Bài tập định giá chung với hàng hóa dịch vụ năm 2024

Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) được thành lập vào ngày 08/04/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Công ty chuyên cung cấp dịch vụ khai thác hàng hóa hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Công ty đang quản lý và vận hành 143 nhà ga hàng hóa SCSC nằm ở phía Tây Nam ga hành khách – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, bao gồm 52 m2 khu vực sân đậu máy bay có sức chứa 3 máy bay B747F hoặc 5 máy bay A321 cùng lúc, 26 khu vực nhà ga hàng hóa có công suất thiết kế 200 tấn hàng hóa trong giai đoạn 1 và 350 tấn hàng hóa trong giai đoạn 2, và 64 khu vực nhà kho, bãi đậu xe, đường giao thông, tòa nhà văn phòng và công trình phụ trợ. SCS được giao dịch trên thị trường UPCOM từ tháng 07/2017. Ngày 3/8/2018, SCS được niêm yết trên HOSE với 49 cổ phiếu. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 174 đồng/cổ phiếu.

  1. Lịch sử hình thành  Ngày 08/04/2008: Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng;  Tháng 06/2009: Dự án Ga hàng hóa – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được khởi công xây dựng;  Tháng 08/2010: Hoàn thành Dự án Ga hàng hóa – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất;  Tháng 04/2011: Trở thành thành viên của Hội đồng Phục vụ mặt đất trực thuộc Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IGHC-IATA);  Ngày 27/07/2011: Tăng vốn điều lệ lên 380 tỷ đồng;  Ngày 24/02/2012: Trở thành công ty đại chúng;  Ngày 07/06/2013: Tăng vốn điều lệ lên 480 tỷ đồng;  Ngày 23/09/2016: Tăng vốn điều lệ lên 533.772 đồng;  Ngày 12/07/2017: Giao dịch trên thị trường UPCOM;  Ngày 15/12/2017: Tăng vốn điều lệ lên 571.757 đồng;  Ngày 28/10/2019: Tăng vốn điều lệ lên 575.557 đồng;  Ngày 20/07/2020: Tăng vốn điều lệ lên 579.357 đồng;
  1. Lĩnh vực kinh doanh  Dịch vụ giao nhận hàng hóa, bốc xếp hàng hóa;  Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;  Dịch vụ mặt đất cảng hàng không;  Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;  Thi công xây dựng cầu cảng, công trình dân dụng – công nghiệp;  Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và sản phẩm liên quan;  Kinh doanh bất động sản;  Lưu giữ hàng hóa;  Đại lý kinh doanh xăng dầu;  Dạy nghề.

Trong đó, dịch vụ khai thác hàng hóa hàng không – mảng hoạt động chiếm gần 83% tổng doanh thu của SCSC và hoạt động cho thuê văn phòng, chiếm 12% tổng doanh thu của Công ty.

  1. Chuỗi giá trị công ty
  1. Chiến lược phát triển công ty  Đặt mục tiêu tăng trưởng hàng hóa quốc tế 15%-25%/năm, tăng trưởng hàng hóa nội địa 10- 12%/năm;  Nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì tỷ lệ lấp đầy văn phòng 95%;  Triển khai các phương án đầu tư: Dự án xây dựng tòa nhà SCSC - 2, đầu tư vào doanh nghiệp cùng ngành. e. Thông tin cơ cấu cổ đông Hiện tại số lượng cp đang lưu hành là 50,212,000 cp và được chia theo cơ cấu như sau Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) được góp vốn từ các cổ đông:

Loại sở hữu Tỉ lệ Cập nhật Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

26,45 06/09/

Sở hữu khác 60,61 06/09/ Sở hữu Nhà nước 12,9 5 06/09/

Chi tiết các cổ đông lớn:

Loại sở hữu Số cổ phần Công ty Cổ phần Gemadept 18. Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - Công ty Cổ phần 7. Công ty TNHH MTV Sửa chữa Máy bay 41 7. PYN Elite Fund (Non-UCITS) 3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á 2. Công ty Cổ phần Chứng khoán Công nghiệp Việt Nam 2. The Ton Poh Fund 2. Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Đầu tư Sài Gòn Hàng Không 2. Đỗ Thị Thọ 255. Nguyễn Thái Bảo 400

  1. Tình hình hoạt động kinh doanh của SCS trên thị trường (mã cp: SCS) a. Tình hình biến động giá cổ phiếu gần đây

Trước đó, trong năm 2020, vì tình hình diễn biến của dịch Covid trong nước ta, ngành hàng không bị trì trệ, vì thế mà giá cố phiếu SCS đã từng có lúc giảm xuống còn 82 nghìn đồng/cổ phiếu (Tháng 3/2020). Trong năm nay (2021), giá cổ phiếu SCS dao động và đi ngang trong khoảng 120 đến 140 nghìn đồng/cổ phiếu, cho thấy rằng trong thời gian đại dịch covid 19, giao thông và vận tải bị trì trệ. Giá hiện tại đang là 134 nghìn đồng/cổ phiếu.

