Vì sao mobifone thương hiệu giá trị

[TG] -Ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của văn hóa, Tổng công ty [TCT] Viễn thông MobiFone ngay từ những ngày đầu đã chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình. Minh bạch – Uy tín – Trách nhiệm – Sáng tạo – Đồng thuận … qua các thời kỳ là những giá trị cốt lõi đã được MobiFone đề cao và là “ngọn lửa soi đường” trong gần 30 năm sản xuất kinh doanh.

Đảng bộ MobiFone tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 qua cầu truyền hình.

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, điều này không chỉ đúng với việc xây dựng văn hóa toàn dân mà còn có ý nghĩa thiết thực cho văn hóa doanh nghiệp. Gốc gác, nền tảng tinh thần để đưa doanh nghiệp phát triển chính là văn hóa, bởi vậy, ngay từ khi mới hình thành, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn vững mạnh đều cần đề cao vai trò của văn hóa và MobiFone cũng vậy, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Văn hóa là nền tảng tinh thần xây dựng doanh nghiệp bền vững

Xuất phát từ vai trò của văn hóa, các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển luôn chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp [VHDN] có bản sắc và trở thành cánh tay đắc lực đưa doanh nghiệp phát triển bền vững. Có thể hiểu VHDN là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

VHDN là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp. Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, tầm nhìn – sứ mệnh, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp.

VHDN tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác. VHDN tạo nên khối đoàn kết chung của doanh nghiệp, giúp hình thành sức mạnh tổng hợp và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có văn hóa bản sắc và thống nhất sẽ vượt trội và tiến xa hơn so với các đối thủ khác trên thị trường.

Ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của văn hóa, Tổng công ty [TCT] Viễn thông MobiFone ngay từ những ngày đầu đã chú trọng xây dựng VHDN cho riêng mình. Minh bạch – Uy tín – Trách nhiệm – Sáng tạo – Đồng thuận … qua các thời kỳ là những giá trị cốt lõi đã được MobiFone đề cao và là “ngọn lửa soi đường” trong gần 30 năm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, cả đất nước đang chuyển mình sang môi trường số, xã hội số, TCT Viễn thông MobiFone cũng đã nhanh chóng thích nghi, không chỉ thay đổi về cách thức, chiến lược kinh doanh mà còn tái tạo văn hóa mới phù hợp với bối cảnh hơn cho chính mình.

MobiFone tái tạo văn hóa doanh nghiệp thích nghi với chuyển đổi số

Trong kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả các lĩnh vực đều đang trong quá trình số hóa mạnh mẽ, bởi vậy cũng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ:

Nắm bắt và đón đầu xu hướng này từ rất sớm, bên cạnh việc xây dựng chiến lược kinh doanh mới, Ban lãnh đạo TCT Viễn thông MobiFone đã bắt tay vào xây dựng “VHDN số”, cụ thể là cuốn Sổ tay văn hóa mới cho người MobiFone.

Với tầm nhìn đến năm 2030, MobiFone “, TCT đã nhất quyết phải thực hiện việc chuyển mình mạnh mẽ nhằm chuyển đổi từ một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực “Viễn thông” sang lĩnh vực mới “Công nghệ số”. Để cuộc chuyển mình sang môi trường kinh doanh số vốn vô cùng tốc độ này, cuốn Sổ tay văn hóa sẽ là cuốn cẩm nang dẫn dắt mỗi người MobiFone trong hành trình từng bước chinh phục mục tiêu chung, cùng hiện thực hóa tầm nhìn của MobiFone trong tương lai.

Xây dựng văn hóa mới không có nghĩa là xóa bỏ những cái đã qua mà là gìn giữ những giá trị cũ, đồng thời xây dựng những giá trị mới phù hợp với xu thế chung hiện nay. Sau nhiều nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, 4 giá trị cốt lõi trong thời kỳ mới của TCT Viễn thông MobiFone đã được xác lập gồm: . Mỗi giá trị này lại có những quy định hành vi và quy tắc ứng xử riêng để người MobiFone thực hiện theo, đảm bảo duy trì và phát huy các giá trị cốt lõi của MobiFone, từ đó thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược chung.

MobiFone cũng đã làm mới lại 8 cam kết với khách hàng của người MobiFone bằng Bộ cam kết 5T, bao gồm: 1/Thái độ niềm nở. 2/Thấu hiểu nhu cầu. 3/Tư vấn-Thực thi hiệu quả. 4/Trải nghiệm khác biệt và 5/Tin tưởng trọn vẹn. Các cam kết không chỉ đối với khách hàng mà đã được mở rộng cho cả cộng đồng, xã hội và giữa người MobiFone với nhau.

