Hưởng ưu đãi thuế quan theo gsp là gì năm 2024

Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là cơ chế ưu đãi đơn phương dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong quan hệ thương mại với các nền kinh tế lớn. Trong những năm qua, Liên minh Châu Âu (EU) đã dành cơ chế này cho một số mặt hàng của Việt Nam như da giày, may mặc, đồ nhựa... Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng tốt cơ chế này để mở rộng thị trường tại EU.

Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hưởng ưu đãi GSP, căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ và Quy định số 2015/2447 ngày 24/11/2015 của Liên minh châu Âu (EU), Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hưởng ưu đãi thuế quan theo gsp là gì năm 2024

May mặc là một trong số những mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Theo đó, từ năm 2019, khi xuất khẩu hàng hóa sang EU, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, thương nhân đăng ký và được thực hiện cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP (gọi tắt là REX) thay cho việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu A. Hàng hóa xuất khẩu của thương nhân chưa có mã số REX vẫn được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu A trong thời gian chuyển tiếp theo quy định của Ủy ban châu Âu. Đối với các lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, thương nhân được thực hiện chứng nhận mà không cần có mã số REX.

Ngày 6/11/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 4173/QĐ-BCT về việc ủy quyền Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp nhận đăng ký mã số REX cho thương nhân. Quyết định này được đăng tải tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã hướng dẫn VCCI triển khai thực hiện tiếp nhận đăng ký mã số REX tại Việt Nam và đề nghị VCCI chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai tiếp nhận ngay hồ sơ đăng ký mã số REX của thương nhân. Thương nhân kê khai đăng ký mã số REX theo hướng dẫn của VCCI hoặc theo địa chỉ website do EU cung cấp và nộp hồ sơ giấy cho các tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX của VCCI. Ngoài Việt Nam, hiện tại EU đang áp dụng cơ chế GSP và/hoặc có FTA với rất nhiều quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Mặc dù điều kiện và mức ưu đãi thuế quan mà hàng hóa từ các nước này được hưởng so với hàng hóa Việt Nam có thể không giống nhau, nhưng với các ưu đãi này, khả năng cạnh tranh từ các nguồn này với Việt Nam là đáng kể.

- Đối tác FTA

Tính đến thời điểm cuối năm 2021, EU có tổng cộng 42 FTA đã có hiệu lực, 2 FTA đã ký kết chờ thông qua, và 5 FTA đang đàm phán. Xét về đối tác, đã có 79 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có FTA đã có hiệu lực với EU. Như vậy, hàng hóa từ 79 đối tác này khi xuất khẩu sang thị trường Đức sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA với EU.

Tuy nhiên, cần chú ý là các đối tác FTA này chủ yếu là các quốc gia ở khu vực châu Âu và châu Mỹ. Với khu vực châu Á, EU mới có 12 đối tác FTA, trong đó khu vực Đông Nam Á chỉ có 02 nước là Việt Nam và Singapore.

Bảng 10: Các FTA và đối tác FTA của EU

STT

FTA

Đối tác

1

42 FTA đã có hiệu lực

- 12 đối tác khu vực châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam…) trong đó khu vực ASEAN chỉ có Singapore và Việt Nam

- 18 đối tác khu vực châu Âu ngoài EU (Iceland, Nauy, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Liechtenstein, Anh…)

- 18 đối tác khu vực châu Phi (Algeria, Botswana, Eswatini, Mozambique, Nam Phi, Zimbabwe…)

- 27 đối tác khu vực châu Mỹ (Mexico, Colombia, Ecuador and Peru, Chile, Canada…)

- 4 đối tác khu vực châu Đại Dương (bao gồm: Đảo Solomon, Samoa, Papua New Guinea, Fiji)

