3 mối quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng được coi là gì


Tìm hiểu học thuyết chính danh của Khổng Tử

Khổng Tử [551 – 479 TCN], tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người Ấp Trâu, nước Lỗ, ông là nhà Triết học, nhà chính trị học và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc. Do sống trong thời buổi “Thiên hạ đại loạn” nên hoài bão suốt đời của ông là làm sao lập lại trật tự kỷ cương xã hội, nhằm làm cho “an dân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và hoài bão ấy thể hiện trong thuyết “Chính danh”. Khổng Tử cho rằng, mỗi vật, mỗi người sinh ra điều có một địa vị, công dụng nhất định. Ứng với mỗi địa vị, công dụng đó là “danh” nhất định. Vật nào, người nào trong thực tại điều có danh hợp với nó, nếu không danh sẽ không hợp với thực, là loạn danh. Chính danh là danh và thực phải phù hợp với nhau. Ông cho rằng, sở dĩ xã hội loạn lạc là do danh không phù hợp với thực, từ đó dẫn đến làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn. Muốn ổn định trật tự xã hội, Khổng Tử chủ trương phải giáo hoá đạo đức và thực hiện chủ nghĩa “Chính danh, định phận”. Danh và phận của mỗi người trước hết hết do xã hội quy định, Khổng Tử đã quy tất cả các quan hệ xã hội thành năm mối quan hệ cơ bản [Ngũ luân] như sau: + Vua – Tôi: bề tôi phải lấy chữ trung làm đầu + Cha – Con: bề con phải lấy chữ hiếu làm đầu + Chồng – Vợ: vợ phải lấy tiết hạnh làm đầu + Anh – Em: phải lấy chữ hữu làm đầu + Bạn – Bè: phải lấy chữ tín làm đầu Năm mối quan hệ này có tiêu chuẩn riêng: + Vua thì phải nhất + Tôi thì phải trung + Cha phải hiền từ + Con phải hiếu thảo + Phu xướng phụ tuỳ… Trong năm quan hệ đó Khổng Tử nhấn mạnh ba quan hệ đầu là cơ bản nhất [Tam cương] cụ thể là: + Vua – Tôi: vua là trụ cột + Cha – Con: cha là trụ cột + Chồng – Vợ: chồng là trụ cột Như vậy, năm mối quan hệ đã nói rõ danh, phận, của từng người, vế sau phải phục tùng vế trước, nếu mỗi người thực hiện đúng danh, phận đó sao cho vua ở hết phận vua, tôi ở hết phận tôi, cha ở hết phận cha, con ở hết phận con,… thì có chính danh. Theo Khổng Tử nếu không chính danh thì lời nói không thuận, lời nói không thuận thì việc làm không thành, việc làm không thành thì lễ nhạc không kiến lập được, không kiến lập lại được lễ nhạc thì hình phạt không đúng, hình phạt không đúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu. Cho nên, người quân tử đã dùng cái danh thì phải nói ra được, nói rồi tất phải làm được, vì thế người quân tử phải thận trọng với lời nói của mình. Nếu danh không chính, nói và làm không đúng theo chức phận của mình, “trên” không nghiêm “dưới” loạn, vua không ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha không ra cha, chồng không ra chồng, vợ không ra vợ,… Khổng Tử chó rằng , xã hội loạn là do nguồn gốc từ trên. Do vậy, ông rất đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân trong việc giữ lấy cái danh phận của mình, bởi vì nếu mỗi người tự chính được bản thân mình thì không cần hạ lệnh mọi việc sẽ được tiến hành, nếu ngược lại dù có hạ lệnh cũng chẳng ai theo. Khi Tử Lộ hỏi về việc chính trị, Khổng Tử nói, muốn trị nước, trước tiên ắc phải sửa cho chính danh, vì nếu việc chính sự là ngay thẳng, cứ làm gương về sự ngay thẳng thì không ai không dám ngay thẳng nữa. Vậy chính danh là gì? Khổng Tử giải thích như sau: chính danh là làm cho mọi việc ngay thẳng. Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, trên – dưới, vua – tôi, cha – con, chồng – vợ,… trật tự phân minh, vua lấy nghĩa mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua. Cụ thể là vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, chồng cho ra chồng, vợ cho ra vợ, con cho ra con,… Nói một cách khái quát là ai ở vị trí nào cũng phải làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình ở các cương vị đó theo thang bậc. Như vậy, theo Khổng Tử chính danh là điểm mấu chốt để đưa xã hội trở nên trật tự, nền nếp. Nhưng để có chính danh, mỗi người phải thực hiện đúng danh phận của mình không lạm quyền. Một xã hội có chính danh là một xã hội có trật tự kỷ cương, thái bình, thịnh trị. Đất nước ta đang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, một xã hội trật tự, ổn định có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, việc kế thừa tư tưởng chính danh của Khổng Tử là rất cần thiết, để làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng một lối sống lành mạnh cùng với những chuẩn mực mới về danh. Vì chính những quan hệ đạo đức, cách ứng xử giữa người với người là nền tảng của trật tự xã hội, chúng ta phải lấy chúng ta mà rèn luyện, đó là phải xây dựng cho mình một lẽ sống hay một đạo lý phù hợp với chế độ mới. Lẽ sống, đạo lý đó là mình vì mọi người thì mọi người mới vì mình, đây là quan hệ hai chiều tạo ra sự đồng thuận giữa người với người và sự đồng thuận trong xã hội. Muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước yêu thương con người kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo,… Đối với đội ngũ cán bộ công chức phải là “công bộc” của nhân dân, lời nói phải đi đôi với việc làm, đúng với cương vị của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với từng gia đình, ông bà phải mẫu mực, con cháu phải hiếu thảo lễ phép, thương yêu đùm bộc giúp đỡ nhau, vợ chồng hoà thuận bình đẳng, cha mẹ phải quan tâm giáo dục con cái. Đối với nhà trường, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò,… như thế mới đẩy lùi được hành vi phi đạo đức do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, xây dựng một xã hội thịnh vượng, phồn vinh góp phần cùng đất nước đi lên./.

