Virus delta lơ lửng trong không khí bao lâu

Ngày 15/6, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Trí Dũng cho hay, chủng virus lây bệnh tại TP.HCM hiện là chủng ở Ấn Độ, tên Delta. Dịch bệnh lây lan nhanh tại TP.HCM trong thời gian ngắn là do chủng này lây nhanh và mạnh. Cứ 3-4 ngày là kết thúc một chu kỳ lây nhiễm.

Ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. 

Theo ông Dũng, so với biến chủng phát hiện ở Anh thì chủng Delta mạnh hơn nhiều lần. Ông dẫn ví dụ về trường hợp của tiếp viên hàng không Vietnam Airline làm lây lan dịch bệnh trước đây. Tiếp viên này nhiễm biến chủng Anh tiếp xúc gần với mẹ ruột nhưng người mẹ không nhiễm bệnh, chỉ khi tiếp xúc gần và lâu ngày với cháu thì người cháu mới nhiễm bệnh.

“Biến chủng Anh lây lan chậm hơn, tiếp xúc xa [F2,F3] có thể không lây nhiễm. Nhưng với chủng Delta chỉ cần tiếp xúc gần, đôi khi không trực tiếp vẫn lây lan dịch bệnh và lây rất nhanh với chu kỳ rất ngắn. Chủng Delta khiến bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nhanh hơn. Người bệnh chỉ tiếp xúc F0 sau 3 ngày là có thể xuất hiệu triệu chứng COVID-19”, ông Dũng nói.

Với biến chủng tại Anh, chúng ta ghi nhận 80% bệnh nhân không triệu chứng. Tuy nhiên, với ổ dịch tại nhóm truyền giáo Phục Hưng nhiễm chủng Delta, 66% bệnh nhân triệu chứng. Chu kỳ lây nhiễm trong 3 ngày kết hợp tỷ lệ xuất hiện triệu chứng cao dẫn đến sự lây nhiễm rất nhanh của biến chủng.

Giám đốc HCDC cũng lý giải tốc độ lây nhiễm dịch bệnh nhanh còn đến từ việc virus được phát tán trong không khí do virus Delta nhẹ hơn không khí. “Virus này lơ lửng trong không khí rất lâu sau đó mới rơi xuống bề mặt. Điều này làm bệnh dễ lây hơn và tốc độ lây nhanh, nguy hiểm”, ông Dũng nhấn mạnh.

Virus biến chủng Ấn Độ lơ lửng trong không khí. 

Ông Dũng cũng đánh giá biến chủng Delta của SARS-CoV-2 khá giống virus H1N1 từng xuất hiện tại Việt Nam. Dù vậy, so với H1N1, tỷ lệ xảy ra triệu chứng của biến chủng Delta SARS-CoV-2 vẫn nhỏ hơn.

Trước sự lây lan nhanh và mạnh của biến chủng Delta, Giám đốc HCDC khuyến cáo mọi người dân tuân thủ nghiêm ngặt thông điệp 5K; thông báo ngay cho cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất khi có truyện chứng nghi ngờ mắc COVID-19 và tuyệt đối không tự mua thuốc uống điều trị tại nhà. 

MAI THÚY

Việc xác định thời gian ủ bệnh Corona được coi là chìa khóa để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Bệnh nhân Covid-19 thường biểu hiện các triệu chứng rõ ràng ở ngày thứ 5 sau khi nhiễm virus Sars Cov 2.

Từng trải qua nhiều dịch bệnh và vẽ ra kịch bản về một đại dịch nghiêm trọng có thể xảy ra trong tương lai, mặc dù vậy, thế giới vẫn hỗn loạn khi đối đầu với Covid-19. Sự gia tăng chóng mặt số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đặt nhiều quốc gia vào tình trạng khẩn cấp với một chuỗi thách thức chưa từng có.

Theo các chuyên gia, khả năng lây lan trực tiếp từ người sang người và nguy cơ nhiễm virus từ người bệnh không triệu chứng [người đang trong thời gian ủ bệnh Corona] là nguyên nhân chính khiến Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cách ly trong vòng 14 ngày là biện pháp đặc biệt quan trọng đối với người có tiếp xúc gần với các ca bệnh, các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp đi về từ vùng có dịch, đặc biệt là những người trở về từ Trung Quốc.

Thời gian ủ bệnh nCoV được hiểu là khoảng thời gian giữa lần tiếp xúc đầu tiên với virus Sars Cov 2 đến khi cơ thể có những triệu chứng khởi phát. Thời gian ủ bệnh Corona có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể.

1. Đối với Coronavirus

Các ước tính hiện tại cho thấy, các chủng virus Corona chẳng hạn như MERS và SARS có thời gian ủ bệnh khoảng 2-11 ngày. Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, sau khi hết giai đoạn ủ bệnh, người nhiễm Coronavirus sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt… Bệnh có thể diễn tiến nặng ở một số người khi gây ra viêm phổi cấp. Nguy hiểm hơn, Covid-19 có thể nhanh chóng gây tử vong cho đối tượng nguy cơ cao như người già, người mắc bệnh mạn tính [tiểu đường, tim mạch, ung thư, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD…].

2. Đối với chủng mới

Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian này, virus vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sẽ có một số ít trường hợp thời gian ủ bệnh Sars-Cov 2 có thể kéo dài hơn 14 ngày. Nghiên cứu  được thực hiện bởi Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg [Mỹ] cho thấy, trong số 10.000 đối tượng bị nhiễm Covid-19 thì có khoảng 101 trường hợp xuất hiện các triệu chứng đầu tiên sau 14 ngày. Do đó, các chuyên gia cho rằng các việc tiếp xúc với người không có biểu hiện bệnh không có nghĩa là an toàn. Nói cách khác, Covid-19 có thể lây nhiễm ngay cả trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Virus Corona sống trong không khí bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, virus Corona không đủ nhẹ để bay lơ lửng trong không khí, cách lây lan của nó chỉ có thể thông qua giọt bắn từ người bệnh. Có thể tồn tại lâu ngoài môi trường và bám trên các bề mặt tiếp xúc là yếu tố khiến virus Corona tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho cộng đồng.

Virus Corona có thể tồn tại với nhiệt độ khoảng 4-20oC trong vòng 5 ngày. Nó chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút nếu tồn tại ở nhiệt độ từ 56oC. Tia cực tím UV và các dung dịch khử trùng y tế thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút.

Tùy theo môi trường, nhiệt độ, độ ẩm mà virus Corona có khả năng sống khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy ở 4oC, virus Corona có khả năng sống khoảng 1 tháng. Từ 20-25oC virus sẽ yếu dần, sống được khoảng 5-7 ngày. Từ 33oC trở lên, virus Corona suy yếu nhanh, ít có khả năng gây bệnh.

Virus Corona không tự bay từ bề mặt tiếp xúc lên vùng mũi miệng, tất cả đều thông qua bàn tay, do đó, việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, đeo khẩu trang đúng cách, thực hiện biện pháp giãn cách an toàn là rất quan trọng.

Virus Corona có thể tồn tại ở các giọt nước lơ lửng trong không khí ở nhiệt độ bình thường lên đến 3 tiếng sau khi bắn ra từ một cái ho.

Virus Corona sống trong không khí bao lâu không phải yếu tố chính trong việc phòng ngừa mầm bệnh. Quan trọng là thái độ tuân thủ và thực hiện đúng các phương pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với virus gây bệnh.

Virus Corona sống lâu nhất trên chất liệu nhựa và thép, tồn tại đến khoảng 3 ngày, tuy nhiên lượng virus bám trên bề mặt sẽ giảm dần theo thời gian. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, thời gian sống của virus Corona trên các bề mặt như thép không gỉ, đồng hay bìa cứng sẽ thấp hơn, đặc biệt virus này chỉ sống được trong không khí khoảng 3 giờ.

 Bề mặt  Thời gian sống
 Nhựa và thép  72h
 Thép không gỉ và đồng  48h
 Bìa cứng  24h
 Không khí  3h

Virus Sars Cov 2 lây bằng đường nào là vấn đề được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Virus Sars Cov 2 lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, phát tán với tốc độ cực nhanh chóng trong môi trường, qua các bề mặt, tồn tại đến hàng giờ liền. Ở mức độ nguy hiểm nhất, virus Corona lây lan từ một bệnh nhân sang hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác, được gọi là hiện tượng “siêu lây nhiễm”.

Theo ước tính, một người bình thường nhiễm virus Sars Cov 2 có thể lây nhiễm cho ít nhất 3-4 người, lây lan ngay cả khi chưa có bất kỳ triệu chứng nào hoặc triệu chứng chưa rõ ràng, đây là lý do khiến Covid-19 dễ bùng phát nhanh trong cộng đồng.

Tiếp xúc gần với người bệnh [ho, hắt hơi, trò chuyện, hít thở, dính nước bọt…]

Covid-19 lây lan chủ yếu thông qua tiếp xúc gần từ người sang người, bao gồm cả những người ở gần nhau trong phạm vi 2m. Người nhiễm Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng vẫn có thể lây nhiễm virus cho người khác. Khi nói chuyện, ho, hắt hơi… các giọt bắn từ đường hô hấp của người nhiễm Covid-19 sẽ lây nhiễm cho người khỏe mạnh. Những giọt bắn lớn hơn sẽ rơi xuống trong không khí do trọng lực. Giọt bắn và hạt nhỏ hơn phát tán trong không khí. Càng ra xa thì mật độ các giọt bắn chứa virus càng giảm.

