Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa

Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa

Chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; Tại điểm cầu huyện Hương Khê do đồng chí Lê Ngọc Huấn, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì; 35 điểm cầu trên địa bàn huyện với hơn 1.550 đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến.

Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa

 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã báo cáo những thành tựu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Về công tác đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta luôn triển khai toàn diện, chủ động, tích cực cả về chủ trương và chính sách. Cụ thể, trải qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy và nâng tầm được cả thế và lực nhất định, uy tín ngày càng gia tăng trên trường quốc tế, đã tạo ra những tiền đề quan trọng và vị thế thuận lợi để phát triển.

Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện thể chế được thực hiện đồng bộ. Nhờ đó, đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng được triển khai hiệu quả. Việt Nam đã xác lập thêm 6 khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, nâng tổng số quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện lên 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia; Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước; các đoàn thể, tổ chức nhân dân có quan hệ với hàng nghìn tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài.

Việt Nam cũng đã gia nhập và ký kết hơn 80 điều ước quốc tế đa phương; là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực và toàn cầu; đã và đang tham gia hiệu quả vào xây dựng Cộng đồng ASEAN, đóng vai trò quan trọng trong củng cố đoàn kết nội khối, đẩy mạnh quan hệ của ASEAN với các đối tác. Đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế; hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế như: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008 - 2009 và 2020 - 2021); Hội nghị cấp cao ASEAN (1998, 2010 và 2020); Hội nghị thượng đỉnh APEC (2006, 2017); Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên (2019); cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc…

Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa

Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 224 thị trường và đối tác. 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường cho nước ta. Nhờ liên kết kinh tế sâu rộng, năm 2021, mặc dù kinh tế thế giới rất khó khăn, kim ngạch thương mại của Việt Nam vẫn vượt mốc 600 tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài đã ký từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay đạt khoảng 400 tỉ USD. Các lĩnh vực công tác đối ngoại như: ngoại giao văn hoá, thông tin đối ngoại, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân được triển khai toàn diện, chủ động, tích cực. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao vị thế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, chúng ta đã triển khai quyết liệt, kịp thời và hiệu quả công tác ngoại giao y tế/vắc-xin trên cả kênh song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã nhận được trên 151 triệu liều vắc-xin. Việt Nam cũng kịp thời viện trợ vật tư y tế và tài chính cho trên 50 quốc gia và tổ chức quốc tế, qua đó, thể hiện rõ vai trò “thành viên có trách nhiệm” trong cộng đồng quốc tế.

Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa

Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại thời kỳ đổi mới về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, đó là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Đồng thời mục tiêu của đối ngoại được xác định là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nguyên tắc đối ngoại Đại hội XIII đề ra, báo cáo đã chỉ ra 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đó là xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân; củng cố tin cậy chính trị, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác; triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, sáng tạo hơn nữa đối ngoại đa phương; giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam kết hợp với văn hoá truyền thống của dân tộc, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh; triển khai đồng bộ, hiệu quả, sáng tạo ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, kết hợp hiệu quả nguồn lực bên ngoài với các nguồn lực trong nước...

Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa

Phát biểu chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, đây là hội nghị toàn quốc đầu tiên do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo tổ chức để bàn về công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và của cả hệ thống chính trị. Đây cũng là dịp các cấp, các ngành, các địa phương và đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại cả trong nước và nước ngoài nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về tình hình, vị thế của đất nước ta trong khu vực và trên thế giới; vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đối ngoại trong tổng thể chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho toàn hệ thống chính trị, cho các cấp các ngành trong hoạt động đối ngoại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, công tác đối ngoại có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cũng như góp phần nâng cao vị thế đất nước. Đất nước ta đã mở rộng và nâng tầm quan hệ ngoại giao với các nước lớn, tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế với sự nghiệp đổi mới của Nhân dân ta. Việt Nam đã thực sự “là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Tổng Bí thư đề nghị, thời gian tới, bộ, ngành các cấp cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình để kịp thời đổi mới tư duy, không ngừng sáng tạo trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc và xu thế thời đại. Nhạy bén, dám nghĩ, dám làm để có suy nghĩ, hành động vượt tầm quốc gia, đạt đến tầm khu vực và quốc tế. Nỗ lực tìm kiếm đối tác mới, hướng đi mới trên cơ sở kiên định mục tiêu, tiếp tục quán triệt đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn, đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia. Phát huy vai trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hoà bình, tranh thủ điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và đổi mới đất nước cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam.

Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa

Đề cao xây dựng đoàn kết, đồng thuận trong nước; kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; phát huy tối đa mọi yếu tố thuận lợi của đất nước để định hình cơ chế đa phương. Triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, sáng tạo hơn nữa đối ngoại đa phương, chủ động, tích cực phát huy vai trò, đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế - chính trị quốc tế; đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, các cơ chế hợp tác liên nghị viện quốc tế và khu vực. Tiếp tục tham gia các lực lượng gìn giữ hòa bình. Xây dựng chiến lược tổng thể về đối ngoại đa phương đến năm 2030. Mở rộng và nâng cao hoạt động đối ngoại nhất là hợp tác kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Đưa các mối quan hệ đã có đi vào chiều sâu ổn định, hiệu quả; tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác các lĩnh vực. Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam kết hợp với văn hoá truyền thống của dân tộc, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khoa học, lý luận ngoại giao Việt Nam.

Xác định rõ nhiệm vụ của đối ngoại nhân dân trong giai đoạn mới là: Tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, giữ vững môi trường hòa bình, huy động ủng hộ quốc tế phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN", Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói. 

Nhân kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (1945-2020), sáng 24/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học: “75 năm Ngoại giao Việt Nam: Bài học kinh nghiệm và định hướng”.

Tham gia phát biểu tại Hội thảo khoa học, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam đã có bài tham luận về "Các vấn đề đặt ra với đối ngoại nhân dân trong tình hình mới".

Xin đăng tải toàn bộ nội dung bài tham luận của Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam tại Hội thảo khoa học:

Trong suốt 70 năm qua, đối ngoại nhân dân, một trong 3 chân kiềng của ngoại giao Việt Nam, đã vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cùng đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước hình thành mặt trận nhân dân thế giới, đoàn kết, ủng hộ nhân dân ta trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, thoát khỏi bị bao vây, cấm vận, huy động sự ủng hộ và nguồn lực quốc tế phục vụ công cuộc đổi mới, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác đối ngoại nhân dân hiện nay có những thuận lợi rất lớn. Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đã đưa vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Với việc thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, quan hệ đối ngoại nhân dân và lực lượng làm công tác đối ngoại nhân dân của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Bạn bè quốc tế yêu mến, cảm phục nhân dân Việt Nam về đấu tranh chống giặc ngoại xâm, về xây dựng và phát triển đất nước và gần đây là ngăn chặn đại dịch COVID-19, tin tưởng ở Việt Nam và sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Trên thế giới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, xu hướng dân chủ hóa đời sống quốc tế được thúc đẩy, cộng đồng quốc tế đang thực hiện chương trình phát triển bền vững với người dân là trung tâm, đã làm gia tăng vai trò và tiếng nói của các tổ chức nhân dân, các nhân tố phi nhà nước, các doanh nghiệp và người dân trong quan hệ quốc tế và trong việc hợp tác xứ lý các thách thức toàn cầu.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, những biến chuyển sâu sắc khó lường của tình hình quốc tế đã và đang tác động sâu sắc đa chiều, tới phong trào nhân dân thế giới và quan hệ hợp tác giữa nhân dân các nước, đặt ra những vấn đề đổi mới với công tác Đối ngoại nhân dân.

Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa

Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam trình bày bài tham luận về "Các vấn đề đặt ra với đối ngoại nhân dân trong tình hình mới".

Một số vấn đề đang được đặt ra với Đối ngoại nhân dân

1. Trước hết, đó là yêu cầu cấp thiết phải năng động thích ứng và ứng xử linh hoạt trong môi trường quốc tế mới và tập hợp lực lượng mới.