Trong sự bùng nổ của công nghệ, mọi sản phẩm hay sự sáng tạo đều có thể được chuyển giao hoặc sao chép nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ có một thứ duy nhất không thể sao chép được đó chính là VHDN. Bởi vậy, đọc – hiểu – ngấm – yêu và đưa VHDN thấm sâu vào con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển chung của MobiFone trong tương lai số.

Trước những thời cơ và thách thức trong bối cảnh mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển" và "soi đường cho quốc dân đi". Đặc biệt phải phát triển "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho phát triển VHDN để văn hóa “soi đường cho doanh nghiệp đi”.

Bởi vậy, văn hoá MobiFone sẽ là cơ sở quan trọng nhất định hướng toàn bộ cách nghĩ, cách sống và cách làm của người MobiFone. Nhờ đó mà MobiFone trở thành một tập thể có bản sắc, là thứ giúp MobiFone trở nên “chính mình” và “khác biệt” với các tổ chức khác. Với triết lý: Sổ tay văn hóa MobiFone sẽ trở thành sợi chỉ đỏ, giữ vai trò kết nối mạnh mẽ từng con người, từng bộ phận Ban, phòng, đơn vị trực thuộc MobiFone với nhau. Từ đó, góp phần hình thành nên một chỉnh thể thống nhất và cộng sinh MobiFone, không ngừng phát triển vì những mục tiêu mới, thách thức mới và thành công mới với MobiFone.

Nguyễn Trọng Sơn

Các giải pháp đến từ nhà mạng MobiFone đã xuất sắc được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020 với những đóng góp và thành tựu nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020, có 124 doanh nghiệp với tổng số 283 sản phẩm được công nhận đạt danh hiệu này. Tại sự kiện, 5 giải pháp đến từ nhà mạng MobiFone đã xuất sắc được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020 với những đóng góp và thành tựu nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và chuyển đổi số.

Đại diện MobiFone, ông Bùi Sơn Nam – Phó TGĐ, nhận hoa và biểu tượng Thương hiệu Quốc gia

Việc tham gia chương trình là cơ hội để các doanh nghiệp nói chung cũng như nhà mạng MobiFone nói riêng đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu. Ngay từ lần đầu tiên đăng ký tham gia, MobiFone đã xuất sắc được công nhận là Thương hiệu Quốc gia bởi đáp ứng những tiêu chí khắt khe của Chương trình, cũng như chứng minh được các giá trị cốt lỗi của nhà mạng đó là chất lượng, đổi mới, sáng tạo, năng lực tiên phong trong quá trình số hóa và chuyển đổi số.

Trước diễn biến sôi động của cuộc cách mạng 4.0 trên toàn cầu, từ rất sớm, MobiFone đã có những chiến lược rõ rệt để “quyết tâm không đi sau" trong cuộc cách mạng này. Nhà mạng này đang tập trung vào 2 mục tiêu chính: phát huy thế mạnh về kết nối viễn thông của mình để xây dựng hệ thống internet tốc độ cao, tạo nền tảng cơ bản cho chuyển đối số và thiết lập các gói giải pháp phần mềm, công nghệ thông tin có tính ứng dụng cao và đồng bộ.

Điều đó thể hiện rõ nhất trong 5 sản phẩm đã được công nhận trong Chương trình năm nay đó là: Giải pháp truyền thông thông minh MobiFone; trung tâm liên lạc 3C MobiFone; phần mềm quản lý kênh phân phối và bán hàng trên nền tảng di động mSale MobiFone; giải pháp truyền thông ứng dụng BigData MobiFone; Hệ thống giải pháp phân phối dịch vụ giá trị gia tăng, sản phẩm số mSocial MobiFone. Các sản phẩm, dịch vụ này đều là các giải pháp nổi bật của nhà mạng, góp phần đưa thương hiệu MobiFone đứng vị trí top 5 doanh nghiệp Công nghệ thông tin–Viễn thông năm 2020, cũng như giành các giải thưởng lớn từ trong nước đến quốc tế.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức chương trình, 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu năm nay, tổng doanh thu năm 2019 của các doanh nghiệp này đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 471 nghìn lao động. Các hoạt động từ thiện tại các doanh nghiệp này đạt giá trị trên 9,5 nghìn tỷ đồng và nộp bảo hiểm xã hội trên 20 nghìn tỷ đồng.

         Mạnh Thắng

Video liên quan

Chủ Đề