Vở bài tập Tiếng Việt trang 103

II - Luyện tập

Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường [Tiếng Việt 4, tập một, trang 145], thực hiện các yêu cầu sau :

a] Viết lại câu văn tả bao quát cái trống

b] Viết tên các bộ phận của cái trống được miêu tả

c] Viết lại những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống                                 

1. Đọc bài văn Cái cối tân [Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 - 144], trả lời các câu hỏi sau :

a] Bài văn tả cái cối.

b] Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?                                            

Phần

Từ... đến... 

Nói điều gì ?

Giống cách mở bài, kết bài nào đã học

Mở bài

từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống.

Nói lên sự xuất hiện của cái cối.

Giống cách mở bài trực tiếp.

Kết bài

từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi....

Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà.

Giống như cách kết bài mở rộng

c] Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ? 

Tả hình dáng: 

- cái vành cối, cái áo

- hai cái tai, cái lỗ tai

- hàm răng cối

- dăm cối, cần cối

- cái chốt

- cái dây thừng

=> Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

Tả công dụng

- đổ thóc vào cối

- xung quanh cối

- vành cối

- tiếng cối phát ra khi xay [ù ù]

=> Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

2. Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?

Khi tả một đồ vật, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật được tả.

II - Luyện tập

Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường [sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 145], thực hiện các yêu cầu sau :

a] Viết câu văn tả bao quát cái trống :

Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

b] Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .

c] Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh  của cái trống: 

- Hình dáng:  Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.

Viết thêm phần mở bài

- Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.

- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

Viết thêm phần kết bài

- Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.

Giải VBT Tiếng Việt 2 trang 103, 104, 105, 106, 107, 108 Đánh giá cuối học kì 2gồm có phần phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt 2 [Tập 2] sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại

Đánh giá cuối học kì 2

A. ĐỌC THÀNH TIẾNG TRUYỆN SAU:

Người thiếu niên anh hùng

Giặc Nguyên cho người sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Trần Quốc Toản muốn gặp vua để xin đi đánh giặc. Bị mấy người lính gác chặn lại, Quốc Toản mặt đỏ bừng, nói lớn:

- Ta xuống thuyền rồng xin yết kiến vua!

Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống, tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh! Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy và bảo:

Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy khanh còn trẻ đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam quý.

Quốc Toản tạ ơn vua mà vẫn ấm ức: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc, chàng nghiến răng, tay bóp chặt quả cam.

Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới xem cam quý vua ban. Nhưng quả cam đã nát tự bao giờ.

Về nhà, Quốc Toản tập hợp người nhà và trai tráng trong vùng, lập đội quân hơn một nghìn người. Chàng cho dựng lá cờ lớn thêu sáu chữ vàng: “Phá giác mạnh, báo ơn vua".

Đội quân của Trần Quốc Toản lập được nhiều chiến công. Trần Quốc Toản được tôn vinh là người thiếu niên anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Theo Nguyễn Huy Tưởng

B. ĐỌC BÀI SAU:

Một chuyến đi

Một ngày cuối thu, tôi và Trãi lên đường. Hôm ấy, nước đầm trong xanh. Những áng cỏ mượt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió hiu hiu thổi.

Chúng tôi, ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Non sông và phong tục, mỗi nơi mỗi lạ, mỗi bước dời chân mỗi thấy tuyệt vời. Nhìn không biết chán. Mỏi chẳng muốn dừng.

Bè chúng tôi theo dòng nước trôi băng băng.

Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Trông thấy cả hòn cuối trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên ven sông, phong cảnh đổi thay đủ điều ngoạn mục. Cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới. Những anh gọng vó đen xạm, gầy và cao, nghênh cặp chân đứng trên bãi lầy nhìn theo chúng tôi, ra lối bái phục. Những ở cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo bè, hoan nghênh chúng tôi váng cả mặt nước.

Theo Tô Hoài

Dựa vào bài đọc, em hãy:

1. Trả lời các câu hỏi dưới đây:

a. Ngày hai bạn lên đường, cảnh vật thế nào? Đánh dấu ✓ vào ☐ đặt trước ý trả lời đúng.

☐ nước trong xanh☐ nước trôi băng băng
☐ nước trong vắt☐ cỏ mượt rười rượi
☐ đầy mây trắng☐ gió thổi hiu hiu

b. Vì sao hai bạn "nhìn không biết chán", "mỏi chẳng muốn dừng"? Đánh dấu ✓ vào ☐ đặt trước ý trả lời đúng.

☐ ngày đi đêm nghỉ☐ non sông thật tuyệt vời
☐ bè trôi băng băng

c. Mỗi con vật trong đoạn văn cuối được tả bằng những từ ngữ nào?

d. Em thích điều gì trong chuyến đi của hai bạn? Vì sao?

2. Tìm từ ngữ phù hợp trả lời cho từng câu hỏi dưới đây:

a. Khi nào bầu trời trong xanh?

b. Ở đâu mây trắng bồng bềnh trôi?