Thế giới đang và tiếp tục thay đổi nhanh chóng, chuyển giai đoạn sang một trật tự mới chưa được định hình rõ, ngày càng bất ổn, bất định, bất an, nhất là dưới tác động sâu sắc, toàn diện và lâu dài của đại dịch COVID-19 với nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với mọi mặt đời sống quốc tế, làm lộ rõ những điểm yếu trong mô hình phát triển và quản trị của nhiều nước. Tương quan lực lượng và cán cân sức mạnh thay đổi nhanh chóng. Thực lực khả năng dẫn dắt, lãnh đạo của các nước lớn đều bị suy giảm đáng kể.

Mặc dù xu thế chung là hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn được duy trì song các nhân tố gây mất ổn định gia tăng bởi suy thoái kinh tế, các thách thức an ninh phi truyền thống và mặt trái của toàn cầu hóa, chủ nghĩa đơn phương, dân túy, dân tộc cực đoan, chính trị cường quyền, nước lớn không tôn trọng Luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế trong các khuôn khổ, thể chế hiện hành (LHQ, WTO…) đứng trước thách thức lớn.

Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn. Mỹ và Trung Quốc bước sang một giai đoạn đối đầu trực diện, toàn diện từ địa chiến lược, thương mại, công nghệ đến chính trị, an ninh, mô hình phát triển và hệ giá trị, không chỉ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà trên cả phạm vi toàn cầu, trong quan hệ chính trị, ngoại giao song phương và đa phương với những biểu hiện ngày càng rõ của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Hoa Kỳ tăng cường sử dụng con bài “ý thức hệ” để tập hợp lực lượng chống Trung Quốc. Hình thái mới trong cục diện thế giới đang hình thành, không đơn thuần là đa cực mà là “Mạng – Đa trung tâm”, ngoài Mỹ - Trung Quốc – Nga cũng có trung tâm khác (một hoặc nhóm nước). Cùng với đó là sự xuất hiện và vai trò ngày càng nổi lên của các tập hợp lực lượng do các cường quốc tầm trung dẫn dắt và các nhân tố phi nhà nước.

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp do các hành động đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trung Quốc đẩy mạnh triển khai toàn diện các biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, tuyên truyền quân sự hóa, dân sự hóa trên thực địa nhằm thực hiện chiến lược kiểm soát Biển Đông, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam và một số nước khác, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực. Hoa Kỳ tăng cường hiện diện, mạnh mẽ bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, một số nước trong khu vực ASEAN và các nước lớn như Nhật, Úc, Anh, Pháp, Đức thể hiện lập trường mạnh mẽ hơn, phản đối các yêu sách và hành động của Trung Quốc.

Mặc dù hòa bình, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội vẫn là mục tiêu chung, là đích hướng tới của nhân loại tiến bộ, song phong trào nhân dân trên thế giới đã có nhiều thay đổi so với các khái niệm truyền thống trước kia cả về mục tiêu và tập hợp lực lượng.

Nếu như trước đây có sự phân tuyến rõ rệt dựa trên ý thức hệ giữa một bên là lực lượng tiến bộ như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; phong trào cánh tả; phong trào giải phóng dân tộc với một bên là lực lượng hiếu chiến, chống cộng, phân biệt chủng tộc, phát xít mới… thì hiện nay bên cạnh tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ truyền thống (chống chủ nghĩa đế quốc, chống chiến tranh xâm lược, vì hòa bình…) tập hợp lực lượng đã trở nên rất linh hoạt và đa dạng và trên cơ sở lợi ích của từng quốc gia, dân tộc, đảng phái, cộng đồng dân cư, và trên từng vấn đề như dân sinh, dân chủ, biến đổi khí hậu, chống chạy đua vũ trang, chống toàn cầu hóa và các hiệp định thương mại tự do…

Trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dân túy, phát xít mới… nhiều phong trào phản kháng xã hội, chống độc tài, bất công, vì dân sinh, dân chủ và công bằng xã hội đã bùng nổ và có ảnh hưởng mạnh mẽ trên quốc tế và ở nhiều nước. Một số tập hợp mang tính phong trào tỏ ra có sức hấp dẫn hơn các tập hợp lực lượng truyền thống bởi sự linh hoạt về tôn chỉ, mục đích và tập hợp lực lượng.

