Vì sao máu tôm có màu xanh

Về mặt kỹ thuật, máu là chất lỏng trong cơ thể động vật có xương sống, có chức năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào và mang đi carbon dioxide và các chất thải khác. Ở động vật không xương sống như tôm hùm, chất lỏng này gọi là hemolymph hay haemolymph. Phân tích nghĩa gốc từ Latin thì "hemo" là máu, còn "lymph" là nước, hemolymph là nước máu. Chức năng của hemolymph là vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hòa nhiệt độ và làm lành vết thương.

Theo sách "Biology of the Lobster: Homarus americanus" [Jan Robert Factor, 1995] thì hemolymph của tôm hùm có độ pH là 7.6. Nó vận chuyển khí, chất dinh dưỡng, chất thải tế bào, kích thích tố và  các phân tử liên quan đến phòng thủ bên trong, cũng như các tế bào máu tuần hoàn.

Cũng theo sách này, ở tôm hùm thì hemocyanin là protein vận chuyển oxy trong trong máu [hemolymph] tôm hùm. Máu vừa mới rút ra khỏi cơ thể không có màu và hình thành sắc xanh lam khi tiếp xúc với không khí.

Ngoài ra, theo sách "Lobster at Home" [Jasper White, New York, 1998, p.17], hệ thống tuần hoàn của tôm hùm là ở dạng nguyên thủy, một hệ thống 'mở' không có tĩnh mạch. Có những lỗ trong tim bơm chất lỏng màu xanh lục nhạt loãng vào các động mạch và qua tất cả các bộ phận của cơ thể, làm ngập nước các cơ quan bên dưới vỏ tôm. Khi cắt vào vỏ, chất lỏng bị rò rỉ ra khay. Máu này là chất màu trắng, kem và nổi lên bề mặt khi luộc tôm hùm.

Như vậy tổng hợp lại, trong ngôn ngữ đời thường, gọi là máu tôm hùm cũng được. Thực tế, các cuốn sách cũng dùng từ "blood" [máu] cho tiện để diễn đạt chất lỏng hemolymph. "Máu" tôm hùm, hay đúng hơn là hemolymph của tôm hùm sẽ không có màu khi vừa mới cắt tiết canh, và có thể có sắc xanh nếu tiếp xúc với không khí, nếu đem luộc thì trở thành dạng màu trắng, dạng kem.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Tôm Giống Nam Miền Trung2018-10-04T16:27:32+00:00

Tác dụng của việc biết thời gian đông máu của tôm để xác định sự hiện diện của vi khuẩn, giúp người nuôi có những biện pháp xử lý kịp thời.

Sự hiện diện của vi khuẩn trong máu tôm được đo bằng thời gian đông máu tôm

Máu của tôm

Động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác [như giun đất, tằm cát…] cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố [chứ không phải do có hồng cầu].

Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.

Thời gian đông máu tôm

Sự hiện diện của vi khuẩn trong máu tôm được đo bằng thời gian đông máu tôm. Để kiểm tra thời gian đông máu, lấy vài giọt máu tôm bằng kim tiêm và trải lên lam kính sau đó tính thời gian đông máu tôm. Với tôm khỏe, thời gian đông máu khoảng 10 – 30 giây, nếu thời gian đông máu quá 30 giây có thể cho thấy cơ thể tôm đang nhiễm vi khuẩn.

Mình có nghe nói tôm có máu màu xanh chứ không phải là đỏ, sao vậy Khá? Nếu máu màu xanh thì nhân hem của nó là có chứa sắt không vậy? Mình còn nghe nói là máu chúng đông rất nhanh nữa? Nhưng với bọn sò huyết thì ngược lại, máu rất đỏ nhưng mà không đông? Có ai biết rõ về thành phần cũng như những vấn đề liên quan tới máu của bọn này không vậy?

Máu mầu xanh dùng đồng [Cu] thay cho sắt.

Đúng là máu của bọn tôm có màu xanh là do nhân hem chứa Cu. Còn máu của một loài động vâtj nào đó đông nhanh hay đông châmj là tùy thuộc vào hàm lượng cũng như mức độ được hoạt hóa của các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu hay chống đông máu.

Nhưng tại sao nhân hem là Cu thì máu lại màu xanh ?

hình như nó liên quan tới sự bức xạ ra những tia có năng lượng có bước sóng tương ứng với màu xanh. các hợp chất của đồng thường xanh.

cái này liên quan tới hóa lượng tử.

bài trả lời : màu là gì ? Diện là thành viên mới tham gia ... đăng kí lâu rùi đến nay mới được ...

đọc bài về : máu màu xanh và mọi người đang đề cập về máu của tôm màu xanh và nhân hem đồng

Diện có một bài mở đầu thế này [ bài đầu tiên của diễn đàn đó ]

Màu là gì? Màu  là một hợp chất hóa học, thường là chất vô cơ. Từ xa xưa, người ta đã cố bắt chước thiên nhiên để pha màu vô thủy tinh, sành sứ, chất men... Màu xanh da trời của muối đồng, màu vàng của muối cadmium, màu trắng của oxid titan... màu của mọi vật được giải thích do sự hấp thu một phần ánh sáng thấy được của chúng bởi hệ thống nhận màu của mắt người.

Luật khuếch tán Rayleigh Luật Rayleigh cho chúng ta biết là những phần tử khuếch tán ánh sáng mà độ dài nhỏ hơn độ lớn của chính những phần tử này, có nghĩa là những sóng ánh sáng nảy lên liên tục trên các phân tử không khí. Cường độ màu được khuếch tán tỷ lệ nghịch với lũy thừa bốn của độ dài sóng của nó. Thế mà những phân tử của khí quyển như oxygène, nitrogène, bụi thì có độ lớn gần bằng độ dài của sóng ánh sáng. Những quang tử [photon] mang màu xanh thì được khuếch tán nhiều trong lúc màu đỏ thì không.

Cường độ khuếch tán của màu xanh: I xanh = 1/[446.10-9]4 = 2,52.1025

Máu mầu xanh dùng đồng [Cu] thay cho sắt.

Câu này hình như có lần Olympia có hỏi rùi anh ơi.Còn câu trả lời của anh cường đúng rồi đấy

Page 2

Aug 28, 2020

Dec 27, 2018

Oct 20, 2017

Page 3

Sep 15, 2015

Dec 19, 2014

Page 4

Nov 11, 2014

Aug 21, 2013

Oct 1, 2012

Page 5

May 10, 2012

Mar 1, 2012

Page 6

Page 7

Jul 2, 2010

Apr 4, 2010

Mar 31, 2010

Nov 23, 2009

Nov 17, 2009

Page 8

Jul 13, 2009

Jun 10, 2009

May 31, 2009

May 19, 2009

Mar 22, 2009

Mar 17, 2009

Page 9

Dec 18, 2008

Nov 4, 2008

Oct 2, 2008

Sep 21, 2008

Sep 21, 2008

Page 10

Aug 10, 2006

Apr 23, 2006

Mar 30, 2006

Mar 26, 2006

Mar 12, 2006

Jul 21, 2005

Feb 22, 2005

Video liên quan

Chủ Đề