3. Viết 1 - 2 câu nêu điều em thích sau khi đọc xong bài Một chuyến đi.

Hướng dẫn trả lời

1. Trả lời các câu hỏi dưới đây:

a]

☑ nước trong xanh☐ nước trôi băng băng
☑ nước trong vắt☑ cỏ mượt rười rượi
☑ đầy mây trắng☑ gió thổi hiu hiu

b]

☐ ngày đi đêm nghỉ☑ non sông thật tuyệt vời
☐ bè trôi băng băng

c] Mỗi con vật trong đoạn văn cuối được tả bằng những từ ngữ sau:

  • gọng vó - đen xạm, gầy, cao
  • cua - mắt lồi
  • săn sắt, thầu dầu - lăng xăng

d]Gợi ý: Em thích nhất là hình ảnh đàn săn sắt và thầu dầu lăng xăng đuổi theo bè của Dế Mèn. Vì hình ảnh này thật thú vị và ngộ nghĩnh.

2. Gợi ý:

a. Khi mùa thu đến bầu trời trong xanh?

b. Ở trên caomây trắng bồng bềnh trôi?

3. Gợi ý:

Sau khi đọc bài Một chuyến đi, em cảm thấy thêm yêu quê hương mình. Và cũng muốn được đi khám phá nhiều nơi như hai nhân vật trong bài.

C. VIẾT

1. Nghe - viết: Một chuyến đi [từ đầu đến chẳng muốn dừng]

2. Viết câu để phân biệt cặp từ sau: dàn - giàn

3. Điền dấu câu phù hợp vào ☐ và chép lại đoạn văn cho đúng:

Ôi, tôi sắp được gặp các bạn hoa cỏ dưới gốc cây kia☐ bạn hãy rong ruổi một mình nhé☐ còn tôi, tôi sẽ ở lại với mẹ cây của tôi.

Theo Trần Bắc Quý

4. Viết 4 - 5 câu thuật lại một việc làm góp phần giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.

Gợi ý:

  • Em đã tham gia làm việc gì?
  • Em tham gia làm công việc đó như thế nào?
  • Em cảm thấy thế nào khi làm công việc đó?

Hướng dẫn trả lời:

1. Nghe - viết:

Một chuyến đi

Một ngày cuối thu, tôi và Trãi lên đường. Hôm ấy, nước đầm trong xanh. Những áng cỏ mượt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió hiu hiu thổi.

Chúng tôi, ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Non sông và phong tục, mỗi nơi mỗi lạ, mỗi bước dời chân mỗi thấy tuyệt vời. Nhìn không biết chán. Mỏi chẳng muốn dừng.

2. Gợi ý:

- Trên giàn mướp, đã có vài quả mướp non xanh to như ngón tay rồi.

- Chú Tư dàn đều các tấm vải lên mặt bàn để quan sát chúng kĩ hơn.

3.

Ôi, tôi sắp được gặp các bạn hoa cỏ dưới gốc cây kia. Bạn hãy rong ruổi một mình nhé! Còn tôi, tôi sẽ ở lại với mẹ cây của tôi.

Theo Trần Bắc Quý

4.Xem các đoạn văn mẫu hay nhất tại đây Viết 4-5 câu thuật lại một việc làm góp phần giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp

D. NGHE ĐỌC TRUYỆN SAU:

Kiến và ve

Cuối hè, bầu trời trong xanh vời vợi, nắng vàng rực rỡ. Ve vừa đàn vừa hát. Thấy kiến đang tìm thức ăn, ve bảo:

- Đến hát cùng tôi bạn ơi. Kiến đáp:

- Tôi cần kiếm thức ăn để dành khi mùa đông đến.

Ve nói:

- Từ từ rồi làm cũng chưa muộn mà!

Mặc cho ve rủ, kiến vẫn đi tìm thức ăn. Còn ve vẫn ca hát. Mùa đông đến, kiến ở trong nhà không lo đói rét. Ve thì không có gì để ăn. Vừa đói vừa rét, nó phải đến nhà kiến xin ăn, xin ở nhờ. Lúc này, và rất hối hận vì suốt mùa hè chỉ rong chơi.

Theo La Phông-ten [Jean De La Fontaine], Nguyễn Văn Vĩnh dịch

1. Dựa vào truyện vừa nghe, đánh dấu ✓ vào ☐ trước ý đúng:

a. Ve rủ kiến làm gì?

☐ ca hát☐ tìm thức ăn☐ rong chơi

b. Kiến không làm theo lời rủ của ve vì kiến:

☐ không biết hát☐ phải tìm thức ăn
☐ thấy trời lạnh

c. Vì sao ve ân hận?

☐ Vì đã hết mùa hè☐ Vì đã đến mùa đông
☐ Vì mải rong chơi suốt mùa hè

2. Nói về điều em học được từ câu chuyện Kiến và ve.

Hướng dẫn trả lời:

1. Dựa vào truyện vừa nghe, đánh dấu ✓ vào ☐ trước ý đúng:

a]

☑ ca hát☐ tìm thức ăn☐ rong chơi

b]

☐ không biết hát☑ phải tìm thức ăn
☐ thấy trời lạnh

c]

☐ Vì đã hết mùa hè☐ Vì đã đến mùa đông
☑ Vì mải rong chơi suốt mùa hè

2. Gợi ý: Từ câu chuyện Kiến và ve, em nhận ra rằng không được ham chơi, mà phải biết chăm chỉ học tập và làm việc.

-------------------------------------------------------------------------------

Ngoài Giải VBT Tiếng Việt 2 trang 103, 104, 105, 106, 107, 108 Đánh giá cuối học kì 2ra, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 2, Tiếng Việt lớp 2, Tiếng Anh lớp 2. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, cùng các tài liệu học tập hay lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 2:

  • Tài liệu học tập lớp 2
  • Sách Chân trời sáng tạo: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề