Bài tập nâng cao về câu ghép lớp 8

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?

A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt

B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau

C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau

D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau

Hiển thị đáp án

Câu 2: Các quan hệ từ có góp phần vào việc biểu thị sắc thái ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu hay chưa?

A. Có

B. Không

Hiển thị đáp án

Câu 3: Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép?

A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân

B. Quan hệ từ chỉ điều kiện

C. Quan hệ từ chỉ mục đích

D. Quan hệ từ chỉ cách thức

E. Quan hệ từ chỉ sự nhượng bộ

Hiển thị đáp án

Câu 4: Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

A. Quan hệ nhượng b

B. Quan hệ mục đích.

C. Quan hệ mục đích.

D. Quan hệ điều kiện.

Hiển thị đáp án

Câu 5: Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?

A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép.

B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này.

C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu.

D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp.

Hiển thị đáp án

Câu 6: Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nhượng bộ?

A. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. [Ngô Tất Tố]

B. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. [Nam Cao]

C. Gió càng to, lửa càng cao.

D. Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. [Nguyễn Công Hoan]

Hiển thị đáp án

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

A. Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao.

B. Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao.

C. Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao.

D. Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao.

Hiển thị đáp án

Câu 8: Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?

A. Mẹ đi làm và em đi học.

B. Mẹ đi làm còn em đi học.

C. Mẹ đi làm nhưng em đi học.

D. Mẹ đi làm, em đi học.

Hiển thị đáp án

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.

B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.

D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.

Hiển thị đáp án

Câu 10: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?

A. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.

B. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.

C. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.

D. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.

Hiển thị đáp án

Câu 11: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

A. Tôi chạy, nó cũng chạy.

B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.

C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.

D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.

Hiển thị đáp án

Câu 12: Ý nào nhận định đúng nhất về câu sau?

Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [Trong lòng mẹ]

A. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích.

B. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân.

C. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện.

D. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ.

Hiển thị đáp án

Câu 13: Câu "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ" [Thanh Tịnh - Tôi đi học] có kiểu cấu tạo nào?

A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ vị.

B. Câu có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau.

C. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau.

D. Câu có một cụm chủ vị nằm trong phần trạng ngữ.

Hiển thị đáp án

Câu 14: Trong đoạn văn sau có câu ghép không?

Làng Ku – ku – rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đát vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.

[Hai cây phong]

A. Có

B. Không

Hiển thị đáp án

Câu 15: Cho câu văn:

Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường.

[Nguyễn Công Hoan]

Đây có phải câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả không?

A. Có

B. Không

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Câu ghép - Cô Phạm Lan Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 gồm đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm về các tác phẩm, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chuyên đề

CÂU GHÉP

I. Kiến thức cơ bản .

1. Khái niệm:

 Câu ghép : Là câu có từ 2 cum C- V trở lên và chúng không bao cha nhau. Mỗi cụm C- V của câu ghép có dạng là một câu đơn và đợc gọi chung là một vế câu ghép.

VD:

- Lan đi lao động. [ câu có 1 cụm C – V => 1 nòng cốt câu => Câu đơn .]

C V

- Xe này/ máy còn tốt. [câu có 2 cụm C – V => 1 nòng cốt câu => Câu đơn]

Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Ôn tập câu ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chuyên đề Câu ghép I. Kiến thức cơ bản . 1. Khái niệm: Câu ghép : Là câu có từ 2 cum C- V trở lên và chúng không bao cha nhau. Mỗi cụm C- V của câu ghép có dạng là một câu đơn và đợc gọi chung là một vế câu ghép. VD: - Lan đi lao động. [ câu có 1 cụm C – V => 1 nòng cốt câu => Câu đơn .] C V - Xe này/ máy còn tốt. [câu có 2 cụm C – V => 1 nòng cốt câu => Câu đơn] C V C V - Mẹ về, cả nhà đều vui. [câu có 2 cụm C – V => 2 vế câu => Câu ghép ] C V C V 2. Các cách nối các vế câu ghép. * Dùng những từ có tác dụng nối. - Nối bằng một quan hệ từ. VD: Mẹ tôi là công nhân còn bố tôi là bác sĩ. - Nối bằng cặp quan hệ từ. VD : Vì tôi không chăm chú nghe giảng nên tôi không hiểu bài. - Nối cặp phó từ. VD : Tôi cha nói , nó đã làm rồi. - Nối bằng cặp đại từ. VD: Anh bảo gì, tôi làm nấy. 3. Các kiểu quan hệ trong câu ghép a, Các quan hệ ý nghĩa thờng gặp : + Quan hệ nguyên nhân – kết quả. VD: Bởi vì tôi hỏng xe nên tôi đến trờng muôn. + Quan hệ điều kiên [ giả thiết] – Hệ quả VD: Giá nó nghe lời tôi thì nó đâu đến nỗi phảI nghỉ học. + Quan hệ mục đích. VD: Để nó đợc đi học thì mẹ nó phải vất vả lắm. + Quan hệ tăng tiến. VD: Anh càng noi thì nó càng khóc. + Quan hệ lựa chọn. VD: Anh nói hay tôi nói. + Quan hệ bổ sung. VD : Tôi đến và nó cũng đến. + Quan hệ nối tiếp. VD: Tôi đánh răng rửa mắt rồi tôi đi ăn cơm. + Quan hệ đồng thời. VD: Họ vừa đi , họ vừa hát. + Quan hệ giải thích. VD: Mọi ngời bỗng im lặng: chủ toạ bắt đầu nói. b, Lu ý: Để xác định mối quan hệ ý nghĩa các vế câu: - Dựa vào các quan hệ từ, các cặp quan hệ từ, cặp phó từ, cặp đại từ trong các vế câu ghép. - Chủ yếu phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 3. Các kiểu câu ghép. a. Câu ghép chính phụ. - Câu ghép chính phụ nguyên nhân kết quả. - Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ điều kiện [ giả thiết] - Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ nhợng bộ – tăng tiến. - Câu ghép chính phụ chỉ mục đích. b. Câu ghép liên hợp [ các vế có quan hệ bình đẳng với nhâu về ngữ pháp nói với nhau bằng quan hệ từ liên hợp hoặc bằng dấu phẩy. - Câu ghép liên hợp không dùng quan hệ từ. - Câu ghép liên hợp dùng quan hệ từ. II.Bài tập. Bài tập 1. Phân tích cấu tạo các câu sau đây và chỉ ra các kiểu câu. a.Bài thơ mà em yêu thích đã đợc đọc và ngâm nhiều lần trên đài phát thanh. b. Buổi chiều, trên cánh đồng lúa quê em, từng tốp, từng tốp nông dân ra đồng thăm lúa. c, Cai Lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn nhảy vào cạnh anh Dởu. d, Con đờng này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhng lần này tự nhiên thấy lạ. Bài tập 2. Hãy thay thế cặp quan hệ từ trong câu ghép sau đây sao cho nghĩa của câu không thay đổi. a, Vì trời ma lớn nên đờng sá h hỏng nhiều. b, Nếu em cố gắng thì em sẽ vợt qua kì thi này. c, Hễ thời tiết thay đổi thì ông em lại ho. d, Tuy anh ấy có một vài lỗi lầm, nhng anh ấy vẫn là một ngời tốt. Bài tập [ Sách kiến thức cơ bản nâng cao ]

Tài liệu đính kèm:

  • CHUYEN DE ON TAP CAUU GHEP 8.doc

Video liên quan

Chủ Đề