  1. Kết quả doanh thu

SCS báo cáo KQKD 1H 2021 với doanh thu tăng 24,4% (đạt 408 tỷ đồng) và lợi nhuận ròng tăng 30,1% (đạt 287, tỷ đồng). Mảng kinh doanh chính cảng hàng hoá ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 25,7% (đạt 383 tỷ đồng), được dẫn dắt bởi lưu lượng hàng hoá tăng 21,6% (117 tấn, đạt 53,2% dự phóng cả năm của chúng tôi). Trong đó, lưu lượng hàng hoá quốc tế và nội địa lần lượt ghi nhận mức tăng trưởng 17,1% và 34,8% trong 1H2021. Tính riêng quý 2/2021, lưu lượng hàng hoá quốc tế đã phục hồi mạnh (+42,7% so với mức sụt giảm nhẹ 2,7% trong quý 1/2021) và lưu lượng hàng hoá nội địa tiếp tục đà tăng trưởng mạnh (+50,3%). Đáng chú ý, nhờ vào sự phục hồi mạnh trong quý 2, lưu lượng hàng hoá quốc tế trong 1H 2021 đã vượt con số ghi nhận trước thời điểm dịch bệnh (84 tấn so với 81,6 tấn ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019). Điều này vượt kỳ vọng của ban điều hành SCS khi dự kiến lưu lượng hành hoá quốc tế sẽ tương đương mức trước đại dịch.

Mảng cho thuê bãi đậu ghi nhận doanh thu cao hơn cùng kỳ năm trước do hợp đồng với ACV đã được ký lại. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp vẫn âm. Có thể cho rằng điều này đến từ việc SCS hỗ trợ cho khách hàng lâu năm trong giai đoạn khó khăn. Mảng cho thuê văn phòng ổn định với doanh thu tăng 5,9%. Đại diện SCS cho biết có thể sẽ triển khai xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê mới vào cuối năm 2021/ đầu năm 2022. Cao ốc mới dự kiến sẽ xây trên sân bóng đá mini hiện nay và sẽ không phát sinh thêm phí giải phóng mặt bằng hay phí thuê đất. Chưa ghi nhận doanh thu từ dự án mới này. Cuối cùng, ban lãnh đạo SCS tự tin có thể mở rộng hoạt động tại sân bay Long Thành. Nếu đạt được điều này, đây sẽ là điểm nhấn cho tiềm năng tăng trưởng của SCS trong thập kỷ tới. SCS đang có 586 tỷ đồng tiền và tương đương tiền và không có nghĩa vụ nợ vay nào, tính đến thời điểm 1H2021.

  1. Cạnh tranh doanh nghiệp cùng ngành

Thông tin về nhà ga hàng hóa của SCS và TCS

Nhà ga hàng hóa của SCS có khu vực truck dock giúp tiết kiệm thời gian tiếp nhận/trả hàng hóa. Khu vực truck dock là khu vực tiếp nhận/trả hàng hóa cho các chủ hàng, được thiết kế cao hơn mặt đất, thường có độ cao tương đương với độ cao sàn xe tải. Truck dock gồm 1 dock leveler (bục nâng hạ) để điều chỉnh độ cao bằng độ cao sàn xe tải, từ đó nhân viên xếp dỡ hàng hóa và các trang thiết bị liên quan như xe nâng (forklift) có thể dễ dàng di chuyển vào thùng xe tải để lấy/trả hàng. TCS hiện chỉ có khu vực truck dock tại nhà ga hàng hóa nhập AFT1, khu vực tiếp nhận hàng hóa xuất chưa có truck dock

SCS có hệ thống băng chuyền tự động từ khu vực soi chiếu đến khu vực sân đỗ máy bay giúp rút ngắn thời gian phục vụ hàng hóa, hạn chế các hư hỏng có thể xảy ra. Đối với hàng hóa là các mâm, thùng hàng đã đóng sẵn, sau khi hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, SCS sẽ tiếp nhận hàng từ xe tải, đưa đến băng chuyền tự động để chuyển vào máy soi chiếu. Sau khi hoàn tất soi chiếu an ninh, thùng hàng sẽ tiếp tục di chuyển theo băng chuyền tự động ra các cửa chuyển tiếp để xe đầu kéo chuyển ra sân đậu máy bay. Theo SCS, mất khoảng 15 phút để tiếp nhận và xử lý các mâm, thùng đã đóng sẵn đến khi chuyển ra máy bay. TCS hiện chưa có hệ thống băng chuyền tự động này, việc vận chuyển các mâm, thùng hàng đã đóng sẵn được thực hiện bởi xe nâng (forklift).

I. ĐỊNH GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP FCFF

  1. Xác định tỉ lệ chiết khấu WACC a. Cơ cấu vốn Tỉ lệ nợ và vốn chủ sở hữu của SCS qua các năm

2017 2018 2019 2020 T6/ Tỷ lệ nợ 7% 10% 6% 7% 28% Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

92% 89% 93% 92% 71%

*Lịch sử bảng cân đối kế toán cho thấy công ty SCS thường xuyên có các khoản vay ngắn hạn lớn trong năm và trả hết hoặc gần hết vào cuối năm. Vì vậy, cơ cấu vốn bình quân của SCS từ năm 2017 - 2020 sẽ được sử dụng.

Tỷ lệ nợ bình quân = 8%

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân = 91%

Với tỉ lệ cơ cấu vốn qua từng năm như trên, ta có thể thấy được phần lớn vốn hoạt động của SCS đến từ các nhà đầu tư, và nợ chỉ chiếm dưới 10%. Vì vậy, doanh nghiệp có tiềm tăng trưởng ổn định và ít có khả năng vỡ nợ.

  1. Chi phí vốn chủ sở hữu  Hệ số Beta của cố phiếu B (theo trang web của msn/vi- vn/money/stockdetails/analysis/stc-scs/fi-bh4lpr ) là 0.  Lãi suất phi rủi ro Rf (tính theo lãi suất trái phiếu CP kỳ hạn 20 năm) là 2%/năm  Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường Rm=Rp + DS + Rf Trong đó, - Rp là tỉ suất sinh lời của cổ phiếu, được tính theo IRR của cố phiếu. - Dự tính đến cuối năm 2023, Công ty sẽ tăng trưởng tốt và giá cổ phiếu đạt ngưỡng 160 nghìn đồng/cp.

Số cổ phần Mức trả cổ tức (VND/cp)

Giá cổ phiếu trung bình (tiền ra) (VND)

Giá cổ phiếu dự tính đạt được (tiền vào) (VND)

Dòng tiền

2018 1 6 130 -124.

2019 1 7 7.

2020 1 8 8.

2021(dự tính) 1 8 8. 2022(dự tính) 1 9 9. 2023(dự tính) 1 9 160 169. Tỉ suất sinh lời IRR

11%

  • DS là Default spread (mức chênh lệch tín dụng) được tính theo trang web của Damodaran là 3%  Rm = 11% + 3% + 2% = 17%
  • Chi phí vốn chủ của SCS là Re = 2% + 0(17%-2%) = 15%
  1. Suất sinh lợi trên vốn ROIC

Suất sinh lợi trên vốn (Return on Capital, ROC) được tính bằng công thức:

ROC = EBIT(1 – Thuế)/(Giá trị sổ sách của VCSH + Nợ vay – Tiền mặt)

Năm 2017 2018 2019 2020 EBIT(1-T) 310,423,420 373,484,726 430,922,457 399,464, VCSH 914,391,584 817,239,606 1,004,245,923 1,015,732, TM 47,313,664 47,320,836 66,098,894 36,053, Tổng nợ vay

3,590,520 145,634 973,886 0

ROC 35% 48% 45% 40%

ROC bình quân 42%

*đơn vị: nghìn đồng.

