Ban chấp hành trung ương Đảng tôn vinh Hồ Chí Minh là gì

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị anh hùng giải phóng của dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất; vị lãnh tụ thiên tài và là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh còn là chiến sĩ cách mạng kiên cường là người bạn rất thân thiết của các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng phong phú, cao đẹp. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, và góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1980 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.  Người sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước - giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX khi bao cuộc khởi nghĩa đấu tranh anh dũng, bất khuất giành độc lập và thống nhất Tổ quốc đều lần lượt thất bại. Phong trào cứu nước của nhân dân Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Đi theo con đường cách mạng của Lê Nin

Đây là quyết định hết sức có ý nghĩa đối với con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và vận mệnh dân tộc. Từ đầu thế kỷ XX, chứng kiến sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, Người đã suy nghĩ rất nhiều trước những lầm than, cực khổ của nhân dân và thất bại của những bậc tiền bối, các phong trào kháng pháp.

Tấm lòng yêu nước, thương dân thôi thúc Nguyễn Tất Thành tìm cách cứu giúp đồng bào nhưng Người không tán thành những con đường của các bậc tiền bối và các sĩ phu đương thời. Hấp dẫn bởi khẩu hiệu “TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI” của cách mạng Pháp, Người đã quyết định đến Pháp là nước đô hộ dân tộc mình và các nước phương Tây xem họ làm thế nào để về hướng dẫn đồng bào giành lấy độc lập tự do.

Nhận làm phụ bếp trên một con tàu thủy để đến nước Pháp, sau khi đến nước Pháp, vừa lao động vừa kiếm sống, vừa tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Tất Thành còn đến nhiều quốc gia trên thế giới, đến tận nước Mỹ, quê hương của Tuyên ngôn độc lập năm 1776, nơi có tượng Thần Tự do đặt bên bờ biển…và đã phát hiện ra rằng ở đâu cũng có hai hạng người bóc lột và bị bóc lột.

Từ cuối năm 1971, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và tham gia các hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp vì Người nhận thấy có nhiều mối liên hệ của Đảng với khát vọng giải phóng dân tộc mình. Năm 1919, tại Pháp, với cái tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi Bản yêu sách đến hội nghị Véc Xây [hội nghị các cường quốc chiến thắng trong thế chiến thứ nhất] đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng Bản yêu sách của Người đã có tiếng vang lớn trên chính trường quốc tế.

Trong khoảng giữa tháng 6/1920, tham gia sinh hoạt trong Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ánh sáng và con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa trong bản Luận cương của Lênin. Người hoàn toàn tin theo Lênin, lãnh tụ của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Lênin. Ngày 30/12/1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản do Lênin lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc đã đến Liên Xô, quê hương của Lênin và Cách mạng tháng Mười học tập và hoạt động trong các tổ chức của Quốc tế cộng sản. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu [Trung Quốc] liên hệ với các tổ chức yêu nước Việt Nam và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sáng lập báo Thanh niên nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận cách mạng và huấn luyện, đào tạo cán bộ, tuyển chọn những người ưu tú để đưa sang Liên Xô đào tạo. Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị các điều kiện, nhất là mở các lớp huấn luyện cán bộ từ trong nước sang để tiến tới thành lập Đảng.

Đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản đã tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc đề ra đã được các đại biểu nhất trí thông qua, trở thành ngọn cờ tập hợp toàn dân, đoàn kết đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.

Từ khi ra đời, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong quá trình phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, dày dạn kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng ta luôn xứng đáng là một đảng “Đạo đức và văn minh”; mỗi đảng viên luôn có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gắn bó với nhân dân, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Người khẳng định rằng: “Nước ta là nước dân chủ”, vì vậy: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”. 

Bác đã đi xa, nhưng mỗi cán bộ, đảng viên huyện Việt Yên nói riêng và cán bộ, đảng viên cả nước nói chung sẽ thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cách mạng của Đảng, tự giác kiểm điểm mình “tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tệ hại”. Tiếp thu, đổi mới và ứng dụng những kết quả, phương pháp làm việc hiệu quả và để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự vừa “hồng” vừa “chuyên” theo mục tiêu xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa của Đảng; nguyện trung thành với Đảng và Nhà nước; quyết tâm “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh” để xứng đáng là người dân nước Việt và xứng đáng với những hy sinh của thế hệ cha anh mong muốn cho đất nước được độc lập, dân ta được tự do và sánh vai được với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Tên tuổi và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Người đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995

2. Hồ Chí Minh, Với các lực lượng vũ trang, Nxb QĐND, Hà Nội, 1975

Đặng Hoàn - BTGHU

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Hải Minh

Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Lễ kỷ niệm 30 năm UNESCO ra Nghị quyết 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của nhân dân Việt Nam là “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, diễn ra sáng nay tại Khu di tích Phủ Chủ tịch.

