lại chứa các chất xúc tác và protein. Điều này khiến cho những người dễ bị dị ứng không nên sử dụng sản phẩm này.

2. Cách ngâm sâm với mật ong hiệu quả nhất

Để được một hũ nhân sâm ngâm mật ong chất lượng, bạn cần chọn nhân sâm tươi loại 8-10 củ/1 lít mật ong nguyên chất. Ngâm sâm tươi với mật ong theo tỷ lệ 4:6 tức là 750g sâm thì cho 1 lít mật ong là vừa.

Sâm tươi thái lát, sau đó cho mật ong vào ngập mặt và đóng kín bình. Nếu muốn ăn ngọt hơn, bạn có thể cho thêm mật ong vào. Lưu ý là dùng hũ thủy tinh để đựng hỗn hợp này, sau 7 ngày là đã có thể đem ra dùng. Để có được sâm ngâm mật ong chất lượng bạn có thể mua hồng sâm từ các thương hiệu nổi tiếng như thương hiệu Daedong Korea…

3. Sâm tươi ngâm mật ong bao lâu thì dùng được?

Sâm ngâm mật ong thông thường bạn có thể sử dụng được sau 7 ngày. Thế nhưng để các dưỡng chất trong nhân sâm ra hết và mật ong ngấm vào sâm khi đó hỗn hợp sẽ có nhiều tác dụng hơn, đồng thời sâm cũng thơm ngon và bổ dưỡng hơn rất nhiều. Thời gian lý tưởng là từ 3-6 tháng để phát huy hết tác dụng của sâm ngâm mật ong.

Cách sử dụng sâm tươi cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng đũa sạch, gắp sâm ra và sử dụng trực tiếp. Hoặc nếu sợ sâm ngọt quá thì bạn có thể pha một ít nước ấm rồi cho miếng sâm đã ngâm vào và thưởng thức.

Mật ong có tính kháng khuẩn cao nên nó là môi trường bảo quản khá tốt cho nhân sâm

4. Sâm ngâm mật ong bị sủi bọt có sao không?

Khi ngâm sâm tươi nhiều bạn thấy tình trạng lọ ngâm bị sủi bọt. Thực tế mật ong có tính kháng khuẩn cao nên nó là môi trường bảo quản khá tốt cho nhân sâm. Nhưng với điều kiện đó là hàm lượng nước trong mật ong phải dưới 19%.

Vấn đề ở đây là ngâm sâm khô sẽ khó xảy ra tình trạng sủi bọt, còn sâm tươi thì khác. Vì sâm tươi có chứa nhiều nước nên tình trạng này khiến cho mật ong cũng gia tăng thêm lượng nước. Nếu trong thời gian ngắn thì không sao, còn để lâu dễ dẫn đến hiện tượng sủi bọt và gây chua.

Khi lọ sâm ngâm mật ong bị sủi bọt, cách đơn giản để xử lý tình trạng này đó chính là dùng thìa hoặc đũa sạch và khô để vớt bọt. Sau đó bạn hãy dùng nẹp để cố định cho sâm không bị nổi lên trên. Cuối cùng là đóng thật kín nắp để tránh không khí lọt vào bên trong dẫn đến tình trạng sủi bọt nặng hơn. Hoặc bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp từ các thương hiệu lớn như hồng sâm mật ong Hanil…

Nếu bạn không muốn sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm sẵn có, cách đơn giản nhất để có thể chế biến một hũ sâm nguyên chất ngay tại nhà đó chính là ngâm sâm với mật ong.

Video liên quan

Chủ Đề