Vi sao nên sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao

1. CÁCH TÁC ĐỘNG: Là đường xâm nhập gây hại của thuốc vào cơ thể dịch hại. Có 5 cách tác động chủ yếu sau:
TIẾP XÚC:  Thuốc trừ sâu tiếp xúc xâm nhập vào cơ thể sâu qua biểu bì da để tiêu diệt. Thuốc trừ bệnh tiếp xúc khi phun lên cây chỉ bám dính trên bề mặt lá cây hoặc vỏ thân cây và chỉ diệt những vi sinh vật có tiếp xúc với thuốc ở bề mặt cây. Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây cháy ở nhứng nơi cây có tiếp xúc với giọt thuốc.

VỊ ĐỘC:
Là tác động của thuốc khi xâm nhập vào bộ phận tiêu hoá của động vật (côn trùng, chuột, chim …). Chất độc ăn qua đường miệng vào trong ruột, hoà tan trong dịch vị ở dạ dày và ruột giữa, thấm qua thành ruột và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể để gây hại.


XÔNG HƠI: Thuốc có thể sinh khí, khói, mù có tác dụng diệt côn trùng, nấm, vi khuẩn, chuột. Thuốc tác động xông hơi có thể dùng phun lên cây, xông hơi trong nhà ở, kho tàng, nhà kính, hàng hoá hoặc trong đất để dễ tiêu diệt các sinh vật gây hại. Hơi thuốc độc xâm nhập qua lỗ thở hoặc trực tiếp tiêu diệt dịch hại.

NỘI HẤP (LƯU DẪN): 
Là khả năng của thuốc có thể xâm nhập và di chuyển trong cây để tiêu diệt dịch hại bằng cách tiếp xúc hay vị độc. Trong cây, thuốc có thể di chuyển theo 2 chiều là hướng ngọn (chỉ di chuyển lên các lá, chồi ở phía ngọn) và hướng rễ ( thuốc xâm nhập vào lá rồi di chuyển xuống phía gốc, rễ). 


THẤM SÂU: Thuốc có khả năng thấm qua các lớp tế bào biểu bì cây để giết dịch hại nằm dưới lớp biểu bì, mà không có khả năng di chuyển trong cây. Ngoài 5 cách tác động chủ yếu trên, một số thuốc trừ sâu còn có khả năng xua đuổi hoặc làm sâu ngán ăn mà không phá hại nữa.

2. PHỔ TÁC DỤNG: (phổ tác động)

Là số lượng các loài dịch hại mà thuốc có thể tác động tiêu diệt được. Tuỳ theo số lượng các loài dịch hại tiêu diệt được nhiều hay ít mà gọi là thuốc có phổ tác dụng rộng hay phổ tác dụng hẹp. Thuốc có phổ tác dụng hẹp cũng còn được gọi là thuốc có tính chọn lọc, phổ tác dụng càng hẹp thì tính chọn lọc càng cao.

3. TÍNH CHỌN LỌC CỦA THUỐC TRỪ CỎ:
Thuốc trừ cỏ chọn lọc là thuốc khi phun lên ruộng có cả cây trồng và cỏ dại thì thuốc chỉ diệt cỏ mà không hại cây trồng ( ví dụ như : Quinix 32wp, Acenidax 17wp, Natos 15wp, Butanix 60EC …)

Thuốc trừ cỏ không chọn lọc là thuốc diệt được cỏ và cũng hại cả cây trồng do vậy chỉ sử dụng trên đất không có cây trồng hoặc khi phun không để thuốc bay vào lá cây trồng ( ví dụ như: Niphosate 480SL, Paraquat …) Có 3 cơ chế chính tạo nên tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ là:

CHỌN LỌC SINH LÝ:
Khi phun lên ruộng, thuốc được cả cây trồng và cây cỏ hút vào nhưng đối với cây trồng, thuốc sau khi xâm nhập vào sẽ bị phân giải trước khi gây độc hại hoặc bị cô lập tại một điểm mà không vận chuyển được trong cây để gây hại. Trong cây trồng có thể sinh ra các chất phân giải hoặc cô lập thuốc trước khi xâm nhập vào. Ngược lại, trong cây cỏ thuốc phân giải chậm và vận chuyển tới điểm sinh trưởng làm cây cỏ bị hại và chết.


CHỌN LỌC SINH THÁI: Một số loài cỏ có lớp sáp trên mặt lá ít, phiến lá rộng hoặc mọc xoè ra nên lượng thuốc xâm nhập nhiều và dễ bị hại. Cây lúa có lớp sáp trên lá dày, lá lại hẹp và mọc đứng nên ít bị thuốc xâm nhập hơn nên không bị hại.

CHỌN LỌC KHÔNG GIAN:
Sau khi phun thuốc lên ruộng, thuốc cỏ thường tập trung nhiều ở tầng trên mặt đất, khoảng 1 – 2 cm. Phần lớn hạt cỏ lại ở tầng này nên bị thuốc tác động. Rễ cây trồng, nhất là với lúa cấy, mọc ở lớp đất sâu hơn nên không bị hoặc ít bị tác động bởi thuốc. 


4. THỜI GIAN TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ: Những loại thuốc trừ cỏ chỉ tác động lên hạt cỏ khi nảy mầm và phải sử dụng khi hạt cỏ sắp hoặc đang nảy mầm, gọi là thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm. Những thuốc này xâm nhập vào cây cỏ qua rễ và mầm cỏ mới mọc. Khi sử dụng đất phải đủ ẩm để hạt cỏ nảy mầm thì hiệu quả trừ cỏ mới cao. (ví dụ như: Butanix 60EC, Sofit (pretilachlor)…) Những loại thuốc trừ cỏ chỉ có tác động diệt cỏ khi đã mọc thành cây gọi là thuốc tác động hậu nảy mầm. Những thuốc này xâm nhập chủ yếu vào cây cỏ qua lá, một ít qua rễ. (ví dụ như: Whip S (Fenoxaprop-P-Etyl), Ally …) Có thể chia thuốc trừ cỏ ra làm 3 loại: Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Sử dụng thuốc ở giai đoạn từ (0 – 5) ngày sau sạ khi hạt cỏ sắp hoặc đang nảy mầm. Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm: Sử dụng thuốc ở giai đoạn từ (5 – 10) ngày sau sạ khi cỏ mọc được từ (1 – 2) lá.

Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm muộn: Sử dụng thuốc ở giai đoạn từ (10 – 25) ngày sau sạ khi cây cỏ mọc từ 3 lá trở lên.

PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY CỔ PHẦN NICOTEX

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bên cạnh những tác hại nghiệm trọng đối với môi trường, sức khỏe con người thì chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật mang lại trong nền nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật giúp bà con nông dân dễ dàng hơn trong việc phòng chống dịch bệnh, dịch hại cho cây trồng. Hãy cùng Trạm Xanh tìm hiểu các lợi ích cũng như nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Những lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật (gọi tắt là thuốc BVTV) đây là các loại hóa chất được con người nghiên cứu, sản xuất ra nhằm diệt trừ, phòng ngừa các loại sâu bệnh cho cây trồng. Những lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

- Thuốc bảo vệ thực vật giúp phòng trừ sâu bệnh, kiểm soát các loại côn trùng gây bệnh cho vụ mùa một cách nhanh chóng, hiệu quả tức thời. So với các biện pháp thủ công, dùng thiên địch… thì thuốc BVTV mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Vi sao nên sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao

Diệt sâu bệnh hiệu quả

- Thuốc bảo vệ thực vật rất đa dạng, nhiều sản phẩm và mẫu mã khác nhau. Các sản phẩm này dùng cho chủ vườn, trang trại hoặc cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, thuốc xông đất, điều hòa cây sinh trưởng… Ứng với mỗi sản phẩm sẽ có các mục đích sử dụng khác nhau, bà con nông dân có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

- Đối với các loại hóa chất kích thích sự tăng trưởng của cây, quá trình ra hoa kết trái… nhằm tăng năng suất, thu nhập cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa nhiều hóa chất độc hại, lâu dần có thể gây ô nhiễm môi trường đất, nước cũng như sức khỏe của người dùng, người sử dụng nông sản. Vì vậy, để sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả, hạn chế những hệ lụy có thể xảy ra thì bà con cần phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng.

Nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Để có thể phát huy tối đa những lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật thì bà con nông dân cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng dưới đây. Bao gồm:

  • Đúng thuốc.
  • Đúng thời điểm.
  • Đúng liều lượng cho phép..
  • Đúng cách.