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, các vị đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế; các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu...

Phó Thủ tướng khẳng định Nghị quyết còn là nguồn cổ vũ lớn lao, là biểu hiện của tình cảm bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cùng phấn đấu vì những giá trị chung cao đẹp của nhân loại tiến bộ.

Ngay từ khi Nhà nước mới của nhân dân Việt Nam ra đời năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã trải qua bao khó khăn, hy sinh vì những giá trị chung của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, vì những nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc.

Trong thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 14/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định nhân dân Việt Nam sẵn sàng và mong muốn thực hiện những điều khoản cao quý của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiện thực hoá cam kết mạnh mẽ đó của nhân dân Việt Nam.

Với bạn bè quốc tế, Bác Hồ là biểu tượng của khát vọng hòa bình, đấu tranh chống áp bức, bất công, góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của nhân dân Việt Nam với những cống hiến lớn lao trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục các thế hệ con người Việt Nam mới, giúp cho mọi người Việt Nam ai cũng được học hành, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của cả dân tộc. Sự nghiệp đó gắn liền với sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, luôn hướng về con người, hướng về dân tộc, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tầm vóc của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự coi trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá lâu dài của mỗi dân tộc, mỗi gia đình, mỗi con người. Đó là sự dung hòa giữa việc khẳng định bản sắc mỗi dân tộc cũng như thúc đẩy hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong những sự khác biệt, đa dạng, là lòng nhân ái, vị tha, bao dung.

Phó Thủ tướng cho rằng việc UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc gìn giữ, phát huy, nhân rộng những tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành động có giá trị lâu dài và thiết thực.

Ảnh: VGP/Hải Minh

Tiếp bước con đường Bác hồ đã chọn

Ý thức sâu sắc về những tư tưởng, đạo đức cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, góp phần vào những nỗ lực của cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững.

Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần vào sự phát triển của các giá trị quý báu chung của nhân loại, cùng tìm kiếm các giải pháp thoả đáng cho những khác biệt trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng, phát triển cùng có lợi.

Việt Nam cũng sẽ cùng các thành viên của cộng đồng quốc tế thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến chương UNESCO, cùng nhau thực hiện tốt các Mục tiêu Phát triển bền vững, góp phần vào việc thực hiện các mảng công tác quan trọng của UNESCO.

Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn, chí tình, chí nghĩa, tình cảm của bạn bè quốc tế đối với nhân dân Việt Nam, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong phát triển đất nước ngày hôm nay.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và các đại biểu tham quan Triển lãm ảnh với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”. Ảnh: VGP/Hải Minh

Biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Micheal Croft khẳng định Nghị quyết được các quốc gia thành viên thông qua đã bày tỏ lòng tôn kính đối với di sản của Người như một “biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của dân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Vị Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho hay, dù mới đến công tác tại Việt Nam được 3 tháng nhưng ngay từ đầu ông cũng đã cảm nhận được di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là khi gặp gỡ người dân Việt Nam và khi đọc về “sự lạc quan và quyết tâm sắt đá trước những thách thức và biến đổi to lớn trong lịch sử Việt Nam”.

Ông Micheal Croft cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi đặt chân đến khắp các châu lục, vượt qua các đại dương, từ Đông sang Tây, đã hình thành cho mình một nhãn quan độc đáo về tầm quan trọng của đối thoại giữa các nền văn hóa làm nền tảng cho sự hiểu biết lẫn nhau và là động lực thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững.

Theo ông Micheal Croft, tư tưởng về sự tiến bộ bao trùm và công bằng có từ rất lâu trước khi Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc xác định đó là những thách thức toàn cầu của thời đại.

Ông cho rằng đây là thời điểm để cùng nhìn lại Nghị quyết của UNESCO và những gì Chủ tịch Hồ CHí Minh đã làm, không chỉ đơn thuần vì lợi ích lịch sử, mà còn để bảo đảm rằng các biện pháp của chúng ta thực hiện ngày hôm nay phản ánh các bài học và tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau buổi lễ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị đại sứ, trưởng diện các tổ chức quốc tế đã tham quan Triển lãm ảnh với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”.

Ngay sau đó, các đại biểu cũng đã tham dự Tọa đàm quốc tế với chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân thế giới” tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch.

Hải Minh


Video liên quan

Chủ Đề