1.Tam cương ngũ thường là gì ?



Tam cương ngũ thường là chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội được Khổng Tử đặt ra và nam giới phải theo, bên cạnh tam tòng tứ đức mà nữ giới phải theo. Khổng tử đã nói rằng một xã hội mà luôn duy trì được tam cương ngũ thường là một xã hội bình an , hạnh phúc.

Không thể phủ nhận rằng nền văn hóa Trung Hoa nói chung và nho giáo nói riêng có sự ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Do đó “tam cương ngũ thường” không có gì là lạ lẫm với người Việt Nam máu đỏ da vàng chúng ta thế nhưng ý nghĩa sâu xa của nó là gì thì không phải ai cũng nắm rõ và hiểu được .Cùng nhau tìm hiểu tìm hiểu về chuẩn mực đời sống “tam cương ngũ thường” trong xã hội xưa nhé .
Đức KHỔNG TỬ [551 TCN-479 TCN] đã dạy: làm trai phải tôn trọng

- Tam Cương :
- quân thần cương : bổn phận đối với Vua. Nay, hết chế độ quân chủ rồi, ta thế bằng bổn phận đối với Tổ quốc.
- phụ tử cương: bổn phận đối với Cha / đạo cha con.
- phu thê cương: bổn phận đối với vợ / đạo vợ chồng.

- Ngũ Thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Ta thử thiếu một trong năm chữ vừa kể, nhứt là chữ tín, xem còn ai muốn giao thiệp với mình nữa không.

Đến nay, sau hơn 2500 năm, bốn chữ " Tam Cương Ngũ Thường " vẫn bất di, bất dịch. Người dân Trung quốc vẫn còn phải nhìn nhận Đức Khổng Tử là " vạn thế sư biểu ", đang có chiến dịch dựng tượng Khổng Tử ở nhiều nơi trên đất nước của họ


2.Tam cương ngũ thường trong tiếng Trung là gì ?



Tam cương ngũ thường 三纲五常 / sāngāngwǔcháng/

Tam cương : 三纲 sāngāng [Tam là ba [三/ sān], cương là giềng mối hay còn gọi là giềngmối [纲/gāng].. đầu mối chính [nói khái quát]; dùng để chỉ khuôn phép, kỉ cương .Giềng mối chính là mối chính liên kết với các mối khác, hiểu theo nghĩa bóng là mối quan hệ chủ đạo, dựa vào nó mà điều chỉnh các mối quan hệ khác.
Tóm lại , đơn giản tam cương là chỉ ba mối quan hệ chính trong xã hội:
+ Quân thần cương君为臣纲jūn wéi chén gāng: bổn phận đối với Vua. Nay, hết chế độ quân chủ rồi, ta thế bằng bổn phận đối với Tổ quốc.
+ Phụ tử cương父为子纲fù wéi zǐ gāng: phận đối với Cha / đạo cha con.
+ Phu thê cương夫为妻纲fū wéi qī gāng: bổn phận đối với vợ / đạo vợ chồng.


Ngũ thường 五常/ wǔcháng/. Ngũ [五/ wǔ] là năm, thường [常/ cháng] là thường thường, thường ngày , thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của con người. Như vậy ngũ thường chính là năm điều thường xuất hiện trong cuộc sống con người, nó hình thành nên đạo đức mà mỗi người nên có. Đó là:
+ Nhân rén:nhân là người, học cách thành nhân . Trước khi muốn thành tài thì phải thành người. Để trở thành người tốt có ích cho xã hội thì phải có cái tâm, cái tâm biết yêu thương muôn loài muôn người. “có tâm ắt có tầm “
+ Lễ: lễ trong lễ độ, lễ phép. “Lễ” chỉ dạy con người cách đối nhân xử thế sao cho hòa hợp, hòa nhã , tôn trọng và hòa nhã với mọi người.
+ Nghĩa : chính nghĩa, sự công tâm, công bằng . Chữ nghĩa ở đây trong ngũ thường dạy con người phải cư xử sao cho công bằng, theo lẽ phải, theo cái tình cái lý.
+ Trí zhì: trí trong trí tuệ, trí khôn. Trí thể hiện sự sáng suốt, minh bạch. Người có trí là người giữ được sự sáng suốt, biết cách nhìn nhận, phân biệt đúng sai, phải trái, thiện ác.
+ Tín xìn: chính là chữ tín, sự tin tưởng, tín nhiệm, niềm tin. Tín trong ngũ thường dạy con người ta làm người phải biết giữ chữ tín, nó lời phải giữ lấy lời.
Như vậy , tam cươngvàngũ thườnglà lẽ đạo đức mà nam giới phải theo , đó chính là chuẩn mực của nam giới trong xã hội ngày xưa .


3.Tam cương ngũ thường , tam tòng tứ đức



Bên cạnh cuẩn mực sống Tam cương ngũ thường của nam giới , Tam tòngtứ đứcchính là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo.Khổng Tửcho rằng người trong xã hội giữ đượctam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đứcthì xã hội được an bình, hạnh phúc .

Tam tòng:tamlà ba , tònglà theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải tuân theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử".
1.Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.
2.Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng.
3.Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con.


Tứ đức:tứlà bốn;đứclà tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.
1.Công: làm giỏi, khéo léo trong việc làm.
2.Dung: [phải trao chuốc sắc đẹp] hòa nhã trong sắc diện.
3.Ngôn: dịu dàng, mềm mại trong lời nói.
4.Hạnh: nhu mì trong tính nết.