Các phong trào hòa bình cánh tả, tiến bộ gặp nhiều thách thức, chậm đổi mới. Thiếu sự tập hợp lực lượng rộng rãi ở cấp độ quốc tế tại các diễn đàn nhân dân khu vực và quốc tế ngay cả trên những vấn đề cấp bách như chống chiến tranh, chạy đua vũ trang, biến đổi khí hậu… Có sự chia rẽ phân hóa trong các tập hợp lực lượng của các nước đang phát triển như G77, phong trào Không liên kết, phong trào cánh tả Mỹ La tinh bởi sự khác biệt về mối quan tâm, mục tiêu và lợi ích.

Ngoài sự đồng thuận cao được tiếp tục duy trì trong việc đòi Mỹ bỏ cấm vận chống Cu Ba, có sự phân hóa, lập trường khâc biệt trong nhiều vấn đề cả về an ninh và phát triển như Syria, Iran, Venezuela, người dân tộc thiểu số Bengali (Rohingya) ở Myanmar, vấn đề Biển Đông… do khác biệt về lợi ích và áp lực ‘chọn phe’, tác động lôi kéo, sự chi phối của các nước lớn. Một số thế lực tăng cường sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” và kênh nhân dân để chia rẻ phong trào nhân dân, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

2.Thứ hai là việc huy động đoàn kết quốc tế, ủng hộ Việt Nam đứng trước thách thức mới

Trong các giai đoạn trước đây chúng ta đã huy động được cao độ sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế bởi sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta phù hợp với mục tiêu chung của thời đại, nguyện vọng của nhân dân thế giới, với các trào lưu, xu thế tiến bộ thế giới. Trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay, khi các nước đều đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc việc huy động đoàn kết với Việt Nam chỉ có thể thành công nếu kết hợp được với lợi ích quốc gia, dân tộc với lợi ích của đối tác và lợi ích chung của nhân loại.

Vị thế của Việt Nam được nâng lên cũng đồng nghĩa với trách nhiệm lớn hơn của Việt Nam cả trong các quan hệ hợp tác nhân dân. Nhân dân thế giới, cộng đồng quốc tế kỳ vọng Việt Nam góp phần tích cực, xứng đáng vào việc giải quyết các vấn đề chung. Do đó, cần phải xác định đúng những nội dung hợp tác, ngọn cờ tập hợp lực lượng, xử lý thỏa đáng các mâu thuẫn về lợi ích để làm tròn nghĩa vụ quốc tế, bảo vệ chân lý, giữ được lập trường nguyên tắc mà vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, không ảnh hưởng tới quan hệ nhà nước và các đối tác, huy động được sự ủng hộ quốc tế ở mức cao nhất.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, nguồn lực dành cho hỗ trợ quốc tế suy giảm, Việt Nam lại đã trở thành nước thu nhập trung bình nên đối với một số nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Việt Nam không còn là đối tượng cần được ưu tiên trợ giúp.

Thế hệ Việt Nam với những người bạn quốc tế đã kề vai sát cánh với nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ bao vây cấm vận, khắc phục hậu quả chiến tranh nay không còn nhiều. Giới trẻ các nước chưa hiểu biết nhiều về Việt Nam.

Các thế lực phản động, chống Việt Nam tăng cường khai thác các kênh nhân dân, các phương tiện truyền thông mới để vu cáo, bôi nhọ, chia rẽ đoàn kết quốc tế với Việt Nam.

