Xuất xử câu chuyện Người con gái miền đất đỏ

Từng lời hát và câu chuyện huyền thoại về nữ Anh hùng Lực lượng Vũ trang (LLVT) Nhân dân Võ Thị Sáu như thôi thúc bước chân tôi và các đồng nghiệp các báo Đảng địa phương về thăm quê hương Đất Đỏ, viếng thăm Nhà tưởng niệm, Tượng đài Võ Thị Sáu. Từng lời của bài bài hát như thấm sâu vào tâm hồn, khiến trái tim chúng tôi xúc động trước sự hy sinh cao cả của người con gái anh hùng, bất khuất - chị Võ Thị Sáu đã góp phần xương máu cho nền độc lập, tự do của dân tộc…

Chị Võ Thị Sáu, tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh giặc Pháp và bọn Việt gian hà hiếp, giết chóc đồng bào, tàn phá quê hương mình; chị đã sớm có lòng căm thù giặc. 12 tuổi, chị được anh trai giác ngộ và theo anh trốn lên chiến khu giúp cách mạng. Qua nhiều lần thử thách, chị được kết nạp vào Đội Công an xung phong Đất Đỏ lúc 14 tuổi. Ở cái tuổi vẫn còn được coi trẻ con ấy, chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu. Tại phiên chợ Tết năm 1950, trong khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ thì chị bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, nhưng chị không khai báo; địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa. Sau hai năm bị giam ở khám Chí Hòa, ngày 21-1-1952, chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo và bị giam riêng ở Sở Cò. Tại đây, chị vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và đấu tranh đòi cải thiện đời sống trong nhà tù. Tháng 4-1951, thực dân Pháp đưa chị Võ Thị Sáu ra toà án binh và kết án tử hình. Bản án tử hình người con gái chưa đủ tuổi thành niên đã làm xôn xao dư luận quốc tế. Từ đó, phong trào chống chiến tranh ở Pháp nổi lên mạnh mẽ. Chị Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh. Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, chị Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản. Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Vào 7 giờ sáng ngày 23-1-1952, chị bị xử bắn tại Côn Đảo khi mới 19 tuổi...

Xuất xử câu chuyện Người con gái miền đất đỏ

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu.

Nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam, chị bất tử cùng thời gian, cùng dân tộc, chị là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước và đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Chị đã anh dũng, kiên cường đến phút cuối cùng: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Tên của chị đã đi vào lịch sử, trở thành dấu son truyền thống cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. Tên của chị chị đã được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đặt tên cho các trường học, đường phố, công viên… nhằm khắc ghi, tri ân sự hy sinh anh dũng của chị. Tình yêu Tổ quốc, sự hy sinh anh dũng và lý tưởng sống cao đẹp của chị Sáu đã trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam chúng ta phấn đấu học tập cả trong đấu tranh cũng như trong hòa bình xây dựng đất nước hôm nay.

Để tưởng nhớ, tri ân người con gái Đất Đỏ kiên trung, Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng Nhà tưởng niệm và Tượng đài nữ Anh hùng Võ Thị Sáu tại nơi chị sinh ra và lớn lên. Với lối kiến trúc mang nét đặc trưng của làng quê Việt Nam, Nhà tưởng niệm đã trở thành điểm đến mà nhiều du khách trong nước, nước ngoài lựa chọn khi có cơ hội được ghé thăm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cách đó chừng 100m là công viên Tượng đài và Đền thờ Anh hùng Võ Thị Sáu. Tượng chị được đặt ở nơi thoáng mát, bốn mùa ngát hương với hoa Sứ, hoa Ngọc lan, hoa Lekima - Một nơi đẹp, yên bình.

Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu đã và đang sống mãi cùng lịch sử, chị đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước Việt Nam, tô điểm cho khuôn mặt tuổi trẻ Việt Nam tự hào sánh vai cùng tuổi trẻ năm châu… Chia tay quê hương Đất Đỏ, những hình ảnh, lời ca về người thiếu nữ ấy luôn khắc sâu trong tâm trí tôi và các đồng nghiệp :“… Người thiếu nữ ấy như mùa xuân/ Chị đã dâng trọn cuộc đời/ Để chiến đấu với bao niềm tin/ Dù chết vẫn không lùi bước/ Chị Sáu đã hy sinh rồi/ Giọng hát vẫn như còn vang dội/ Vào trái tim những người đang sống? Giục đi lên không bao giờ lui…”.

Nhắc đến miền Đất Đỏ, không thể không nhớ đến Võ Thị Sáu – người con gái vô cùng mưu trí, dũng cảm và có lòng nồng nàn yêu nước. Tuổi thơ lam lũ trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống Cách mạng, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp đàn áp đồng bào, chị Sáu đã sớm theo hoạt động Cách mạng khi mới 14 tuổi. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị còn tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương. Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu vẫn luôn bản lĩnh và hiên ngang. Đến khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, chị vẫn thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cách mạng với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca. Để tìm hiểu thêm về cuộc đời anh dũng của người con gái miền Đất Đỏ, xin mời các bạn cùng lắng nghe bạn Nguyễn Đỗ Bảo Trân – học sinh lớp 2A2 trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ giới thiệu qua cuốn sách “Võ Thị Sáu – con người và huyền thoại”.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

Bài làm

Đất nước Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng và giữ nước, có biết bao tấm gương đã anh dũng hi sinh vì độc lập cho dân tộc. Trong các tấm gương về nữ anh hùng, người khiến em khâm phục và ngưỡng mộ nhất là chị Võ Thị Sáu - người con gái miền đất đỏ với tinh thần không hề nao núng trước kẻ thù.

Chị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng. Năm 14 tuổi, người con gái dũng cảm đã theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

Tháng 2/1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay. Không may chị bị sa vào tay địch. Bị bắt giam, chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được gì, liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và sau đó mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị. Tại phiên tòa, tuy  mới 17 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm cho lũ quan tòa và đồng bọn đều phải nể sợ.

Ngày 23/1/1952, chúng thi hành bản án, bắn chết chị ở ngoài hòn đảo xa đất liền này sau hai ngày chúng đưa chị ra đây. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Bốn giờ sáng, viên cố đạo liền lên tiếng: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước".

Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị: "Còn yêu cầu gì trước khi chết?". Chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét lên: "Đả đảo thực dân Pháp!". "Việt Nam độc lập muôn năm!". "Hồ Chủ tịch muôn năm!".

Tinh thần bất khuất, dũng cảm của chị Võ Thị Sáu đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước.

(HNM) - Quê hương Đất Đỏ - vùng đất địa linh đã sinh ra một nhân kiệt - Võ Thị Sáu. Cách đây hơn 63 năm, người con gái tuổi hoa đang nở ấy đã hiên ngang bước ra pháp trường “nêu một tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm rạng rỡ cho nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu, cho thế hệ trẻ Việt Nam và cho dân tộc Việt Nam”. Tên của chị được đặt cho những con đường, những trường học ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên đất nước để tưởng nhớ và tôn vinh một liệt nữ bất tử của Công an nhân dân Việt Nam.
Mùa lêkima nở... thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng... Người thiếu nữ đã dâng trọn tuổi thanh xuân của mình cho cách mạng, chiến đấu với niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cách mạng.

Xuất xử câu chuyện Người con gái miền đất đỏ

Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo. Ảnh: Lê Anh

Chị Sáu sinh ra trên quê hương Long Đất giàu truyền thống cách mạng. Cờ đỏ búa liềm đã xuất hiện sớm nhất ở thị trấn Đất Đỏ, nơi đã nổi danh là chiến khu Minh Đàm ở miền Đông - gian lao mà anh dũng - của Nam Bộ - trong cả hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Võ Thị Sáu là người đầu tiên xin tình nguyện cắt tóc thề để tiện lợi trong công tác cách mạng. Mái tóc ấy đã theo chị suốt những ngày kháng chiến chống Pháp, trước tòa án binh thực dân, đến nơi pháp trường; trở thành hình tượng tuyệt đẹp trong lòng đồng đội của chị và bao thế hệ trẻ chúng ta. Mái tóc xanh đã bất tử cùng tuổi thanh xuân của Võ Thị Sáu! Chị được tổ chức giác ngộ cách mạng, trở thành trinh sát của Đội Công an xung phong. Võ Thị Sáu trực tiếp tham gia diệt ác, trừ gian và đã lập được nhiều chiến công. Chị bị địch bắt trong vụ giết cả Suốt, cả Đang; sau đó bị tra tấn giam cầm ở khám Chí Hòa. Một phiên tòa xét xử người con gái Đất Đỏ, nhưng không có luật sư bào chữa mà chỉ có chánh án, bồi thẩm, công tố, hiến binh. Mặc dù không nhận tội, nhưng chánh án Pháp vẫn buộc chị phạm tội tham dự vào các vụ “giết hại các nhà chức trách...”. Tổng Tòng - người từng bị chị ném lựu đạn giết hụt - xác nhận: “Võ Thị Sáu là Việt Minh nhà nòi...”. Chị đã đấu lý với quan tòa: “Là quan tòa, ông có thể kết tội những người Pháp Đờ Gôn chống phát xít Đức, chiếm đóng nước Pháp không?”; “ - Tôi không có tội. Yêu đất nước mình, chống bọn thực dân xâm lược không phải là một tội...”. Khi hiến binh cầm tay chị lôi đi, chị thét lên: “Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Bản án tử hình người con gái chưa đủ tuổi thành niên ấy đã làm xôn xao dư luận ở Việt Nam và cả nước Pháp thời bấy giờ... Sau đó, chị bị địch đày ra Côn Đảo. Vào đêm trước khi ra pháp trường, người nữ tử tù ấy đã cất cao giọng trong trẻo hát vang những bài ca cách mạng giữa địa ngục trần gian, động viên tinh thần hàng ngàn tù nhân và tỏ rõ khí phách của một người cộng sản kiên trung - mặc dù chị chưa tròn 20 tuổi! Trước khi bị xử bắn, một cha cố “rửa tội” cho chị. Chị gạt phắt: “- Tôi không có tội. Nếu cha muốn rửa tội, xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây!” và “Tôi cứ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và tay sai bán nước!”. Hai ngàn tù nhân đã đưa tiễn chị ra chốn pháp trường - Hàng Dương - với bài Chiến sĩ ca: Bao chiến sĩ anh hùng, lạnh lùng vung gươm ra sa trường... Họ đứng cả dậy trong các banh và hát suốt một giờ, từ khi nghe bước chân trần của người con gái bé nhỏ chìm trong tiếng giày đinh của bọn đao phủ cho đến khi loạt súng tàn bạo vang lên! Lúc này, họ ngừng hát và đồng loạt thét vang phản đối cuộc hành hình man rợ và phi pháp. Trước khi bị xử bắn, chị đã yêu cầu không bịt mắt để đến nhìn đất nước thân yêu của mình trong giây phút cuối: “... Tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người”. Khi lệnh thi hành án vừa đọc lên thì chị cất cao tiếng hát. Bài hát mà chị chọn ở những phút giây thiêng đó chính là Tiến quân ca - Quốc ca của nước Việt Nam độc lập! Khi chúng chuẩn bị xử bắn cũng là lúc Võ Thị Sáu ngừng hát và thét lên: “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Việt Nam độc lập muôn năm!”. Và lời hô cuối cùng của chị dành cho Bác kính yêu: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Dũng khí của chị đã làm bọn đao phủ giật nảy người và trong bảy viên đạn, chỉ có hai viên trúng đích! Máu đỏ loang lổ từ vai và sườn trên tà áo trắng của chị... Chị nhìn chúng diễu cợt và hát tiếp: Đoàn quân Việt Nam đi.... Tên chánh án gầm lên: “Đồ ăn hại!” và ra lệnh bắn tiếp. Bọn đao phủ chống súng lắc đầu... Cặp mắt trong trẻo của người thiếu nữ - chiến sĩ như xoáy vào tim gan, khiến chúng run rẩy và loạt đạn tiếp theo cũng chỉ có hai viên trúng đích. Cùng lúc đó là tiếng hô phản đối của hàng ngàn tù nhân vọng tới: “Tinh thần Võ Thị Sáu bất diệt!”. Hôm đó là ngày 23-1-1952. Sáng hôm sau, một lính lê dương già - người trực tiếp tham gia cuộc hành hình Võ Thị Sáu đã thốt lên: “Đôi mắt cô gái ấy đã ám ảnh tôi và ám ảnh suốt đời”, “Cô ấy tin vào chính nghĩa của dân tộc mình, còn chúng tôi chỉ biết bắn giết” và “đó mới chính là một người anh hùng!”. Bác sĩ Dương Thúc Huy - người đã được chứng kiến từ đầu đến cuối cái chết anh hùng của Võ Thị Sáu, lấy khăn chấm những giọt nước mắt và nói: “Tôi đã tận mắt thấy một người anh hùng thật sự...” và sau đó mỗi lần nhắc đến chị ông lại nói: “Thật là một con người gang thép!”. Phút cuối cùng - chói lọi khối sao băng của chị làm ngay cả quân thù cũng phải kính phục! Nhiều gia đình của gác ngục trên đảo đã lập bàn thờ cô Sáu. Họ tin rằng, một người con gái chết trẻ và anh dũng như vậy ắt hóa thần! Ngày nay, bất kỳ một khách du lịch nào khi đến thăm nghĩa trang Hàng Dương đều thấy quanh mộ chị có hoa Dừa đất. Loài hoa đồng nội ấy (được vợ viên cò - Vol Peter - trồng bên mộ chị sau khi chị mất) có sức sống đến là kỳ diệu, thách thức cả thời gian, cả nắng gió và cả cát bỏng Hàng Dương! Tên tuổi chị đã đi vào huyền thoại trong lòng những người dân Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đất Việt!

Hơn 60 năm trôi qua kể từ ngày người con gái Đất Đỏ hy sinh; nhưng khí phách lẫm liệt của chị trước cái chết - chết như sống anh hùng vĩ đại - là tấm gương sáng cho bao thế hệ trẻ Công an nhân dân, cũng như của thanh, thiếu niên Việt Nam. Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Công an nhân dân, chúng ta vững tin rằng: Gương sáng của Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu và biết bao người con tiêu biểu của lực lượng công an vì nước quên thân, vì dân phục vụ - tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân - được soi rọi cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội để xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu trong thời đại huy hoàng nhất của dân tộc - thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.