2

02 FTA đã ký kết chờ thông qua

14 đối tác ở Tây Phi

3

05 FTA đang đàm phán

FTA Australia – EU

FTA Trung Quốc – EU

FTA Indonesia - EU

FTA New Zealand – EU

FTA Philippines - EU

Australia, New Zealand, Trung Quốc, Indonesia, Philippines

- Đối tác GSP

GSP là cơ chế ưu đãi thuế quan mà EU đơn phương dành cho các nước đang và kém phát triển. EU hiện đang áp dụng 03 cơ chế GSP khác nhau cho tổng cộng 67 nước, bao gồm:

(i) Cơ chế EBA (Everything but arms) dành cho các nước kém phát triển nhất (LDCs), theo đó các nước này sẽ được miễn thuế, miễn hạn ngạch đối với tất cả các sản phẩm xuất khẩu sang EU (ngoại trừ vũ khí và đạn dược);

(ii) Cơ chế GSP tiêu chuẩn (Standard GSP) dành cho các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp, theo đó các nước này sẽ được xóa bỏ một phần hoặc toàn bộ thuế quan đối với 2/3 số dòng thuế. Việt Nam hiện đang được hưởng cơ chế GSP này và sẽ chấm dứt từ 1/8/2022 do đã có EVFTA;.

(iii) Cơ chế GSP+ (thỏa thuận khuyến khích đặc biệt cho phát triển bền vững và quản trị tốt) dành cho các đối tượng hưởng GSP tiêu chuẩn chấp nhận thêm các yêu cầu bổ sung về tính bền vững, theo đó thuế quan sẽ được giảm về 0% cho các dòng sản phẩm thuộc diện được giảm thuế quan theo GSP tiêu chuẩn.

Khác với FTA, GSP là cơ chế ưu đãi đơn phương của EU, do đó EU có thể thay đổi đối tượng và điều kiện được hưởng GSP bất kỳ khi nào, tùy thuộc vào chính sách của mình trong từng giai đoạn. Hơn nữa, thuế quan ưu đãi trong trường hợp GSP tiêu chuẩn cũng thường thấp hơn so với thuế quan ưu đãi theo FTA. Mặc dù vậy, việc được cắt giảm thuế quan theo các cơ chế GSP của EU cũng tạo ra lợi thế nhất định cho các nước đối tác của EU được hưởng cơ chế này.

Hiện tại trong ASEAN, EU đang cho Campuchia, Lào, Myanmar được hưởng EBA, và Việt Nam (cho đến hết 31/7/2022), Indonesia được hưởng GSP tiêu chuẩn của khu vực này. Các nước còn lại trong ASEAN ngoại trừ Singapore (đã có FTA với EU) khi xuất khẩu sang thị trường sẽ không được hưởng thuế suất ưu đãi nào ngoài MFN theo WTO.

Nguồn: Trích dẫn "Sổ tay Doanh nghiệp: Tận dụng EVFTA để xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Đức" - Trung tâm WTO và Hội nhập

Ưu đãi thuế GSP là gì?

GSP là ưu đãi về thuế quan nhập khẩu mà EAEU đơn phương dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với Việt Nam, ưu đãi này đã có thể dừng ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EAEU có hiệu lực.

GSP là gì trong kinh tế?

Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là cơ chế ưu đãi đơn phương dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong quan hệ thương mại với các nền kinh tế lớn. Trong những năm qua, Liên minh Châu Âu (EU) đã dành cơ chế này cho một số mặt hàng của Việt Nam như da giày, may mặc, đồ nhựa...

Quy tắc xuất xứ GSP là gì?

Về cơ bản, quy tắc GSP được dựa trên khái niệm xuất xứ một nước đơn nhất, có nghĩa là các tiêu chuẩn xuất xứ phải được tuân thủ đầy đủ tại một nước được hưởng mà đồng thời là nước sản xuất sản phẩm hoàn thiện cuối cùng.

GSP trong Thương mại quốc tế là gì?

Hệ thống ưu đãi phổ cập có tên tiếng Anh là Generalized System of Preferences; được viết tắt là GSP. Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP là kết quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD).