Vì sao người mất không về báo mộng

Đã có rất nhiều nhà khoa học cùng biết bao máy móc hiện đại chỉ để tập trung khám phá bí ẩn của mộng mị… Và điều kỳ lạ trong những giấc mơ xảy ra thật nơi hiện thực vẫn khiến không ít người chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ…

Mộng là sự thể hiện của những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm cũng như những sự kiện đã trải qua trong tâm trí của chúng ta khi ngủ. Nội dung và ý nghĩa sinh học của giấc mộng chưa được biết đầy đủ, mặc dù là đối tượng quan tâm và suy đoán suốt tiến trình lịch sử nhân loại. Đã có rất nhiều nhà khoa học cùng biết bao máy móc hiện đại chỉ để tập trung khám phá bí ẩn của mộng mị, nhiều giả thuyết đã được nêu về ý nghĩa và mục đích sinh học của giấc mơ, tuy nhiên tất cả vẫn còn khá mơ hồ như chính bản chất của đối tượng cần giải quyết. Và điều kỳ lạ trong những giấc mơ xảy ra thật nơi hiện thực vẫn khiến không ít người chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ…

Con người sau khi chết đi liệu có phải là đã hết? Và tại sao lại xảy ra hiện tượng “báo mộng”? Nhìn chung từ cổ chí kim từ trong tới ngoài nước, những trường hợp về “báo mộng” nhiều vô số kể và vô cùng kỳ lạ. Lấy ví dụ trong trận bão Morakot hình thành vào ngày sáng 2 tháng 8 năm 2009 từ một vùng áp thấp nhiệt đới, có không ít nạn nhân đã thông qua “báo mộng” nói với người nhà thi thể mình đang ở đâu. Lại cũng có người được tổ tiên báo mộng dự đoán về tương lai.

Phó giáo sư Châu Kiên của Viện nghiên cứu lịch sử đại học văn hóa [Trung Quốc], chuyên gia nghiên cứu về tâm lý học và các nền văn minh trên thế giới có giải thích như thế nào về hiện tượng siêu tự nhiên này, chúng ta hãy cùng xem tiếp.

Nhân tố “báo mộng”

Một người khi sinh thời có rất nhiều việc chưa hoàn thành hoặc có nguyện vọng hay nhiệm vụ gì đó chưa làm xong, sau khi qua đời mặc dù đã tới thế giới bên kia nhưng có thể thông qua một phương thức đặc thù, đó là trong giấc mộng liên hệ với người thân ruột thịt để dặn dò một vài sự việc. Phàm là những nạn nhân tử vong phi tự nhiên, ví dụ như bị mất tích trong tai nạn, bị sát hại… báo mộng cho người nhà thường là nhiều nhất.

Những người tử vong phi tự nhiên như tai nạn xe, tai nạn máy bay, bị sát hại, gặp nạn thường phải có người tới nói với họ: “Anh đã chết rồi, xin hãy rời đi” trong nháy mắt có lẽ bản thân người chết cũng không biết được bản thân mình đã chết mà thay đổi tồn tại ở một dạng thể sinh mệnh khác. Hiện tượng ngôi nhà ma hay những câu chuyện kể rằng trên một con đường hay tuyến đường sắt nào đó có ma quỷ, đó chính là những người bỏ mạng nhưng không rời đi, ảnh hưởng tới người sống.

Bao lâu linh hồn người mới thoát ly khỏi thân thể?