  1. Tỷ lệ tái đầu tư

Mức tái đầu tư của công ty bằng đầu tư cố định mới trừ khấu hao và cộng với thay đổi vốn lưu động phi tiền mặt:

REINV = CAPEX – DEPR + WC

Năm 2017 2018 2019 2020

Chi tiêu vốn -4,383,395 -2,924,479 -13,369,091 -3,378,

Khấu hao 55,871,324 55,237,396 55,261,953 53,477,

Tài sản ngắn hạn 236,245,268 213,392,449 414,236,731 482,507,

Nợ ngắn hạn 54,409,121 87,294,634 64,586,071 74,013,

VLĐ ròng 181,836,147 126,097,814 349,650,661 408,494,

TM 47,313,664 47,320,836 66,098,894 36,053,

VLD ròng phi tiền mặt

134,522,483 78,776,978 283,551,767 372,440,

Thay đổi VLĐ ròng phi tiền mặt

135,224,956 -55,745,505 204,774,788 88,888,

Mức tái đầu tư 83,737,027 -108,058,422 162,881,927 38,789,

Mức tái đầu tư BQ 44,337,

*đơn vị: nghìn đồng

\=> Tỷ lệ tái đầu tư = 44,337,541,689 / 378,573,756,545 = 11%

  1. Mô hình tăng trưởng 3 giai đoạn

Thông tin chung:

Sản lượng hàng hóa qua CHKQT Tân Sơn Nhất được kỳ vọng tăng trưởng khả quan Sản lượng hàng hóa qua CHKQT Tân Sơn Nhất có tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 10,5%/năm trong giai đoạn 2009 – 2019. Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng trung bình 12%/năm trong giai đoạn 2020-2030F. CHKQT Tân Sơn Nhất là một trong hai trung tâm vận chuyển hàng hóa lớn của hàng không Việt Nam (gồm CHKQT Tân Sơn Nhất và CHKQT Nội Bài), chiếm khoảng 46,3% tổng sản lượng hàng hóa qua các cảng hàng không Việt Nam năm 2019. Động lực tăng trưởng đến từ việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do trên thế giới và gia tăng dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.

Từ năm 2020, Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, gây cản trở cho sự phát triển của ngành hàng không và vì thế các dịch vụ chính của SCS cũng bị ảnh hưởng.

  1. Giai đoạn 2021- Trong giai đoạn này, có một số tiềm năng cho doanh nghiệp tăng trưởng nhẹ như sau - Dịch covid dần được đẩy lùi khi toàn dân được tiêm vắc xin, các hoạt động kinh tế được thực hiện trở lại cũng như mở các đường bay nội địa và quốc tế.
  • Dự án tòa văn phòng SCS 2 có thể được ký kết và triển khai. Theo kế hoạch được triển khai xây dựng trong khuôn viên SCS, cạnh tòa nhà văn phòng hiện hữu, gồm 12 tầng với diện tích khoảng 1 m² mỗi tầng (tổng diện tích sàn là 18 m² trong đó 14 m² là cho thuê). Thời gian xây dựng là 12 tháng, vốn đầu tư dự kiến khoảng 10 triệu USD. Tòa nhà văn phòng của SCS có vị trí đắc địa, gần CHKQT Tân Sơn Nhất, thuận tiện cho các hãng bay và đại lý giao nhận hàng hóa thuê văn phòng làm đại diện. Về tiến độ dự án, SCS đã nộp hồ sơ xin phép xây dựng và đang chờ Bộ Quốc phòng phê duyệt
  • Kế hoạch M&A thành công và được công bố. SCS đang có kế hoạch sáp nhập một nhà ga hàng hóa hàng không ở Sân bay Quốc tế Nội Bài. Lúc này, SCS có lợi thế đàm phán do ngành hàng không đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
  • Dự kiến từ năm 2021 SCS dự kiến nâng 75% công suất thiết kế hiện tại của nhà ga hàng hóa tại CHKQT Tân Sơn Nhất, thời gian hoàn thành trong khoảng 02 đến 03 năm. (Nhà ga hàng hóa của SCS có công suất thiết kế hiện tại là 200 nghìn tấn/năm. Sản lượng hàng hóa qua SCS năm 2019 là 218 nghìn tấn (đạt 109% công suất). SCS
  1. Giai đoạn 2024-

Tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn này gồm có:

  • Ngày 11/11/2020, Thủ tướng đã phê duyệt dự án đầu tư CHKQT Long Thành giai đoạn
    1. Theo đó, CHKQT Long Thành giai đoạn 1 được đầu tư xây dựng gồm 01 đường cất hạ cánh, 01 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Như vậy xét về công suất hàng hóa, CHKQT Long Thành có công suất thiết kế gấp 1,5 lần công suất thiết kế hiện tại của. Dự án do ACV làm chủ đầu tư phần lớn các hạng mục, có thời gian thực hiện là 05 năm kể từ ngày được phê duyệt. Trong năm 2025, theo tiến độ thực hiện, 1 phần sân bay sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động, dự kiến đáp ứng 25 triệu hành khách/ năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. SCS chưa có thông tin chi tiết về vốn dự phòng cho dự án này.

