Vì sao lưỡi mất vị giác

Hỏi: Gần đây tôi thấy cảm giác về mùi vị không còn nhạy như trước, các món ăn chế biến hôm mặn, hôm nhạt… Xin hỏi bác sĩ có phải tôi đã bị rối loạn vị giác không, làm cách nào để khắc phục?Vũ Thị Thu [Nghệ An] 

Trả lời:

Rối loạn này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy theo nguyên nhân. Người ta chia sự rối loạn vị giác đó thành nhiều loại, gồm: giảm vị giác, vị giác ma [thấy một vị mà thực ra không có], mất cảm giác với một vị, không nếm được vị nào cả, môi và miệng nóng rát, khó chịu trong miệng. 

Rối loạn vị giác khiến bạn ăn không thấy ngon, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Có 3 vị trí gây ra rối loạn: tại các nụ nếm, dây thần kinh chuyển cảm giác nếm lên não, hoặc não không nhận biết được vị của hóa chất. 

Nguyên nhân gây ra rối loạn vị giác thì rất nhiều: tác dụng của dược phẩm; tổn thương dây thần kinh mặt số 7 và dây thần kinh thiệt hầu số 9; nhiễm nấm trên lưỡi; béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp; xạ trị ung thư đầu và cổ. 

Mất vị giác cũng chính là mất đi một hệ thống cảnh báo những nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp phải khi ăn phải thức ăn có chất độc, hư thối, thức ăn gây dị ứng… Nếu bạn thấy mình có các dấu hiệu chán ăn, giảm vị giác… bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, bởi bệnh rối loạn này có thể điều chỉnh được sau khi biết rõ nguyên nhân.

Song song với quá trình điều trị, bạn cần tránh xa các tác nhân gây rối loạn như giữ gìn vệ sinh răng miệng, ngưng hút thuốc lá, điều chỉnh dược phẩm gây ra thay đổi vị giác.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Khi khả năng nhận biết vị của lưỡi bị suy giảm [rối loạn vị giác] sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và gây tâm lý lo lắng.

Phân loại các rối loạn vị giác

Bệnh nhân bị rối loạn vị giác không cảm nhận được vị thức ăn ngọt, mặn, đắng, chua... và không thấy thức ăn ngon hay không ngon. Có khi bệnh nhân mất hết vị giác nhưng cũng có khi chỉ mất một phần vị giác hay cảm nhận sai lệch vị của một số thức ăn. Có thể phân loại rối loạn vị giác làm 2 trạng thái:

Giảm vị giác: Có các tình trạng như giảm cảm giác với mọi chất nếm, giảm vị giác một phần, chỉ giảm cảm giác với một vài vị, giảm vị giác hoàn toàn, loạn vị giác.

Mất vị giác: Là tình trạng bệnh nhân mất vị giác một phần, chỉ còn nhận biết một số chứ không phải toàn bộ cảm giác nếm; mất vị giác đặc biệt, không cảm nhận được vị của một số chất. Nặng hơn cả là mất vị giác hoàn toàn, mất hết chức năng vị giác, không còn phân biệt được ngọt, mặn, đắng, chua...

Có 3 vị trí gây ra rối loạn: tại các nụ nếm, dây thần kinh chuyển cảm giác nếm lên não hoặc não không nhận biết được vị của hóa chất.

Thuốc có thể là một trong những nguyên nhân gây rối loạn vị giác.

Nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn vị giác. Nguyên nhân hàng đầu là do tác dụng của một số thuốc điều trị. Nguyên nhân tiếp theo là do tổn thương dây thần kinh số 7 và dây thần kinh thiệt hầu số 9. Do nước bọt tiết ra ít khiến thức ăn không được hòa tan để nụ nếm tiếp thu vị. Do nhiễm nấm trên lưỡi nên gây mất vị giác. Ngoài ra, rối loạn vị giác còn do các nguyên nhân như mắc các bệnh mạn tính: béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Rối loạn vị giác cũng dễ gặp với các trường hợp: sau khi giải phẫu tai giữa, suy dinh dưỡng, nhổ răng hàm số 3; xạ trị ung thư đầu và cổ; ảnh hưởng của hóa chất diệt sâu bọ, hút quá nhiều thuốc lá...

Chấn thương đầu có thể gây tổn thương những khu vực của hệ thần kinh trung ương, quan trọng cho quá trình kích thích vị giác. Nó gây giảm vị giác, thậm chí là khứu giác và trong một số trường hợp chấn thương đầu nghiêm trọng, tình trạng này có thể tồn tại mãi mãi.

Các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên có thể làm giảm vị giác là viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản. Trong trường hợp này, giảm vị giác là tạm thời và tình trạng sẽ tự hết khi các nhiễm khuẩn được chữa khỏi.

Viêm và các nhiễm khuẩn trong miệng có thể gây giảm vị giác vì các rối loạn răng miệng và vệ sinh răng miệng kém là một nguyên nhân gây khô miệng nên tiếp nhận vị giác kém.

Cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể sinh ra vị đắng chính là mật. Nếu cảm thấy đắng miệng, có thể là do mật đã có vấn đề mà thông thường là do gan mật nóng gây ra. Miệng đắng còn có thể thấy trong chứng bệnh ung thư. Người có cảm giác đắng miệng thường kèm cả chứng đau đầu, chóng mặt, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền... Nếu thường xuyên ăn thức ăn nóng sẽ khiến gan bốc hỏa làm cho cơ thể mất nước và gây cảm giác đắng miệng.