Sau khi con người chết đi linh hồn sẽ thoát khỏi thân thể khi nào? Trong các tôn giáo, các dân tộc và các nền văn hóa đều đưa ra những giải thích khác nhau. Người Hồi giáo nhận định 4 ngày sau khi con người chết đi linh hồn mới rời khỏi thân thể, và tại một số quốc gia Hồi giáo có quy định người chết trong vòng 24h đồng hồ phải hạ táng. Người Trung Quốc lại có giải thích linh hồn trở về nhà vào ngày đầu thất và trong bảy bảy bốn chín ngày linh hồn sẽ đi đầu thai. Giáo sư Chu cho rằng bảy ngày chính là một chu kỳ của sinh mệnh con người chịu những nhân tố ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. Nếu tốc độ chu kỳ Trái đất tự quay quanh Mặt trời chậm hơn hoặc nhanh hơn có thể chu kỳ này cũng sẽ bị điều chỉnh. Những nghiên cứu về linh hồn, những tài liệu quan sát mang tính thực chứng nghiên cứu về những hiện tượng tâm linh siêu tự nhiên, hay những kết luận mang tính giai đoạn không thể là những kết luận cuối cùng về những hiện tượng này. Có những phát hiện cho thấy một số linh hồn mấy chục năm không rời đi, cũng lại có những linh hồn chỉ trong một vài giây đã đi đầu thai chuyển sinh.

“Mộng” là biểu hiện hoạt động của con người ở không gian khác

Hoạt động con người bao hàm hai đại bộ phận: Hoạt động thực tại và hoạt động trong mộng. Hoạt động ở trong thực tại, xảy ra ở trong cuộc sống hữu hình, chủ yếu là có sự tham gia của nguyên thần và thân thể con người; nguyên thần phát xuất ra lối tư duy, điều khiển thân thể, sinh ra các loại hành vi hoạt động. Đương nhiên, lúc này nguyên thần cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng bởi các thành phần sinh mệnh không gian khác. Hoạt động ở trong mộng, xảy ra ở không gian vô hình khác, mà nhân tố tham gia chủ yếu là các thành phần sinh mệnh vô hình. Các loại thành phần sinh mệnh sống tại từng tầng không gian, sinh ra các loại hành vi hoạt động. Lúc này, thân thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, nhưng cũng không phải là hoàn toàn ngừng trệ; các loại hoạt động tín tức từ thành phần sinh mệnh không gian khác sẽ phản ánh đến vỏ đại não.

“Báo mộng” là thông điệp truyền đến từ không gian khác

Khi trong mộng, mỗi thành phần sinh mệnh không gian khác đều có hành vi hoạt động riêng; trong đó hoạt động của nguyên thần là quan trọng nhất, bởi vì “nguyên thần” là chủ thể đích thực của con người.

Ký ức của con người là biểu hiện của năng lượng tồn tại trong nguyên thần. Khi chúng ta có thể nhớ rõ ràng rành mạch giấc mộng đó, thì chính là “nguyên thần” hoạt động; còn không nhớ rõ, u mê thì đó không gọi là giấc mộng thật, mà chỉ là biểu hiện hoạt động của thành phần sinh mệnh không gian khác.

Cảnh “báo mộng” trong mơ đều rất rõ ràng, nó là sinh mệnh khác ở không gian khác [thần linh hoặc vong linh] phát ra tín tức đến nguyên thần. Cũng chính là nói, báo mộng chính là trong lúc con người ngủ mơ, xảy ra ở không gian khác, thể sinh mệnh không gian khác truyền tín tức đến nguyên thần con người. Tín tức truyền đến loại này tương đối chính xác, thường có ý nghĩa rất quan trọng.

