Vì sao không đọc được thẻ rfid

Skip to content

Công nghệ RFID ra đời và khá phổ biến hiện nay. Theo nghiên cứu từ IDTechEx thị trường ứng dụng công nghệ RFID vào khoảng 13,2 tỉ đô vào năm 2020. Được xem là bước tiến vượt bậc cho việc phát triển các ngành như kiểm soát ra vào, khóa cửa từ, kiểm soát sản phẩm…Nhưng đến năm 2013, thì công nghệ RFID tần số 125khz đã bị sao chép thành công và ảnh hưởng đến các ngành khác một cách nhanh chóng.

Nguyên lý sao chép:

Sao chép thẻ từ là công việc đọc thông tin thẻ RFID hiện tại thông tin chứa trong các ngăn nhớ của chip RFID và thường là ID của chip đó sau đó copy vào một thẻ với tiêu chuẩn khác cho phép ghi dữ liệu vào phổ dụng là chip T5577. Và 80% các thẻ trên thị trường điều có thể sao chép từ đây.

Được xem là một thảm họa trong ngành, khi thông tin truy nhập dễ bị đánh cấp. Nhưng đây cũng mở ra một cuộc cách mạng mới tạo ra công nghệ thẻ có tần số cao hơn, bảo mật tốt hơn và đương nhiên khó sao chép hơn.

Cách copy thẻ từ RFID 125khz đơn giản như thế nào?

Để có thể sao chép được bạn cần chuẩn bị các thiết bị sau:

  • Thẻ gốc hay theo hiện tại đang sử dụng trong hệ thống, phải biết được tần số sử dụng là bao nhiêu thông thường là 125khz hoặc 13,56mhz. Nếu biết được chip đang sử dụng thì càng tốt. Vì hiện tại, một số hãng đã phát triển chip có mã hóa cho tần số này.
  • Một máy sao chép thẻ từ. Trên thị trường rất nhiều và xuất xứ chủ yếu là China. Hãy xem kỹ các chuẩn thẻ mà máy hỗ trợ nhé!
  • Thẻ để sao chép dữ liệu trên thị trường tiêu chuẩn thẻ phổ biến là T5577. Thẻ theo tiêu chuẩn này không có dữ liệu bên trong nên lúc đầu sẽ đọc không được gì, bạn cần ghi dữ liệu ID vào. Có nhiều dạng thù hình như thẻ trắng, thẻ móc khóa, thẻ dáng,…

Sau khi có 3 thành phần trên thì bạn đã có thể tiến hành sao chép được rồi.!

Hướng dẫn sao chép thẻ từ tần số 125khz và 13,56Mhz

//www.youtube.com/watch?v=z2nxwQw8W54

Hướng dẫn chi tiết sao chép thẻ từ

Ứng dụng sao chép thẻ

  • Dùng trong việc đi thang máy trong tòa nhà, khi giá thành mà chủ đầu tư cấp cho cư dân từ thẻ được xem là khá cao, gia đình bạn có 5 người mà dùng chung 1 thẻ thì khá bất tiện. Bạn cần sao chép ra nhiều thẻ cho mỗi thành viên.
  • Khóa mở xe máy bằng thẻ từ rfid để dự phòng.
  • Thẻ game, thẻ tích lũy.

Những lưu ý khi bạn sao chép thẻ từ.

  • Việc sao chép thẻ nên sử dụng mục đích đắng, không lợi dụng các lỗ hổng kỹ thuật hệ thống để trục lợi bản thân và gây hại đến cộng đồng. Nếu bạn đang ở trong một chung cư và hệ thống kiểm soát ra vào của họ dễ bị sao chép thì mình khuyên bạn thay vì đi kiếm cách sao chép thì hãy nói với quản lý tòa nhà tìm hệ thống bảo mật tốt hơn điều đó an toàn với bạn và gia đình của bạn. Nếu bạn bỏ vài tỉ ra mua căn hộ, mà ngại 100-200 ngàn cho một thẻ bảo mật tuyệt đối thì nên xem xét nhé
  • Hãy chọn một đơn vị có uy tín để sao chép thẻ cho bạn, không nên đầu tư vào máy sao chép tại nhà rất phí.
  • Đừng cung cấp bất cứ thông tin nào về tòa nhà, cá nhân cho đơn vị sao chép vì lý do an toàn cho bạn. Nếu bạn copy thẻ từ cho cửa khóa thì càng không nên nhé.

