Vì sao không nên ăn trầu với vôi mới

Từ xa xưa, trong dân gian nước ta đã có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, câu nói này không chỉ là một biểu tượng, một nghi thức của tình yêu, hôn nhân mà còn là một phương thuốc chữa trị cho chứng khó tiêu và bất lực. Người sử dụng thường xem nó vô hại và nghĩ rằng nó có lợi cho sức khỏe, nhưng ít ai biết được, lợi ích nó mang lại không thấm vào đâu so với hậu quả khủng khiếp mà người ăn trầu phải chịu đựng.

Từ xa xưa, nhai trầu không được coi là phong tục ở nhiều nơi, đặc biệt tại các nước châu Á như: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan [Trung Quốc], Việt Nam... mọi người nhai trầu để làm cơ thể ấm lên và tăng sự phấn khích. Cũng giống như nicotin, caffein và rượu, trầu được cho là một trong những chất làm cho đầu óc tỉnh táo phổ biến nhất trên thế giới.

Hình ảnh Qiu Zhen - huang bị thủng lỗ bên má trái do nhai trầu.

Tại nhiều nước châu Á, phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là đàn ông trong độ tuổi lao động rất thích ăn trầu và nhiều đàn ông cũng có thói quen này vì ăn trầu có thể giúp họ tỉnh táo suốt nhiều giờ lái xe, câu cá hay làm việc tại các công trường xây dựng.

Vậy nhưng ít ai biết, tục ăn trầu cũng là nguyên nhân khiến hàng chục nghìn người chết sớm. Những lợi ích nhỏ mà nó mang lại không thể nào sánh được với cái giá khủng khiếp mà nhiều người ăn trầu đang phải chịu đựng. Những người có thói quen ăn trầu có thể mắc bệnh niêm mạc miệng, khiến khoang miệng đổi thành màu nâu đỏ và lớp màng nhầy bị gấp nếp. Việc ăn trầu còn liên quan đến một dạng ung thư miệng gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy trong miệng và cũng có thể xảy ra ở phần sau của họng. Tỷ lệ ung thư miệng ngày càng cao ở những người sau hàng chục năm ăn trầu.

Hiện nay ở Đài Loan, nơi trầu không còn được gọi là “kẹo cao su Đài Loan”, chính quyền đang phải có những hành động quyết liệt để hạn chế thói quen đã có từ nhiều thế kỷ này của người dân và cảnh báo về tình trạng ung thư miệng do ăn trầu và giảm hàng ngàn người thiệt mạng mỗi năm.

Sự kết hợp nguy hiểm

Người ta có thể ăn lá trầu tươi, trầu khô như một “miếng thuốc hỗn hợp” để nhai. Thông thường khi ăn trầu, người ta sẽ sử dụng một miếng cau kết hợp với lá trầu đã được quết vôi rồi cho vào miệng nhai, có nơi còn cho thêm cả rễ chay, thảo quả, quế hoặc sợi thuốc lá.

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư cho biết, đáng lo ngại là những thành phần trong miếng trầu hầu hết là những chất có thể gây ung thư [trừ thảo quả và quế]. Vôi tôi dùng để phết lên lá trầu được cho là một yếu tố nguy hiểm bởi nó gây ra hàng trăm vết xước nhỏ li ti trong miệng và đây được cho là cửa ngõ cho các hóa chất gây ung thư xâm nhập qua niêm mạc miệng của người nhai trầu.

Giáo sư Hahn Liang-Jiunn, một chuyên gia về ung thư miệng tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết: “Khoảng một nửa đàn ông ở đây vẫn không biết rằng ăn trầu có thể gây ung thư miệng, mặc dù tỷ lệ mắc và tử vong vì ung thư miệng ở Đài Loan đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba thế giới”. Như trường hợp của Qiu Zhen-huang, 54 tuổi là một ví dụ. Ông là người có thói quen ăn trầu đã trên 10 năm và hoàn toàn không biết gì về những nguy hiểm khi ăn trầu. Ông cho biết: “Tôi bắt đầu nhai trầu vì thấy tất cả mọi người khác đều ăn trầu và chúng tôi chia trầu cho nhau để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp”. Sau này, khi bỏ ăn trầu được gần 20 năm, ông đã phát hiện mình bị bệnh. 3 năm trước đây, bên má trái của ông xuất hiện một lỗ nhỏ và chỉ trong 3 tháng lỗ nhỏ đó phát triển thành khối u lớn bằng quả bóng chơi golf. Điều này làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của ông. Ông nói: “Mỗi khi tôi ăn thứ gì, nó đều bị rớt ra. Tôi đã phải đắp một miếng gạc lên lỗ thủng và nó rất đau. Đời tôi đã bị ảnh hưởng rất nhiều vì nó, tôi không dám ra ngoài vì xấu hổ”. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, may mắn cho Qiu Zhen-huang, bệnh ung thư của ông đã thuyên giảm, má của ông đã được khôi phục lại.

Cũng theo Giáo sư Hahn: Mỗi năm, 5.400 người đàn ông Đài Loan như ông Qiu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng hoặc tổn thương tiền ung thư và khoảng 80 - 90% những người trong số họ là do có liên quan tới nhai trầu.

Giải quyết tai họa

Hiện chính quyền Đài Loan đang cố gắng để làm giảm nguồn cung cấp trầu cau trong nước bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp cho nông dân để chặt cây trầu và trồng  các cây khác thay thế. Các nước khác như Ấn Độ và Thái Lan cũng đã tung ra chiến dịch để hạn chế việc ăn trầu.

Vì các triệu chứng ung thư miệng phải 20 năm sau mới xuất hiện, nên có thể tất cả đã quá trễ đối với một số người mới bỏ ăn trầu gần đây. Đó chính là điều mà ông Qiu, một trong những người may mắn sống sót trước căn bệnh ung thư miệng, cảm nhận được một cách thấm thía nhất.        

[Theo BBC, 2015]

Việt Hà

Triệu chứng đầu tiên của ung thư miệng là các vết loét màu trắng hoặc màu đỏ bên trong miệng và chúng nhanh chóng  phát triển thành các khối u làm loét thịt. Không giống như các bệnh ung thư khác, những vết loét này rất khó khăn để che giấu và để lại tổn thương nặng nề về tâm lý và thể chất cho người bệnh.

Bệnh nhân nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa khám nếu xuất hiện các dấu hiệu:

Vết loét không lành sau 2 tuần; tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng; mảng trắng/đỏ/đen trong miệng, ổ nhổ răng không lành; răng lung lay không rõ nguyên nhân; trở ngại chức năng: khó nhai, khó nói, tăng tiết nước bọt; điều trị ung thư hốc miệng chủ yếu là phẫu trị và xạ trị, hóa trị chỉ là hỗ trợ, mục tiêu của việc điều trị là khỏi bệnh và đảm bảo chức năng thẩm mỹ có thể chấp nhận được.


Trầu cau vừa là nét đẹp văn hóa ngày Tết, vừa mang ý nghĩa về dược lý, hóa học, tạo ra nhiều bài thuốc trị liệu.

Bạn đang xem: Vôi Ăn trầu là vôi gì, Ý nghĩa dược lý trầu cau

"Miếng trầu là đầu câu chuyện", tục ăn trầu cau từ xa xưa là một nét đẹp văn hóa truyền thống người Việt, trở thành một nếp sống đẹp. Tết đến xuân về, trầu cau còn được sử dụng làm quà tặng.

Miếng trầu chỉ là một món nhai chơi nhưng lại nhiều ý nghĩa. 

Cây trầu, quả cau

Cây trầu họ Hồ tiêu, lá có vị cay nồng, mùi thơm gắt, tính ấm, tác dụng hoạt khí, tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm và sát trùng. Trong cuốn "Món ăn bài thuốc" của bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, người ta dùng lá trầu để trị đau bụng, đầy hơi, ợ hơi. Cách dùng như sau: hơ nóng lá trầu rồi đắp lên rốn hoặc vào các huyệt khí rồi dùng nhang hơ nóng phía trên. Việc hơ nóng có mục đích làm thuốc chất ngấm qua da vào phần trong để hành khí hoạt huyết.

Có người dùng lá trầu để đánh gió, trị cảm mạo. Cách dùng như sau: vò nát lá trầu, bọc vào trong miếng vải, nhúng nước sôi, đánh gió ở hai bên sống lưng [bàng quang kinh] với mục đích thông khí, đuổi tà khí. Cách này áp dụng cho trẻ em rất tốt vì da trẻ còn mỏng, không nên cạo gió.

Người ta còn dùng lá vò nát đắp quanh mụn nhọt, hoặc nấu nước tắm trị rôm sảy, ghẻ ngứa. Ngậm nước lá trầu trong miệng để trị bệnh viêm nha chu. Lá có các chất polyphenol kháng khuẩn, diệt được các khuẩn tụ cầu, trực trùng coli...

Xem thêm: Chuyên Viên Xuất Nhập Khẩu Tiếng Anh Là Gì, Nhân Viên Chứng Từ Trong Tiếng Anh

Trầu cau là một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Ảnh: Flickr

Đi liền với lá trầu không thể thiếu quả cau. Quả cau còn được gọi là bình lang, vị chát, hơi cay, tính ấm, đi vào các kinh tỳ vị, đại và tiểu trường. Quả cau có tính hạ khí, hành thủy, tác dụng sát trùng. Vỏ lợi tiểu. Hạt trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ. Trong quả cau còn có nhiều tanin và một alcaloit là arecolin. Hạt cau làm liệt thần kinh giun sán, giun sán không còn bám víu vào thành ruột được và dễ bị đẩy ra ngoài, dùng phối hợp với các thuốc khác.

Vôi ăn trầu

Vôi ăn trầu là vôi tôi để lâu. Calci hydronxyd hút CO2 để thành CaCO3 - vôi ăn trầu là hỗn hợp Ca[OH]2 và CaCO3, cho nên người rành ăn trầu không ăn vôi mới. Khi ăn trầu, dùng nhiều vôi có thể bị phỏng niêm mạc.

Phối hợp ba loại "trầu, cau, vôi" tạo thành một bài thuốc nhiều tính chất trị liệu, cũng như tạo ra nhiều hiện tượng hóa học và dược lý. Nhai nát lá trầu với cau rồi cho thêm một chút vôi tôi khiến miếng trầu có màu đỏ máu. Arecolin của hạt cau có tính kích thích tuyến nước bọt. Vì thế khi ăn trầu, phải luôn có ống nhổ kề bên để nhổ nước trầu, nếu khạc nhổ bừa bãi sẽ gây mất vệ sinh.

Arecolin của hạt có tác dụng làm chậm nhịp tim, tuy nhiên tính chất này bị triệt tiêu khi có muối vôi [Calci], do đó ăn trầu không sợ bị xáo trộn về nhịp tim. Đây cũng là một điều đáng ngạc nhiên khi ngày xưa, chưa ai biết làm thí nghiệm dược lý, chưa ai biết chất vôi ức chế tác dụng Arecolin thế nào. 

Miếng trầu từ lâu được biết đến công dụng bảo vệ hàm răng bởi lá trầu có tính chất sát trùng. Chất chát làm cho nướu răng co lại, ôm sát chân răng giúp hàm răng cứng, không bị lung lay. Tính sát trùng của lá trầu làm cho chân răng không bị sưng. Nhai trầu cũng là một tác động luyện tập hàm răng, cũng như người châu Âu nhai kẹo cao su. Đây là một phương pháp vật lý trị liệu rất hay.

Ăn trầu có thể ngừa nhiều bệnh, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề. Bã trầu và miếng trầu dính kẽ răng làm mất thẩm mỹ. Nước trầu nồng và chát, làm cho vị giác hết tinh vi, không nhận biết được các vị khác, môi khô. Vì vậy, sau khi ăn trầu nên đánh răng súc miệng. 


Chuyên mục: Tài liệu

Video liên quan

Chủ Đề