Báo mộng có thể dự đoán được tương lai

Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất gắn với câu chuyện về báo mộng là thảm họa xảy ra tại ngôi làng Aberfan [miền nam xứ Wales, Anh]. Buổi sáng cuối tháng 10/1966, sau đợt mưa lớn kéo dài, nửa triệu tấn chất thải từ mỏ than chôn vùi trường tiểu học Pantglas của làng, gần 150 học sinh và giáo viên thiệt mạng. Trước đó, ít nhất 22 người Anh đã mơ thấy thảm kịch này. Trong đó, cha mẹ một bé gái 10 tuổi thiệt mạng đã mơ thấy giấc mơ ngôi trường bị xóa sổ. Một phụ nữ mơ thấy một nhóm trẻ bị kẹt trong một căn phòng hình chữ nhật, cuối phòng có nhiều thanh gỗ lớn chặn cứng khiến bọn trẻ không thể trèo qua. Một người khác cho biết 2 tháng trước đó, bà mơ thấy một ngôi trường trên sườn đồi bị lở đất, mà nạn nhân hầu hết là trẻ em. Năm 1865, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln kể cho bạn bè về giấc mơ của ông. Theo đó, ông thường xuyên nghe thấy những tiếng động của đám tang từ căn phòng phía Tây trong Nhà trắng. Bên trong có một thi hài quấn vải niệm che kín khuôn mặt, xung quanh có nhiều lính gác. Vị Tổng thống hỏi một lính gác và được biết người nằm trong quan tài chính là ông. Lincoln bị ám ảnh vì giấc mơ ấy, và một tuần sau ông bị ám sát. Năm 1912, một số người thoát chết từ con tàu định mệnh Titanic đã kể lại giấc mơ thấy tàu đắm. Trong đó người đàn ông tên John, một nhà buôn nổi tiếng của Anh, đã phải chật vật mới mua được vé lên tàu. Trước khi khởi hành 10 ngày, trong hai đêm liền ông đều mơ cùng một cơn ác mộng về tàu Titanic bị chìm, trong đó nhiều người lớn và trẻ em bị rơi xuống biển cùng tiếng kêu gào thảm thiết. John bị ám ảnh nên quyết định hủy chuyến đi.

Phóng viên Samson người Mỹ, sau một ngày kết thúc công việc, nằm nghỉ trên sofa rồi ngủ quên. 7 giờ sau tỉnh dậy, anh vẫn nhớ như in giấc mơ của mình. Núi lửa Krakatoa phun mạnh ở gần đảo Java, dung nham và đá bùn cuốn một đám người ra biển. Anh ghi lại nội dung giấc mơ ra giấy, tiện tay ghi luôn 2 chữ “quan trọng” rồi ra về.

Khi tổng biên tập đến cơ quan và thấy trên bàn làm việc của Samson có một bài viết, cho rằng anh đã nhận được tin từ tối qua, lập tức đăng ngay vào mục “tin khẩn”. Mấy chục tờ báo cũng đăng theo. Và tin thất thiệt trên đã khiến Samson bị mất việc. Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau, núi lửa Krakatoa hoạt động rất mạnh và rất nhiều người đã thiệt mạng.

Cảnh trong mơ cho chúng ta thấy nội hàm thâm sâu về các sinh mệnh con người ở các tầng không gian khác nhau. “Báo mộng” xảy ra ở không gian khác, người báo mộng và người được báo mộng tồn tại ở các thời không khác nhau, thông qua “báo mộng”, đem tin tức truyền cấp cho người được báo mộng.

Người Hy Lạp và La Mã cổ đại tin rằng giấc mơ thường hàm chứa những thông điệp từ Thần. Thổ dân châu Mỹ xem những giấc mơ như những cánh cổng nối thế giới thực tại với thế giới tâm linh, là con đường dẫn tới các hành trình và những lời tiên tri. Và họ cho rằng, thế giới được khởi đầu từ những giấc mơ. Người Trung Quốc tin rằng mơ là một cách để gặp lại những người thân đã mất. Còn người Mỹ, họ có 600 trung tâm nghiên cứu giấc mơ. 

Cảnh “báo mộng” trong mơ rất rõ ràng, thường thường có ý nghĩa rất quan trọng. Có thân nhân “báo mộng”lưu lại di ngôn, có Thần minh “báo mộng” tránh tai họa. Hơn nữa lại có Thần Thánh, Thiên Sứ “báo mộng” truyền lại ý chỉ của Thần, lại có Thánh nhân “báo mộng” truyền thừa Đạo.

“Với những người chết oan khuất [nếu chúng ta coi có thế giới bên kia, có linh hồn] thì vong của họ chưa siêu thoát và sẽ có những báo mộng cho người thân thiết“.

"Với những người chết oan khuất [nếu chúng ta coi có thế giới bên kia, có linh hồn] thì vong của họ chưa siêu thoát và sẽ có những báo mộng cho người thân thiết”.