Mẹo an toàn thẻ RFID tránh sao chép

Như các phần trên bạn đã thấy việc copy thẻ RFID là dễ dàng. Vậy làm sao để chống sao chép.

  • Khóa chống trộm xe máy đây có thể là mỏ vàng của các tên trộm xe, việc giữ chìa khóa luôn bên mình và hạn chế cho người lạ mượn là điều nên làm. Chỉ cần 1-2s là thẻ bạn có thể bị sao chép.
  • Sử dụng thiết bị chống sao chép thẻ như bóp, túi. Các thiết bị này sẽ không cho sóng điện từ tiếp xúc đến thẻ rfid của bạn. Diễn nhiên sẽ không có tín hiệu nào gửi về cho kẻ xấu.
  • Nên sử dụng loại thẻ, hoặc hệ thống có bảo mật tốt. Các tần số cao của RFID như 13.56Mhz hoặc UHF thì việc sao chép trở nên khó khăn hơn.
  • Nên thay thẻ RFID ngay nếu có biểu hiện của việc sao chép nhé.

Công nghệ nào cũng có 2 mặt tốt và xấu. Vì vậy, hãy trở thành người sử dụng thông minh hơn, an toàn hơn và không lợi dụng lỗ hổng để trục lợi bản thân.

Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ EZoneTech nhé!

Cảm ơn các bạn!

Thẻ RFID là các thẻ nhựa có chứa chip và ăng-ten để nhận dạng không dây các vật thể mà chúng được gắn vào [hoặc nhúng vào] với sự trợ giúp của đầu đọc RFID. Thẻ RFID hỗ trợ chức năng đọc / ghi. Hầu hết các thẻ RFID hiện nay là thụ động, có nghĩa là chúng hoạt động không cần bảo trì, không cần pin, trong nhiều năm.

Công nghệ thẻ RFID hoạt động như thế nào ?

Có 3 loại thẻ RFID chính đó là: “thẻ RFID thụ động”, “thẻ RFID bán chủ động” và “thẻ RFID chủ động”

1. Thẻ RFID thụ động

Thẻ RFID thụ động được cung cấp bởi một đầu đọc RFID cố định hoặc di động phát ra trường điện từ. Ăng-ten của thẻ thu năng lượng từ trường này để phát tín hiệu đến đầu đọc. Tần suất của trình đọc phải phù hợp với tần suất của thẻ. Đối với các thẻ thụ động, có các tần số thấp, cao và siêu cao được tiêu chuẩn hóa [LF, HF, UHF].

2. Thẻ RFID bán chủ động

Thẻ RFID bán chủ động có nét tương đồng với thẻ thụ động, nhưng nó có thêm một pin nhỏ. Pin này cho phép IC của thẻ được cấp nguồn liên tục, giúp nó tối giản thiết kế của anten trong việc thu năng lượng từ tín hiệu quay lại. Các thẻ bán tự động không chủ động truyền tín hiệu về đầu đọc, mà nằm im nhằm bảo tồn năng lượng cho tới khi nó nhận được tín hiệu vô tuyến từ đầu đọc sẽ kích hoạt hệ thống. Thẻ RFID bán chủ động phản ứng nhanh hơn trong việc phản hồi vì vậy nó mạnh hơn trong việc đọc và truyền tín hiệu so với thẻ RFID thủ động.