-

  • Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, dự án tòa nhà SCS 2 đã được thi công và đi vào hoạt động. SCS dự kiến trong 03 năm đầu, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 30% và nâng lên 90 – 95% sau khi đi vào hoạt động 05 năm.
  • Ngoài ra, trong giai đoạn trước, SCS đã ký kết và có kế hoạch thực hiện M&A với một doanh nghiệp dịch vụ hàng hóa hàng không ở CHKQT Nội Bài. Hiện nay chưa có kế hoạch chi tiết từ SCS, tuy nhiên dự án này cũng sẽ góp phần vào tăng trưởng doanh thu của công ty.
  • Tiếp theo từ giai đoạn trước, SCS sẽ đang xây dựng để nâng 75% công suất thiết kế của nhà ga hàng hóa tại CHKQT Tân Sơn Nhất. Và cũng trong giai đoạn này, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.

Trong giai đoạn này, công ty mở rộng phát triển rất nhanh chóng và vì thế phải huy động thêm nhiều nguồn vốn, có thể là huy động thêm vốn vay của các ngân hàng và vì thế mà sẽ có thêm rủi ro thanh khoản cho công ty. Tuy nhiên khả năng vỡ nợ của cộng ty là rất ít vì SCS vẫn luôn giữ cơ cấu nợ là rất thấp và lượng tiền mặt nắm giữ rất cao trong các năm qua.

 Dự kiến vốn đầu tư mà SCS sẽ phải chi là khá lớn, vì vậy dự kiến công ty sẽ tăng tỷ lệ tái đầu tư lên 15% và tỉ suất sinh lời ROC ở mức 50%, đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng là 7%.

  1. Giai đoạn tăng trưởng ổn định

Sau 5-7 năm, các dự án hiện tại của SCS đã hoàn thành và đi vào hoạt động tối đa công suất. Sân bay Quốc tế Long Thành lúc này sẽ ở giai đoạn 2 hoặc 3, thu hút nhiều doanh nghiệp đối thủ vào cạnh tranh. Vì vậy, nếu không có các dự án mới, có thể SCS sẽ giữ một tốc độ tăng trưởng chậm lại và ổn định hơn.

Bảng dưới đây sẽ trình bày kỳ vọng của SCS qua các năm với giả định sự thay tăng lên của tỉ suất chiết khấu WACC thể hiện một phần kỳ vọng lợi nhuận cao hơn của các nhà đầu tư.

*đơn vị: triệu đồng.

Trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, nhà phân tích dự báo SCS sẽ có mức tăng trưởng g=5%, doanh nghiệp tái đầu tư với tỉ lệ 11%.

  1. Giá trị vốn cổ phần

Theo tính toán, giá trị tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh chính của SCS là 10683 tỉ đồng (hơn 10 nghìn tỉ đồng). Giá trị tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn vào cuối năm 2020 của SCS bằng 36 và 201 tỉ đồng. Vì vậy tổng giá trị Công ty phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn bằng 10446 tỉ đồng.

Trừ giá trị nợ là 78 tỉ đồng, có được giá trị vốn chủ sở hữu của SCC là 10368 tỉ đồng. Tương ứng với 50,212, cp đang lưu hành cuối năm 2020, nhà phân tích tính được giá trị một cổ phần của SCS bằng 206,5 nghìn đồng/cp, lớn hơn so với giá thị trường là 134 nghìn đồng/cp.

Thị giá/Giá trị = 0.

\=> Như vậy cổ phiếu đang được giao dịch thấp hơn giá trị nội tại. Điều này có thể được lý giải một phần vì tình hình Covid19 đang còn diễn biến phức tạp và khó lường.

Trong tương lai, công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn có tiềm năng tăng trưởng vững mạnh trong tương lai nhờ vào tỉ lệ nợ vay thấp, doanh thu tăng trưởng đều hàng năm và sự hồi phục của nền kinh tế sau dịch Covid 19.