Thử tìm kiếm từ khóa “vụ Cát Tường” thì thấy có hơn 8 triệu kết quả trong 0.32 giây, điều này cho thấy vụ việc được quan tâm nhiều đến mức nào. Trước đó, chị Lê Thị Thanh Huyền đến hút mỡ, nâng ngực ở thẩm mĩ viện Cát Tường [45, Giải Phóng, Hà Nội] rồi tử vong vào ngày 19/10. Theo lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường thì vị này cùng nhân viên bảo vệ mang xác phi tang ở cầu Thanh Trì [Hà Nội]. Tính đến nay là hơn 40 ngày gia đình đi tìm kiếm cùng sự phối kết hợp của cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa có kết quả.

Vụ việc khiến dư luận bàng hoàng, người thân của cả nạn nhân và hung thủ đều chết lặng. Nhiều thẩm mĩ viện lập tức rơi vào cảnh lao đao vì ít khách, nhiều người đặt lịch phẫu thuật ngực phải hoãn lại vì… sợ. Từ công sở tới trường học, bệnh viện, các quán cóc… lúc nào người ta cũng bàn tán sôi nổi. Thậm chí, khi vụ việc xảy ra khoảng 10 ngày, câu đầu tiên mọi người hay hỏi nhau buổi sáng là: “Đã tìm thấy xác chưa?”.

Nhiều nghi vấn và hàng loạt giả thiết được đặt ra. Có người cho rằng, Tường đã khai man, đã mổ bụng nạn nhân, buộc đá vào xác, hủy xác một cách dã man hơn hoặc rùng rợn hơn là chặt xác. Gia đình nạn nhân và cả dư luận không ít lần đặt câu hỏi: “Phải chăng cơ quan chức năng nên lấy lại lời khai của Tường?”.

Tin nhắn đặc biệt nói về phán đoán của nhà ngoại cảm.

Mới đây, báo giới thông tin: “Gia đình chị Huyền tỏ ra khó hiểu vì đến hiện tại, vẫn chưa có một tờ báo nào thông tin về tình hình Tường ở trong trại tạm giam. Trước kia, ngay cả những sát thủ máu lạnh như Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa… trong thời gian tạm giam đã có rất nhiều thông tin trên cơ quan thông tấn báo chí phản ánh quá trình ăn năn hối cải khi đối mặt với bốn bức tường. Những dấu hiện bất thường này đã đặt ra cho gia đình một câu hỏi, bác sĩ Tường có đang che đậy một âm mưu lớn hơn?”.

Việc cơ quan điều tra có lấy lại lời khai hay không và về hành vi của Tường trong trại tạm giam có lẽ vẫn đang được giữ kín. Cũng có thể nhằm phục vụ cho quá trình điều tra.

Từ khi xảy ra vụ việc, không ngày nào gia đình nạn nhân dừng tìm kiếm. Mỗi lần tìm tới gia đình nạn nhân ở phố Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, chúng tôi thấy sự mệt mỏi, đau đớn còn hằn trên gương mặt cả gia đình. Bố chồng nạn nhân lúc nào cũng túc trực bên chiếc điện thoại. Ông bảo, cuộc gọi đến liên hồi từ tối đến sáng. Cả những lời động viên, chia sẻ, cả những nhà ngoại cảm, người làm lĩnh vực tâm linh chỉ vị trí xác.

Thậm chí, đang phải chịu nỗi đau mất người thân nhưng gia đình nạn nhân còn “khổ sở” với một số “nhà ngoại cảm kì quái”. Có người gửi cả một bức thư từ trong Nam ra yêu cầu chồng nạn nhân phải mua gấp 4 vé máy bay cho 4 người trong gia đình họ bay ra tìm kiếm, ra đến nơi phải thuê thuyền cho họ.

Có khi mệt mỏi quá, người nhà muốn rút điện thoại cố định ra nhưng lại không yên tâm vì lỡ có ai biết vị trí thi thể chị Huyền và chỉ dẫn thì sao?