3. Thẻ RFID chủ động

Thẻ RFID chủ động là loại thẻ RFID mà bản thân nó tự tạo ra nguồn năng lượng riêng để truyền tín hiệu. Khả năng này sẽ làm cho khoảng cách độc và bộ nhớ của nó lớn hơn so với thẻ RFID thụ động. Tuy nhiên, để đạt được khoảng cách đọc và tối ưu bộ nhớ thẻ chủ động cần một nguồn điện. [thẻ RFID chỉ động được trang bị pin có tuổi thọ cao hoạt động được trong vài năm].

Công nghệ RFID dựa vào sóng radio để gửi và nhận thông tin giữa nhãn và đầu đọc. Ở mức độ đơn giản nhất, đầu đọc RFID sẽ gửi tín hiệu đến nhãn RFID và nhãn sẽ gửi lại tín hiệu mang thông tin.
Thông tin không trùng lặp được cung cấp dưới dạng GS1 Electronic Product Code™ [EPC] – có thể được lập trình thành từng thẻ RFID riêng biệt sau đó được gắn vào các sản phẩm, hộp, pallet hoặc thậm chí các thiết bị có giá trị cao tùy thuộc vào ứng dụng.

Nhãn/Thẻ RFID là gì? Có những loại nhãn và thẻ RFID nào?

Có thể hiểu công nghệ RFID như mã vạch, tương tự như mã vạch, thẻ RFID thường được sử dụng để truy vết nhanh thông tin cấp sản phẩm. Tuy nhiên vì thẻ RFID sử dụng công nghệ sóng vô tuyến, nên chúng không yêu cầu đường ngắm thẳng trực tiếp mới đọc được – có nghĩa là toàn bộ pallet hoặc tải trọng của sản phẩm có thể được đọc nhanh ngang với 700 sản phẩm mỗi giây.
Điều này mang lại cho các thẻ RFID một lợi thế rõ ràng khi thúc đẩy khả năng theo dõi và tối ưu chuỗi cung ứng [được gọi là theo dõi nhãn thông minh].

Ngoài lợi ích trong phân phối và chuỗi cung ứng, nhiều thương hiệu đang tận dụng các thẻ RFID để thu hút khách hàng trong việc trải nghiệm, cho phép người tiêu dùng quét nhãn để truy cập vào các chương trình giáo dục hay các trang dành riêng cho sản phẩm.

Các loại nhãn RFID

Xét về phạm vi tần số, nhãn RFID có 4 loại khác nhau:

NFC [near field communication]: thẻ giao tiếp gần

LF [low frequency]: tần số thấp

HF [high frequency]: tần số cao

UHF [ultra-high frequency]: tần số siêu cao

Xét về ứng dụng, có 3 loại nhãn RFID

Hoạt động [active]: có năng lượng – có pin và truyền tín hiệu theo chu kỳ, hữu ích trong các ứng dụng theo dõi vị trí [pin trong thẻ hoạt động có thể tăng cường độ mạnh tín hiệu, thẻ có phạm vi đọc dài hơn, lên đến 100 mét]. Với chi phí đắt hơn cả, loại thẻ này thường dùng để theo dõi các tài sản có giá trị rất cao, như thiết bị xây dựng, ô tô hoặc ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe.

Thụ động[ passive]: không có năng lượng – thẻ chỉ hoạt động khi nhận được tín hiệu radio từ đầu đọc [Năng lượng từ tín hiệu đầu đọc được sử dụng để bật thẻ và truyền tín hiệu mang thông tin trở lại đầu đọc], thường dùng trong theo dõi hàng hóa, pallet với chi phí rẻ.

Bán thụ động [semi-passive]: hỗ trợ pin – thẻ có pin nhưng không truyền tín hiệu theo chu kỳ kỳ như thẻ RFID hoạt động, thay vào đó, pin chỉ được sử dụng để bật thẻ khi nhận được tín hiệu – điều này cho phép tất cả năng lượng từ tín hiệu của đầu đọc được truyền ngược lại.

Video liên quan

Chủ Đề