- Người phụ nữ có đủ đức tính trên , sẽ xây dựng gia đình thành một tổ ấm cho nhiều thế hệ, là nơi nương tựa cho trẻ thơ, là trạm dừng chân nghỉ ngơi cho trai tráng, là thành lũy cuối cùng của tuổi già.

- Đức hạnh của người phụ nữ hiện đại ngày nay đang bị thoái hóa, biến tướng theo chiều hướng tiêu cực . Vì một số bạn trẻ , đặc biệt là tuổi teen lầm tưởng rằng phảibiết uống rượu,đánh nhau, điqua đêm, bỏ học, chửi thề và yêunhiều, mới ngầu , mới là "người phụ nữ lý tưởng".

- Các nhà tâm lý học đã nhận định rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm đức hạnh của các bạn gái là cha mẹ chưa quan tâm con cái đúng cách và đúng mực. Đâu ai biết được rằng khi đã lập gia đình thì mọi buồn vui, hạnh phúc, đau khổ,thành công hay thất bại đều do cái đức hạnh của người phụ nữ quyết định cả.

- Về trinh tiết,trong đạo vợ chồngvấn đề tình dục là điều không thể thiếu, nhưng người phụ nữ phải biết giữ gìn trinh tiết cho đến khi về nhà chồng. Giới trẻ hiện đại ngày nay , được du nhập văn hóa từ phương Tây quan chuyện giữ gìn trinh tiết không còn quan trọng nữa , cho yêu là hiến dâng, thậm chí khi chưa yêu, chỉ mới quen nhau cũng vẫn quan hệ.

- Ngày nay, có nhiều bạn gái thích sống thử trước hôn nhân. Một số bạn rất ngây thơ trong chuyện này: Ai sẽ là người chịu thiệt thòi? Nạn nhân chínhlà người con gái. Con trai vốn ích kỷ, họchỉ muốn được thỏa mãn nhu cầu xácthịt, nhưng khi cưới vợ, họ lại muốnngười con gái ấy hoàn toàn trinh nguyên.

- Đến một ngày nào đó, bạn sẽ gặpmột người mà bạn thật sựyêuthương, liệu bạn có đủ dũng cảm để đối mặt với người ấy và liệu họ có chấp nhận khi bạn không còntrong trắng? Hay họ luôn nghi ngờ sự nhẹ dạ của bạn:


"Rủi để khách tóm thâu tiết hạnh,
Tránh không qua nhẹ tánh nghi ngờ.”

[Nữ Trung Tùng Phận]


- Các bạn gái Việt Nam trong thời đại ngày nay, đúng là có rất nhiều cám dỗ và cạm bẫy, nhưng các bạn hãy tự bảo vệ chính mình, đừng tự hủy hoại bản thân và cuộc sống sau này. Tiêu chuẩn tối cao của cái đẹp muôn thuở vẫn là sự hài hòa giữa sắc đẹp thân thể và nhân cách.

4. Lời bài hát Tam Cang Ngũ Thường




Tam cương ba điều trong một kiếp
Quân tôi, thần tử hiếu trung
Ơn sâu trọn đạo Phụ tử
Trăm năm lòng son nghĩa một đời phu xướng phụ tùy

Xưa nay sang hèn trong một kiếp
Như mây phù vân thoáng qua
Nhân sinh Lễ Nghĩa Trí Tín
Chớ nên vội quên lẽ ngũ thường… chuyện nay tích xưa !

Trai lớn lên thời một dạ trung hiếu làm đầu
Gái lớn lên thời chữ tiết hạnh là câu trau mình
Đệ huynh chớ nặng lợi danh
Tử tôn chớ vong tình thâm
Nghĩa phu thê thuận tình keo sơn

Thế thái nhân tình đời người như gió như mây
Lẽ sống ở đời đừng vì xem trăng quên đèn
Nhục vinh, sướng khổ, buồn vui
Bởi do đức nhân mà thôi
Trọn vẹn bốn chữ kiếp đời nhân sinh…
Tam cương ngũ thường !

Video liên quan

Chủ Đề