Gia đình nạn nhân tự mình đi tìm kiếm theo tất cả  các lời chỉ dẫn. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao gia đình họ tin vào nhiều nhà ngoại cảm đến vậy? Nếu không tin, không nghe thì gia đình họ biết làm sao? Không lẽ lại ngồi nhà chờ cơ quan chức năng báo kết quả? Sẽ chẳng một thành viên nào trong gia đình nạn nhân ăn ngon ngủ yên khi thi thể chị Huyền còn chưa tìm thấy. Trong khi cơ quan chức năng vẫn không có thêm những kết quả mới.

Về mặt đạo lý, nếu không tìm được xác nạn nhân Huyền thì đó sẽ là nỗi ám ảnh với tất cả người thân. Về phương diện pháp luật, sẽ không định được tội danh của Tường. Đơn độc, bơ vơ, nhưng gia đình nạn nhân vẫn dốc sức tìm kiếm. Dù có phải nhảy xuống cống tìm kiếm, đi khắp các tỉnh, hoặc đi làm lễ vào ban đêm, vào đúng giờ hoàng đạo như chỉ dẫn, họ đều làm. Nếu bỏ qua một lời chỉ dẫn, gia đình nạn nhân lại áy náy: “Biết đâu có hi vọng”.

Những nghi vấn quanh vụ việc đã được nhiều ý kiến đề cập đến. Nhưng, cũng có một điều là thắc mắc chung của nhiều người. Tại sao nạn nhân không “báo mộng”? Tại sao không có một sợi dây linh cảm nối với bất cứ một thành viên nào trong gia đình? Thế giới tâm linh có thật sự tồn tại?

Chia sẻ trên gần đây, thiếu tướng, TS. Nguyễn Chu Phác [Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý, Viện Nghiên cứu tiềm năng con người] nhận định: “Bằng những cảm nhận đặc biệt của mình, những nhà ngoại cảm cũng đã tìm ra nhiều xác nằm dưới sông. Đó là trường gia đình nhờ các nhà ngoại cảm và xác nhận được vị trí của chiếc đầu đã bị Nguyễn Đức Nghĩa cho trôi sông để phi tang. Hay như nạn nhân ở Yên Sở [Hoàng Mai, Hà Nội] bị đâm chết cũng tìm thấy xác bằng ngoại cảm.

Trong trường hợp nạn nhân Huyền, người nhà nạn nhân, những người thân thiết hãy biết lắng nghe những cảm nhận của mình. Với những người chết oan khuất [nếu chúng ta coi có thế giới bên kia, có linh hồn] thì vong của họ chưa siêu thoát và sẽ có những báo mộng cho người thân thiết”.

Rất nhiều người đặt câu hỏi, tại sao nhà ngoại cảm “chân chính” không vào cuộc tìm kiếm? Họ từ chối tức là họ là nhà ngoại cảm “rởm”?

Nhiều thông tin hiện nay cho rằng, hiện tượng nhập vong, áp vong chỉ là do rơi vào trạng thái vô thức, thôi miên, tâm thần, hoang tưởng. Nhìn vào thực tế, với những trường hợp sau khi được áp vong thì trở thành người khác hoàn toàn, tự dưng nói được tiếng miền Nam, tiếng Lào, Campuchia, tiếng dân tộc, thậm chí là nói ngoại ngữ vanh vách là do đâu?

Hay như, trong một dịp trò chuyện với thiếu tướng Chu Phác, ông kể: “Tham gia giải vong nhập từ những năm 80 cùng bà Ái Hương, có lần, phát hiện một cô gái bị vong nhập trong số hàng trăm người đang ngồi ở hội trường, tôi và bà Ái Hương dỗ từ 2g đến 4g chiều mà vong chỉ gật, lắc, không nói câu nào. Mãi đến 6g tối, vong mới chịu nói nhưng lại nói hoàn toàn bằng tiếng  dân tộc Paco. Trong khi cô gái bị vong nhập hoàn toàn không biết tiếng Paco”.

Ngoại cảm, tâm linh là lĩnh vực nhạy cảm. Suy cho cùng, ranh giới của khoa học ngoại cảm chân chính và mê tín dị đoan chỉ là một đường tiệm cận mong manh.

Theo Yến Dương
Trí thức trẻ

[--- MegaFun OTT ---]

Video liên quan

Chủ Đề