Thuốc là một trong những nguyên nhân giảm vị giác. Vị giác của con người có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm cả các thuốc kê đơn, thuốc bán không cần đơn... Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến vị giác do làm giảm chức năng hoạt động của thần kinh vị giác hoặc làm biến đổi cảm nhận về vị hoặc gây ra vị giác ảo. Rối loạn này dễ gặp ở người cao tuổi, người có hệ miễn dịch kém... Các thuốc dễ gây rối loạn vị giác là: thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc kháng virus, corticoid... Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới giảm vị giác và khứu giác nếu không được điều trị trong thời gian dài.

Ảnh hưởng do rối loạn vị giác

Nếu có các dấu hiệu chán ăn, giảm vị giác thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt bởi rối loạn vị giác có thể điều chỉnh được sau khi xác định nguyên nhân. Tình trạng rối loạn vị giác kéo dài sẽ chán ăn dẫn tới thiếu dinh dưỡng, xuống cân, giảm sức đề kháng bảo vệ cơ thể, dễ mắc bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Những người mất vị giác kéo dài còn có nguy cơ bị trầm cảm do sức khỏe giảm sút, do ăn uống không ngon miệng, do ức chế tinh thần... Nhưng, nguy hại hơn cả, mất vị giác cũng chính là mất đi một hệ thống cảnh báo những nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp khi ăn phải thức ăn có độc tố, thức ăn gây dị ứng...

Phục hồi vị giác thế nào?

Các phương pháp điều trị rối loạn vị giác còn rất hạn chế. Nếu rối loạn vị giác liên quan đến thuốc có thể giải quyết bằng cách giảm liều thuốc, ngưng dùng thuốc hoặc chuyển sang dùng thuốc khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rối loạn vị giác do thuốc có thể hồi phục rất chậm và diễn biến kéo dài sau khi ngừng thuốc. Nếu rối loạn vị giác do các bệnh thực thể thì điều trị khỏi bệnh, tình trạng rối loạn vị giác sẽ hết. Có thể dùng nước bọt nhân tạo để điều trị khô miệng. Điều trị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm ở khoang miệng có thể giúp cải thiện chức năng vị giác. Những rối loạn chức năng vị giác do chấn thương có thể tự khỏi trong quá trình phục hồi chấn thương. Rối loạn vị giác do tổn thương trong phẫu thuật dây thần kinh thừng nhĩ thường sẽ tự cải thiện sau 3 - 4 tháng. Song, nếu cắt ngang dây thần kinh có thể gây loạn chức năng vị giác vĩnh viễn. Việc sử dụng kẽm và vitamin để điều trị mất vị giác được y khoa ưa dùng.


Không có khả năng phát hiện mùi nào đó, chẳng hạn như khí ga hoặc khói, có thể nguy hiểm, và một số rối loạn hệ thống và nội sọ nên được loại trừ trước khi bác bỏ các triệu chứng là vô hại. Cho dù bệnh gốc từ não [sự liên quan của nhân đơn độc] có thể gây rối loạn mùi và vị giác là không chắc chắn, bởi vì các biểu hiện thần kinh khác thường được ưu tiên.

Để phân biệt hầu hết các hương vị, não cần thông tin về cả mùi và vị. Những cảm giác này được truyền đạt tới các vùng khác nhau của não từ các thụ thể trong mũi và miệng.

Biểu mô khứu giác là một vùng của niêm mạc mũi ở phần trên của hốc mũi. Các thụ cảm mùi trong biểu mô này là các tế bào thần kinh chuyên biệt có mao mạch phát hiện mùi. Các phân tử không khí xâm nhập vào mũi sẽ kích thích sự phát triển của tế bào lông biểu bô khứu, kích hoạt một xung thần kinh được truyền lên qua mảnh sàng và xuyên qua một khớp thần kinh bên trong các ống cảm giác khứu giác thần kinh. Các dây thần kinh khứu giác truyền xung thần kinh cho não, nó diễn giải sự thúc đẩy như một mùi khác biệt. Thông tin cũng được gửi tới phần giữa của thùy thái dương - trung tâm mùi vị, trong đó các ký ức về mùi được giữ lại.

Hàng ngàn nụ vị giác nhỏ xíu che phần lớn bề mặt của lưỡi. Một nụ vị giác có chứa một số loại thụ cảm vị giác. Mỗi loại phát hiện một trong năm vị cơ bản: vị ngọt, mặn, chua, cay, đắng hoặc vị bột ngọt [còn gọi là vị umami, vị của bột ngọt]. Những vị giác này có thể được phát hiện trên khắp lưỡi, nhưng một số khu vực nhạy cảm hơn cho mỗi hương vị. Ngọt dễ nhận ra nhất bằng đầu lưỡi, trong khi vị mặn được đánh giá tốt nhất ở mặt trước của lưỡi. Vị chua được thấy rõ nhất dọc theo hai bên lưỡi, và cảm giác đắng được phát hiện ở phần sau một phần ba của lưỡi. Các xung thần kinh từ nụ vị giác được truyền đến não thông qua dây thần kinh mặt và thần kinh lưỡi hầu [dây thần kinh sọ VII và IX].

Bộ não giải thích sự kết hợp của các xung động từ các cơ quan khứu giác và các thụ thể khứu giác cùng với các thông tin cảm quan khác [ví dụ như cấu trúc và nhiệt độ của thức ăn] để tạo ra hương vị khác biệt khi thức ăn vào miệng và nhai.

Video liên quan

Chủ Đề