Mặc dù cộng đồng quốc tế ngày càng quan ngại về hành xử ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, vẫn còn những người hoặc do chịu sức ép chính trị, kinh tế và ảnh hưởng của tuyên truyền Trung Quốc, hoặc do chưa đầy đủ thông tin, chưa hiểu đúng về bản chất vấn đề Biển Đông, có tâm lý e ngại, tránh né thể hiện quan điểm và cá biệt có những tiếng nói lạc lõng chia sẻ quan điểm của Trung Quốc.

3. Thứ ba là định vị vai trò của đối ngoại nhân dân trong giai đoạn mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cách mạng Việt Nam trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần vai trò đóng góp của đối ngoại nhân dân”. Trong lịch sử, Đối ngoại nhân dân đã từng có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là khi nước ta chưa có kênh liên lạc chính thức với các nước.

Ngày nay, ngoại giao Nhà nước, Đối ngoại Đảng phát triển mạnh mẽ, thiết lập được các kênh hợp tác trực tiếp, hiệu quả, các khuôn khổ quan hệ, hợp tác mới với cam kết chính trị ở cấp cao nhất tôn trọng thể chế chính trị của nhau, độ tin cậy, lòng tin chính trị được nâng cao.

Tuy vậy, Đối ngoại nhân dân vẫn có tầm quan trọng đặc biệt vì: Đối ngoại nhân dân có thế mạnh đặc thù (như là nước: mềm mại, linh hoạt, có thể đi đến mọi ngõ ngách; làm mềm dịu, hạ nhiệt, gột rửa, sàng lọc; khi cần có thể tạo nên sức mạnh to lớn như bão lũ), trong môi trường quốc tế phức tạp, đối tượng, đối tác đan xen, vừa đấu tranh vừa hợp tác trên cơ sơ lợi ích, Đối ngoại nhân dân có khả năng tiếp cận được rộng rãi các đối tượng, thiết lập được các mối quan hệ cá nhân với doanh nhân, chính giới, nhân sĩ… có thể linh hoạt kết hợp cả hai mặt hợp tác và đấu tranh phù hợp với từng thời điểm và từng đối tượng, hỗ trợ hiệu quả cho đối ngoại Đảng và Ngoại giao Nhà nước nhất là trong vấn đề phức tạp, nhạy cảm.

Vì sao phải mở rộng quan hệ đối ngoại tác dụng và ý nghĩa
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo khoa học.

Một số khuyến nghị nhằm phát huy sức mạnh của đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới

Cần tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối đối ngoại, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thấm nhuần sâu sắc và phát huy tình cảm quốc tế trong sáng, thủy chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xác định rõ nhiệm vụ của Đối ngoại nhân dân trong giai đoạn mới là: Tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, giữ vững môi tường hòa bình, huy động ủng hộ quốc tế phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN.

Trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia- dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, đối ngoại nhân dân cần tiếp tục nêu cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đoàn kết với các lực lượng tiến bộ thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Từ đó, cần có tư duy mới, đột phá, sáng tạo về nội dung, phương thức hoạt động của đối ngoại nhân dân theo tinh thần đa dạng hóa, mở rộng phạm vi hoạt động, đối tác cũng nhưu lực lượng của Đối ngoại nhân dân, thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, không chỉ bó hẹp trong các khuôn khổ truyền thống, mà mở rộng, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa – giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch, đầu tư, giáo dục đào tạo, y tế, sức khỏe, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả chiến tranh… để tranh thủ nguồn lực cả về vốn, tri thức và công nghệ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cần thay đổi tư duy là Đối ngoại nhân dân là chỉ tập trung vào các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Trên thực tế còn rất nhiều lĩnh vực mà các cơ quan chủ trì không thể làm hết được, nên cần có cơ chế linh hoạt hơn để Đối ngoại nhân dân tham gia phát huy được thế mạnh của Đối ngoại nhân dân.

