Vì sao phải quy hoạch phát triển nông nghiệp

Đăng vào {#odate}
Ngôn ngữ: Việt Nam | English


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

[Phê duyệt kèm theo Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ]

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn khẳng định: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với chế biến và thị trường

Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ.

Mặt khác, từ thực tiễn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm thuỷ sản đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, đó là: Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nhiều địa phương còn nhiều lúng túng, tự phát do quy hoạch được điều chỉnh kịp thời. Hiệu quả của sản xuất nông lâm thủy sản còn thấp, phần nhiều do sản xuất chưa gắn với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường, tình trạng thừa thiếu xẩy ra đối với nhiều cơ sở chế biến công nghiệp. Thị trường nông lâm thuỷ sản luôn có sự biến động và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thay đổi theo hướng thị hiếu của từng nơi.

Trong khi đó, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế so sánh và nâng cao nhanh khả năng cạnh tranh, đồng thời phải đối phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của khí hậu liên quan tới biến đổi khí hậu.

Trong thời gian qua nhiều địa phương cũng đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo rà soát quy hoạch nhiều chuyên đề. Tuy vậy, cần có khung tổng thể để phối hợp quy hoạch của các địa phương và chuyên ngành.

Những nhân tố trên đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung tổng thể quy hoạch làm cơ sở chỉ đạo sản xuất phát triển có hiệu quả.

Báo cáo chi tiết xem tại đây

  • Chủ đề:
  • Giai đoạn 2016-2020
  • Tin liên quan:
Quy hoạch phát triển sản xuất ngô toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020
Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

Video liên quan

Chủ Đề