Vùng sừng châu phi người dân thường sống ở đâu

  • Nghiên cứu tiết lộ thực trạng thiếu lương thực tại Triều Tiên

Sừng châu Phi là một bán đảo thuộc Đông Phi lấn ra biển Arab và nằm dọc theo bờ phía Nam của Vịnh Aden. Đây là phần cực Đông của lục địa châu Phi, bao gồm các quốc gia Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda. Biến đổi khí hậu, giao tranh bất ổn, giá cả lương thực leo thang và đại dịch COVID-19 đã khiến hậu quả của hạn hán ở khu vực này trở nên tồi tệ chưa từng thấy trong khoảng 70 năm qua.

Vào tháng 5 vừa qua, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, người dân các nước vùng Sừng châu Phi đang trải qua mùa mưa ít ỏi thứ 4 liên tiếp kể từ cuối năm 2020. Tình hình trở nên tồi tệ hơn với nạn châu chấu hoành hành, khiến mùa màng thất bát trong các năm 2019 - 2021. Ảnh hưởng của hạn hán được ghi nhận đặc biệt nghiêm trọng ở nhiều khu vực của Ethiopia, Kenya và Somalia. Các chuyên gia cho biết, những hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn do biến đổi khí hậu. Trong khi đó, tình trạng thiếu lương thực tồi tệ ở vùng Sừng châu Phi đã trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc chiến ở Ukraine, đã góp phần làm tăng chi phí lương thực và nhiên liệu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm các khoản viện trợ dành cho khu vực này.

Vùng sừng châu phi người dân thường sống ở đâu
Người dân vùng Sừng châu Phi di cư đến miền đất mới do thiếu lương thực. Ảnh minh họa AP

Theo ước tính của WHO, hơn 80 triệu người ở 7 quốc gia trong khu vực đang đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực, trong đó hơn 37,5 triệu người được xếp ở Giai đoạn 3 của IPC (Phân loại Giai đoạn An ninh Lương thực Tích hợp của LHQ - công cụ được các tổ chức của LHQ sử dụng để đánh giá nguy cơ mất an ninh lương thực), giai đoạn khủng hoảng mà mọi người buộc phải bán bất kỳ tài sản nào họ có để nuôi sống bản thân và gia đình, và khi tình trạng suy dinh dưỡng diễn ra tràn lan.

Đáng chú ý, tình trạng mất an ninh lương thực ở Nam Sudan đã lên đến mức khắc nghiệt nhất kể từ khi nước này giành được độc lập vào năm 2011, với 8,3 triệungười (chiếm 75% dân số) phải sống trong tình cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng.

Thêm nữa, tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính đang dẫn đến làn sóng di cư mất kiểm soát, khi người dân buộc phải di chuyển đến những nơi khác để tìm kiếm thức ăn và những đồng cỏ cho chăn nuôi. Di cư tự phát và cuộc sống thiếu ổn định thường dẫn đến điều kiện sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém, đây là điều kiện thuận lợi để các bệnh truyền nhiễm, như dịch tả, sởi, sốt rét, phát triển. Điều đáng nói là tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và năng lực y tế ở các nước trong khu vực này còn kém, khiến dịch bệnh có thể bùng phát tại một quốc gia, thậm chí là xuyên biên giới với làn sóng di cư không kiểm soát như hiện nay.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, nạn đói là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và sự sống còn của hàng triệu người dân ở vùng Sừng châu Phi rộng lớn. WHO kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp 123,7 triệu USD nhằm giúp hàng triệu người tại khu vực này vượt qua giai đoạn khủng hoảng lương thực cho đến tháng 12/2022.

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, khoản tiền này sẽ được sử dụng cho các biện pháp khẩn cấp, nâng cao năng lực của các quốc gia trong việc phát hiện và ứng phó với sự bùng phát dịch bệnh, mua sắm và đảm bảo cung cấp các loại thuốc và thiết bị y tế, cung cấp hỗ trợ và điều trị y tế cho những trẻ em mắc bệnh hoặc suy dinh dưỡng.

Theo người đứng đầu WHO, đây là nỗ lực nhằm giải quyết “mối đe dọa kép, vừa cung cấp hỗ trợ cho người dân thiếu lương thực, vừa bảo vệ họ khỏi các bệnh truyền nhiễm”.

WHO cho biết, đến nay đã giải ngân 16,5 triệu USD từ Quỹ Dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp để đảm bảo cho người dân tại khu vực này được tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc cho trẻ em suy dinh dưỡng nặng và ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm.

Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, nhấn mạnh, bên cạnh trọng tâm là “đảm bảo nguồn cung lương thực và nước sạch, việc người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng quan trọng không kém”. “Những chương trình cung cấp thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, tiêm chủng hay sinh nở an toàn sẽ cứu sống rất nhiều người đang rơi vào tình trạng tồi tệ như hiện nay ở khu vực Sừng châu Phi”, ông Michael Ryan cho biết. “Tình hình hiện nay đang ở mức thảm họa và chúng ta cần hành động ngay lập tức.

Chúng ta không thể để tình trạng thiếu kinh phí trong ứng phó thảm họa này tiếp tục”, người phụ trách Ứng phó Tình huống Khẩn cấp của WHO Ibrahima Soce Fall cho biết.

Bên cạnh WHO, các tổ chức quốc tế khác cũng kêu gọi hỗ trợ cho khu vực Sừng châu Phi. Tổ chức Di cư Quốc tế hồi tháng trước đã hối thúc khoản hỗ trợ 93,4 triệu USD để đáp ứng nhu cầu viện trợ nhân đạo cho 3 triệu người ở 4 quốc gia vùng Sừng châu Phi bao gồm Djibouti, Ethiopia, Kenya và Somalia. Trong gần 100 triệu USD cần thiết nói trên, dự kiến 24,2 triệu USD và 66,3 triệu USD lần lượt dành cho Ethiopia và Somalia. Tương tự, cần 1,4 triệu USD và 1,5 triệu USD để đáp ứng nhu cầu nhân đạo của những người dễ bị tổn thương ở Djibouti và Kenya.

Duy Tiến

Mối xung khắc kéo dài 2 năm của Thủ tướng Abiy Ahmed với đảng cầm quyền ở vùng Tigray, miền Bắc Ethiopia đã bùng nổ thành một cuộc chiến, với các vụ đánh bom, thảm sát và chia rẽ sắc tộc, có nguy cơ gây bất ổn cho toàn bộ vùng Sừng châu Phi.

  • Cách mạng Xanh đe dọa châu Phi?
  • Cuộc chạy đua “đổ tiền” vào châu Phi

Những loạt pháo cao xạ, tên lửa và bom do máy bay quân sự Ethiopia ném xuống trận địa Tigray khiến người ta nghĩ đến khói lửa chiến tranh thật sự. Tính đến ngày 15-11, đã có hàng trăm người chết do giao tranh tại vùng Tigray. Khoảng trên dưới 21.000 thường dân Ethiopia đã tràn sang nước láng giềng Sudan để lánh nạn. Văn phòng Điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên Hợp Quốc (UNOCHA) cho rằng nếu giao tranh vẫn tiếp tục kéo dài ở Tigray, khiến cho 2 triệu người Tigray lâm vào cảnh khó khăn, đói kém buộc họ chạy lánh nạn, từ đó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn, tạo áp lực khó khăn cho các quốc gia láng giềng.

Anh, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi đã lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed chấm dứt chiến dịch quân sự và sớm tiến hành đàm phán để chấm dứt xung đột, thù địch kéo dài. Thủ tướng Abiy Ahmed đã bác bỏ lời kêu gọi trên và tuyên bố sẽ chỉ dừng lại khi đã “quét sạch” đảng cầm quyền Mặt trận Giải phóng nhân dân Tigray (TPLF) ra khỏi Tigray.

Điều mà cộng đồng quốc tế đang băn khoăn chính là người khởi xướng cuộc xung đột này và đang làm cho nó ngày càng nghiêm trọng hơn chính là Thủ tướng Abiy Ahmed - người vừa được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2019 cho những nỗ lực giải quyết cuộc xung đột vũ trang kéo dài nhiều năm giữa Ethiopia với nước láng giềng Eritrea. Lẽ dĩ nhiên, Thủ tướng Abiy Ahmed không coi đây là cuộc xung đột vũ trang giữa hai bên tham chiến bình đẳng.

Ông gọi những nhà lãnh đạo thuộc đảng TPLF là những “phần tử tội phạm” và tuyên bố phát động chiến dịch quân sự nhằm loại bỏ những “phần tử tội phạm” này. Ông Abiy Ahmed cáo buộc các lãnh đạo đảng TPLF đã gây ra các vụ tấn công vào các doanh trại quân đội quốc gia đóng trong vùng Tigray và “trộm cắp” các khí tài quân sự.

Ở phía ngược lại, các lãnh đạo Tigray bác bỏ cáo buộc của Thủ tướng Abiy Ahmed, cho rằng ông “dựng chuyện” nhằm tạo cớ để biện giải cho chiến dịch quân sự của mình nhằm thủ tiêu đảng cầm quyền TPLF của Tigray. Lãnh đạo vùng Tigray Debretsion Gebremichael cáo buộc Thủ tướng Abiy Ahmed đã cố tình gây ra xung đột và gọi hành động quân sự của Thủ tướng Abiy Ahmed là hành động “xâm lược” vùng Tigray.