Lây qua không khí [ở chung không gian với người bệnh, lây qua đường hô hấp]

Lây lan qua đường không khí là hình thức lây nhiễm trầm trọng khiến virus dễ bùng phát mạnh trong cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, virus Sars Cov 2 vẫn có thể lây nhiễm ở khoảng cách xa hơn 2m. Lây lan qua không khí thường xảy ra trong môi trường kín, ở những nơi không có hệ thống thông gió.

Lây nhiễm khi tiếp xúc với các bề mặt có nhiễm virus

Các giọt bắn có chứa virus có thể rơi trên bề mặt, đồ vật và bám trụ ở đó hàng giờ đồng hồ. Một người khỏe mạnh có thể nhiễm Covid-19 khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có nhiễm virus, sau đó đưa tay chạm vào mũi, miệng hoặc mắt. Lây nhiễm do tiếp xúc với bề mặt được cho là hình thức lây nhiễm không phổ biến.

Lây nhiễm giữa người và động vật [mức độ hiếm gặp]

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] cho thấy, một lượng nhỏ thú cưng trên thế giới bao gồm chó và mèo có sự hiện diện của virus Sars Cov 2, nguyên nhân phần lớn là do tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Cho đến thời điểm hiện tại, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ động vật sang người được cho là hiếm gặp.

4 mẹo đeo khẩu trang khi đeo kính, phòng tránh Covid-19

Để chủ động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện một số biện pháp như: Đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên, không tụ tập đông người, không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh; sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín; giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao v.v…

Theo các chuyên gia, nếu một người bình thường khi ra ngoài vẫn tuân thủ khuyến cáo y tế để phòng ngừa dịch Covid-19, người đó vẫn khả năng có những cấp độ rủi ro bị lây nhiễm Covid-19, trong đó nguy cơ lây nhiễm từ người không biểu hiện triệu chứng [người đang trong thời gian ủ bệnh Corona] là rất lớn. Các mức độ rủi ro lây nhiễm Covid-19 được sắp xếp từ thấp đến trung bình [từ 1 đến 4], trung bình đến cao [từ 5 đến 7] hoặc mức độ cao [cấp độ 8 đến 9].

  • Đi đến nơi thờ phụng [nhà thờ, chùa…] với hơn 500 người tập trung [cấp độ 9]
  • Đi đến sân vận động, sân bóng đá… [cấp độ 9]
  • Đi quán nhậu, quán bar [cấp độ 9]
  • Đi tập thể dục ở các phòng gym [cấp độ 8]
  • Đi ăn nhà hàng buffet [cấp độ 8]
  • Ôm hôn, bắt tay [cấp độ 7]
  • Chơi bóng rổ, bóng bầu dục [cấp độ 7]
  • Đi máy bay, di chuyển tại sân bay [cấp độ 7]
  • Đi cắt tóc, gội đầu [cấp độ 7]
  • Thăm họ hàng, người thân, bạn bè [cấp độ 6]
  • Làm việc ở văn phòng trong một tuần [cấp độ 6]
  • Gửi con đi nhà trẻ, trường học, trại hè [cấp độ 6]
  • Đi mua sắm trong các siêu thị, trung tâm thương mại [cấp độ 5]
  • Tụ tập người quen, tiệc món thịt nướng [cấp độ 5]
  • Đi tắm biển [cấp độ 5]
  • Dự tiệc, ăn tối nhà người bạn [cấp độ 5]
  • Đi ăn nhà hàng ở bàn ba, bốn người [cấp độ 4]
  • Ngồi chờ trong phòng khám bác sĩ [cấp độ 4]
  • Đi chợ mua thực phẩm [cấp độ 3]
  • Ra ngoài đi dạo, chạy bộ, đạp xe, đánh golf [cấp độ 3]
  • Đổ xăng, lấy đồ nhà hàng mang về nhà, đi cắm trại [cấp độ 2]
  • Mở thùng thư, lấy thư [cấp độ 1]

Ở thời điểm hiện tại, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới là Sars Cov 2 chưa có thuốc đặc hiệu nào để phòng ngừa và điều trị. Phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là làm giảm nhẹ triệu chứng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc gen virus Corona nhằm bào chế vắc xin, thứ vũ khí đặc hiệu chống chọi virus Sars Cov 2 hiệu quả. Trong thời gian này, phương pháp phòng bệnh tối ưu nhất vẫn là hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang đúng cách; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ; khai báo y tế kịp thời. Đặc biệt không được chủ quan vì Covid-19 vẫn có khả năng lây lan trong thời gian ủ bệnh Corona.

Video liên quan

Chủ Đề