Tập trung vào các đối tác nhân dân các nước láng giềng có chung biên giới Lào, Campuchia, Trung Quốc, các nước ASEAN, các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống, xác định chính sách, nội hàm thúc đẩy hợp tác trên từng lĩnh vực với từng đối tác, không áp dụng khuôn mẫu chung. Trong khi tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác truyền thống, tăng cường thiết lập quan hệ và huy động sự ủng hộ của các lực lượng rộng rãi, nhất là giới trẻ, các doanh nhân, chính trị gia, nhà văn hóa… có tầm ảnh hưởng lớn, có thiện cảm với Việt Nam, chia sẻ quan điểm và lợi ích với Việt Nam. Mở rộng giao lưu nhân dân với các nước ở khu vực Trung Đông, Châu Phi và Mỹ La tinh.Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng tham gia của các tổ chức nhân dân Việt Nam tại các diễn đàn nhân dân đa phương khu vực và quốc tế.

Quán triệt Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban bí thư về “Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương” đến 2030. Chủ động vận động đấu tranh bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của Việt Nam, đặc biệt trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, chủ quyền biển đảo, nâng cao vị thế, hình ảnh, uy tín Việt Nam, Chuyển từ tích cực tham gia sang tạo dựng cơ hội, phát huy vai trò, nghiên cứu khả năng xây dựng những diễn đàn, tập hợp lực lượng nhân dân mới trong những lĩnh vực thúc đẩy hòa bình bền vững và phát triển bền vững như hợp tác khu vực và tiểu vùng, bảo vệ môi tường, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, sức khỏe và an ninh con người… Phát huy vai trò của các tổ chức nhân dân Việt Nam tại Diễn đàn Nhân dân ASEAN, Diễn đàn nhân dân Á – Âu, các diễn đàn nhân dân trong khuôn khổ Liên hợp quốc.

Phát huy vai trò Đối ngoại nhân dân trong công tác vận động, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN).

Các tổ chức PCPNN không chỉ là nguồn hỗ trợ hiệu quả công cuộc giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, nhân đạo, cung cấp kinh nghiệm quản lý mà còn là một kênh truyền tải thông tin khách quan về Việt Nam ra thế giới. Do vậy, cần chú trọng gắn các chương trình, dự án với các yêu cầu chính trị, đối ngoại, phục vụ mục tiêu phát triển của Việt Nam, kết hợp chặt chẽ công tác vận động với hỗ trợ và giám sát hiệu quả của các dự án.

Phát huy vai trò của Đối ngoại nhân dân trong công tác thông tin đối ngoại và công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Chú trọng đổi mới ấn phẩm thông tin, xuất bản với nhiều ngôn ngữ, nội dung, hình thức phong phú, hấp dẫn phù hợp với yêu cầu và đặc thù của các nhóm đối tượng. Tăng cường khai thác, sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, mạng xã hội trong công tác Đối ngoại nhân dân để thông tin đến bạn bè quốc tế thành tựu mọi mặt và chính sách đối ngoại của Việt Nam, về tình hình Biển Đông, và lập trường của Việt Nam, phản bác lại các thông tin sai trái về Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước với đối ngoại nhân dân

Tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho Đối ngoại nhân dân tham gia vào các nghiên cứu, trao đổi chính sách; chuẩn bị cho các sự kiện đối ngoại lớn, các hoạt động cấp cao… phát huy thế mạnh của nền ngoại giao toàn diện.

Triển khai tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho Đối ngoại nhân dân.

Cần quán triệt sâu sắc vai trò và tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Thể chế hóa và thực hiện nhất quán các chỉ thị của Đảng về cơ chế, chính sách, bảo đảm điều kiện cho hoạt động Đối ngoại nhân dân, đặc biệt là Chỉ thị 38 ngày 19/9/2019 của Ban Bí thư trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam trong tình hình mới. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân bản lĩnh, tâm huyết, gắn bó, dày dạn kinh nghiệm trong tiếp xúc, vận động, đấu tranh quốc tế, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Trong bối cảnh tình hình mới, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, lực lựng nòng cốt của đối ngoại nhân dân, sẽ tiếp tục nỗ lực đổi mới, tư duy và hành động, thực hiện đúng phương châm của đối ngoại nhân dân “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, cùng các binh chủng khác phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, đồng thời góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập, dân tộc và tiến bộ trên thế giới.

VNF - http://vufo.org.vn/