Vùng sừng châu phi người dân thường sống ở đâu
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.

Tại sao Thủ tướng Abiy Ahmed lại quyết liệt tấn công quân sự vào vùng Tigray để tiêu diệt đảng TPLF? Vùng Tigray là nơi sinh sống của phần lớn quân nhân của quân đội quốc gia Ethiopia và là nơi đặt nhiều trang thiết bị, khí tài quân sự, “di sản” của cuộc chiến tranh biên giới năm 1998-2000 của Ethiopia với Eritrea, nước láng giềng phía bắc. Một số nhà phân tích ước tính rằng Tigray có thể tập hợp hơn một nửa tổng số quân nhân và các sư đoàn cơ giới của lực lượng vũ trang. Điều này có nghĩa là không bên nào có thể tự tin về một chiến thắng nhanh chóng.

Thủ tướng Abiy Ahmed lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2018. Từ khi lên nắm quyền, vị thủ tướng trẻ tuổi (44 tuổi) đã tạo tiếng vang với loạt cải cách chính trị sâu rộng. Cho rằng tham nhũng chính là “quốc nạn” làm cản trở sự phát triển của đất nước nên Thủ tướng Abiy Ahmed tập trung mạnh vào cuộc chiến chống tham nhũng.

Mâu thuẫn bắt đầu phát sinh khi công cuộc cải cách chính trị của Thủ tướng Abiy Ahmed đụng chạm đến nhiều chính khách kỳ cựu ở Ethiopia, đặc biệt là đảng cầm quyền TPLF ở Tigray. Cần biết rằng trước khi ông Abiy Ahmed lên nắm quyền, TPLF chính là đảng nắm quyền kiểm soát Chính phủ Ethiopia trong suốt nhiều thập niên, mặc dù đảng này chỉ là đảng “tỉnh lẻ”, không “phủ sóng” toàn quốc.

Khi lên nắm quyền, Thủ tướng Abiy Ahmed ngay lập tức ra lệnh giải tán liên minh cầm quyền và sau đó chỉ đạo sáp nhập các đảng nhỏ, tỉnh lẻ lại thành một đảng lớn, tầm cỡ quốc gia. TPLF không chấp nhận việc sáp nhập này và tự mình đứng độc lập. Có lẽ sự “bất tuân lệnh” này là nguồn gốc mâu thuẫn, khiến cho các lãnh đạo đảng TPLF than phiền rằng họ bị đối xử bất công khi thường xuyên trở thành mục tiêu chống tham nhũng của Thủ tướng Abiy Ahmed.

Mâu thuẫn càng lớn hơn với việc cuộc bầu cử toàn quốc dự kiến diễn ra trong tháng 9-2020 đã phải hoãn lại do đại dịch COVID-19 nhưng vùng Tigray không đi theo quyết định của thủ đô Addis Ababa, tự mình tổ chức cuộc bầu cử riêng. Thủ tướng Abiy Ahmed cho đó là hành động phi pháp, là sự nổi loạn chống chính phủ. “Ngòi nổ” cho hành động quân sự đã được châm lửa.

Liệu Thủ tướng Abiy Ahmed có dập tắt được sự chống cự của đảng TPLF ở Tigray hay không và khi nào thì ông sẽ thực hiện được tuyên bố của mình hiện vẫn còn là những câu hỏi chưa có lời đáp. Theo giới chuyên môn, vùng Tigray hiện có đến 250.000 tay súng vũ trang, bao gồm cả lực lượng đặc nhiệm và các tay súng bán quân sự.

Bản thân Thủ tướng Abiy Ahmed đã thừa nhận đảng TPLF đang nắm quyền kiểm soát một căn cứ quân sự khá mạnh thuộc Bộ Chỉ huy phương Bắc tại thủ phủ Mekelle. Điều này có nghĩa là xét về thực lực quân sự, chưa biết ai nhỉnh hơn ai. Cuối tuần trước, các lãnh đạo vùng Tigray đã tuyên bố bắn hạ được máy bay ném bom của quân đội Ethiopia, đồng thời thừa nhận quân đội của họ đã thực hiện các vụ tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu sân bay ở tỉnh lân cận Amhara, đồng thời dọa sẽ mở những đợt tấn công vào các mục tiêu ở nước láng giềng Eritrea.

Tuyên bố này ngay lập tức dấy lên lo ngại cuộc xung đột vũ trang tại vùng Tigray không chỉ có nguy cơ biến thành cuộc nội chiến mà còn đe dọa lan ra các quốc gia láng giềng, tạo thành tình trạng bất ổn mới tại vùng Sừng châu Phi.

Trương Hùng (Tổng hợp)