Viêm họng có nên nằm điều hòa

5/5 - [2 bình chọn]

Điều hòa khiến cho cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên không ít người nằm điều hòa bị đau họng, thậm chí cứ làm việc trong môi trường có máy lạnh là họng giở chứng. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách khắc phục ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân nằm điều hòa bị đau họng

Khi nằm điều hòa bị đau họng, chúng ta thường đổ lỗi cho khí lạnh mà máy lạnh tỏa ra.Thực chất, trong khoang miệng của chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn đang chờ cơ hội bùng phát.

Khi sử dụng điều hòa, độ ẩm trong phòng bị hút hết ra ngoài và giảm xuống, nhiệt độ cũng được hạ thấp hơn so với bình thường. Lúc này, vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi nảy nở, kích thích niêm mạc họng và đau họng.

Cùng với đó, việc sử dụng điều hòa còn khiến những người có tiền sử viêm xoang, viêm mũi dị ứng bị ngạt mũi. Lúc này thay vì thở bằng mũi, họ phải há miệng ra để thở khiến họng bị khô, tình trạng đau họng càng thêm trầm trọng.

Thậm chí, có những người chỉ làm việc ở môi trường điều hòa cũng bị đau họng, tuy nhiên số này thường ít phổ biến hơn.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau họng khi nằm điều hòa

  • Mất nước: Như đã nói ở trên, không khí khô lạnh khiến họng và mũi cũng bị kích ứng, từ đó gây đau họng, rát họng, sổ mũi
  • Phòng ngủ bẩn: Môi trường sống bừa bộn, chứa nhiều dị nguyên, vi khuẩn có thể xâm nhập khi chúng ta nghỉ ngơi, đặc biệt là lúc nằm điều hòa.

  • Sức đề kháng kém: Đây là lý do giải thích tại sao có người nằm điều hòa vẫn khỏe, có người mới nằm chút đã thấy khô mũi, khó thở, đau họng. Ở những người có sức đề kháng kém, vi khuẩn dễ dàng phát triển khi gặp điều kiện thích hợp.

Làm thế nào để không bị đau họng khi nằm điều hòa?

Mẹo nằm điều hòa cho người hay đau họng

Để tránh cơ thể nhiễm lạnh, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

  • Đắp kín chăn khi ngủ: Bật điều hòa đắp chăn vẫn là kí kíp ngủ ngon của một số người.
  • Chỉ cần đắp một chiếc chăn mỏng kín người, đảm bảo triệu chứng đau họng cũng giảm đi ít nhiều.
  • Đeo khẩu trang khi ngủ: Nếu không thể tắt điều hòa hay trùm kín cả đầu, bạn có thể đắp chăn đến cổ rồi bịt thêm một chiếc khẩu trang. Nhờ cách này, khí lạnh sẽ không xâm nhập trực tiếp qua mũi và vùng họng nữa.

Điều trị bằng thuốc

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo trên, người bệnh cũng nên sử dụng thuốc để dứt điểm tận gốc tình trạng đau họng, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol giúp giảm tình trạng đau họng, rát họng.
  • Thuốc kháng viêm: Diclophenac, Ibuprofen giảm cảm giác đau, nóng đỏ, sưng họng.
  • Kẹo ngậm: Một số loại kẹo ngậm có tính chất sát khuẩn, làm dịu cơn đau họng do nằm điều hòa rất tốt, ví dụ Eugica candy, Strepsils, bảo thanh, Lysopaine
  • Kháng sinh: Giúp ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn làm tổn thương niêm mạc họng.

Thuốc nam

  • Tỏi mật ong: Thái tỏi thành lát mỏng rồi ngâm mật ong, sau đó ngậm lát tỏi trong miệng khoảng 15 phút.
  • Gừng mật ong: Rửa sạch gừng, giữ nguyên vỏ rồi ép lấy nước cốt, hòa cùng 1 muỗng cà phê. Ngậm hỗn hợp trong miệng và nuốt dần để mật ong bám dính nhiều nhất vào thành họng.
  • Kinh giới: Dùng khoảng kinh giới 10g, cát cánh 10g, cam thảo 4g Đem tất cả sắc lấy nước uống trong ngày. Áp dụng liên tục 1 tuần triệu chứng đau họng sẽ biến mất.
  • Trầu không mật ong: Dùng 10 lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch rồi ngâm nước muối. Giã nát lá trầu rồi cho thêm 300l nước vào đun sôi trong 10 phút. Chắt lấy nước cốt, lọc bỏ bã, thêm chút mật ong và uống trong ngày.

Thay đổi thói quen sống

  • Ăn nhiều rau củ quả tươi, ưu tiên đồ luộc, hấp, nấu cháo, súp
    Uống ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Lưu ý uống nước ấm, hạn chế nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không ăn đồ chua, cay, mặn, ngọt quá mức
  • Không ăn đồ chiên rán, cứng, khó nuốt
  • Không uống bia rượu, hút thuốc lá, thuốc lào
  • Súc miệng muối loãng để loại bỏ vi khuẩn
  • Tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Hạn chế tiếp xúc với người viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản để tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Những mẹo sử dụng điều hòa hiệu quả để tránh viêm họng
  • Để nhiệt độ thích hợp, tốt nhất ở khoảng 25 độ C. Không nằm ngủ ở nhiệt độ quá lạnh.
  • Sử dụng thêm máy phun sương để tăng độ ẩm cho phòng ngủ. Nếu không có điều kiện, để một chậu nước trong phòng cũng cho hiệu quả ít nhiều.
  • Chỉ bật điều hòa khi trời quá nóng, không lạm dụng quá mức. Khi không nằm máy lạnh, hãy mở cửa cho phòng thông thoáng.
  • Quét dọn sạch sẽ phòng ngủ, giặt sạch chăn màn, gối để vi khuẩn không có cơ hội trú ngụ.
  • Vệ sinh máy lạnh: Đôi khi điều hòa lại là nơi trú ngụ tuyệt vời cho vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc Chính vì thế, hãy vệ sinh máy lạnh sạch sẽ theo định kì 3 tháng 1 lần.Trên đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề nằm điều hòa bị đau họng. Hy vọng thông qua bài viết này, độc giả có thể hiểu rõ lý do tại do điều hòa gây đau họng, đồng thời có phương án điều trị kịp thời.
31 Tháng Mười Hai, 2019

Video liên quan

Chủ Đề