Nguyên tắc sử dụng đúng thuốc

Khi bà con nông dân đã quyết định lựa chọn thuốc BVTV thì cần phải biết được loại bệnh, loại dịch hại mà cây trồng mắc phải. Bà con nên quan sát thật kỹ cây trồng, biểu hiện của cây trồng khi bị dịch hại tấn công. Sau đó có thể tham khảo thêm ý kiến của hội khuyến nông tại địa phương hoặc người có chuyên môn để được tư vấn. Từ đó, bà con sẽ ưu tiên lựa chọn loại thuốc trị đúng bệnh mà cây đang mắc phải.

Vi sao nên sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao

Sử dụng đúng thuốc BVTV

Bà con nên ưu tiên dùng các loại thuốc các tác động chọn lọc, hiệu lực cao, thời gian cách ly càng ngắn càng tốt. Và đặc biệt là các loại thuốc ít độc để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bà con không nên dùng một loại thuốc trong suốt thời gian dài hoặc từ mùa vụ này sang mùa vụ khác bởi vì sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc.

Nguyên tắc sử dụng đúng thuốc sẽ giúp bà con nông dân nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh ở cây trồng.

Nguyên tắc đúng thời điểm

Mỗi loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng sẽ phát triển ở một giai đoạn nào đó, bà con nông dân cần phải thăm vườn thường xuyên để có thể sớm phát hiện ra dịch bệnh. Các loại sâu bệnh sẽ dễ bị tiêu diệt ở trong giai đoạn đầu (khởi phát). Đây chính là thời điểm vàng để bà con phun thuốc, nếu không thì sâu bệnh sẽ nhanh chóng bùng phát và trở thành dịch bệnh nguy hiểm.

Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng cần chọn thời điểm thích hợp để phun thuốc bảo vệ thực vật:

  • Phun khi trời râm mát, không nắng gắt để hạn chế tình trạng thuốc bị phân hủy nhanh chóng mà chưa kịp tác động đến sâu bệnh.
  • Không phun thuốc khi trời mưa, trời gió to, như vậy thuốc sẽ dễ bị rửa trôi theo nước mưa và bay sang những nơi khác.
  • Bà con nên phun thuốc vào những lúc sáng sớm, đây là thời điểm sâu bệnh hoạt động nhiều.
  • Không phun thuốc khi cây vừa mới ra hoa, trổ bông hoặc sắp thu hoạch… Bởi vì thuốc BVTV có thể ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

Nguyên tắc đúng liều lượng cho phép

Để có thể phát huy tối đa những lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật thì bà con cần phải tuân thủ nguyên tắc đúng liều lượng cho phép khi dùng. Trên mỗi sản phẩm thuốc BVTV đề có hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Bà con dùng lượng thuốc, lượng nước trên đơn vị diện tích theo đúng hướng dẫn. Không được phép tự ý giảm hoặc tăng liều lượng, điều này có thể gây hại đến cây trồng.

Vi sao nên sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao

Sử dụng đúng liều lượng cho phép

Bà con không nên ước lượng thủ công liều lượng thuốc bằng cảm tính mà cần phải dùng dụng cụ (nắp chai, cốc đo có phân ml…) để đảm bảo chính xác.

Nguyên tắc đúng cách

Có nhiều dạng thuốc bảo vệ thực vật như dạng bột, dạng viên, dạng lỏng… Vì vậy, bà con cần sử dụng đúng cách, dạng bột thì pha với nước như thế nào, dạng viên thì rải vào đất ra sao….?

Hiện nay, bà con có thói quen tự ý trộn các loại hỗn hợp thuốc BVTV nhằm tăng hiệu quả, lợi ích. Tuy nhiên, một số lại thuốc khi trộn lẫn vào nhau sẽ làm giảm hiệu lực, dễ cháy nổ, gây độc hại cho người sử dụng và cây trồng. Vì vậy, bà con không nên tự ý trộn hỗn hợp thuốc với nhau, cần có sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật chuyên môn.

Tạm kết

Các loại cây hoa màu, rau củ, cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp… phải đối mặt với nhiều loại cỏ dại, côn trùng, sâu bệnh… Việc sử dụng thuốc BVTV sẽ giúp bà con bảo vệ cây trồng, phòng chống sâu bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa những lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật thì bà con đừng quên nguyên tắc 4 đúng nhé! Ngoài thuốc BVTV, bà con cũng nên tham khảo một số cách phòng trừ sâu bệnh tự nhiên như bắt sâu, làm cỏ, dùng chế phẩm sinh học để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe, tiết kiệm chi phí trong sản xuất.