Bao nhiêu tuổi được hưởng trợ cấp người cao tuổi

Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có các mức trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu từ ngày 1/7/2021.

  • Tiếp tục hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch COVID-19

  • Những đối tượng nào được hưởng mức trợ cấp xã hội hàng tháng từ 1/7/2021?

  • Đổi mới hoạt động của cán bộ công đoàn Thủ đô

  • Những nhóm trẻ em nào được nhận trợ cấp xã hội tăng từ 1/7?

Chi trả lương hưu cho các nhóm đối tượng tuân thủ phòng dịch COVID-19.

Theo đó, mức tăng chuẩn trợ cấp xã hội từ 270.000 đồng/thánghiện naylên 360.000 đồng/tháng.

Công thức tính mức trợ cấp sẽ là:

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số.

Các đối tượng người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được trợ cấp xã hội hàng thángvà mức hưởng cụ thể theo từng nhóm điều kiện sau:

-Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; từ 60 - 80 tuổi được hệ số 1,5, tương đương 540.000.đồng/tháng. [1]

- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; đủ 80 tuổi trở lên được hưởng hệ số 2,0, tương đương 720.000 đồng/tháng. [2]

-Người cao tuổi từ đủ 75 - 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; không thuộc các trường hợp [1] và [2]; sống ở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hưởng hệ số 1,0 tương đương 360.000 đồng/tháng..

- Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; không thuộc trường hợp [1] và [2]; không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng được hưởng hệ số 1,0, tương đương 360.000 đồng/tháng.

- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; không có điều kiện sống ở cộng đồng; đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng được hưởng hệ số 3,0, tương đương 1.080.000 đồng/tháng.

Như vậy, từ ngày 1/7/2021, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ được hưởngtrợ cấp xã hội là360.000 đồng/tháng [tăng 90.000 đồng/tháng so với quy định cũ tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP].

Còn một số nhóm đặc thù sẽ căn cứ theo hướng dẫn về tiêu chí nêu trên, rồi nhân với hệ số để ra số tiền trợ cấp xã hội được hưởng.

XL/Báo Tin tức

Ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Bộ Quy tắc hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Nghị định số 20/2021/NĐ-CP,
  • trợ giúp xã hội,
  • các mức trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu,
  • từ ngày 1/7/2021,
  • tăng chuẩn trợ cấp xã hội lên 360.000 đồng/tháng,
  • người nghèo,
  • miền núi,

Người già, phụ nữ và trẻ em luôn là những đối tượng được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ không chỉ về mặt đạo đức mà về cả đối với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp không biết cụ thể đối với đối tượng này thì được hưởng những quyền lợi gì?

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tập trung phân tích nhằm trả lời cho câu hỏi: Người trên 80 tuổi được hưởng quyền lợi?

Người cao tuổi là gì?

Người cao tuổi hay người cao niên, người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 tuổi trở lên.

Căn cứ quy định tại Điều 2 – Luật Người cao tuổi năm 2009, định nghĩa về người cao tuổi như sau:

“ Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.”

Người trên 80 tuổi được xác định là người cao tuổi chính vì thế, người trên 80 tuổi sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi theo quy định tại Điều 3 – Luật Người cao tuổi năm 2009, cụ thể:

“ 1. Người cao tuổi có các quyền sau đây:

a] Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe;

b] Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;

c] Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d] Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;

đ] Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;

e] Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;

g] Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắ cphujc khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc tủi ro bất khả kháng khác;

h] Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;

i] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

a] Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

b] Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;

c] Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Cụ thể:

– Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi:

Người cao tuổi là một trong những đối tượng được ưu tiên được giảm giá vé, giá dịch vụ. Cụ thể, quy định tại Điều 5 – Nghị định số 06/2011/NĐ-CP:

+ Giảm ít nhất 15% khi đi tàu thủy, tàu hỏa và máy bay.

+ Giảm ít nhất 20% khi thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thể dục, theo thao có bán vé hoặc thu phí dịch vụ.

– Được ưu tiên khám, chữa bệnh:

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, người khuyết tật nặng.

+ Được bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.

[Quy định tại khoản 1 – Điều 12 – Luật Người cao tuổi năm 2009].

– Được hỗ trợ chi phí mai táng:

Người cao tuổi thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng.

Mức trợ cấp đối với người cao tuổi được tính như thế nào?

– Các đối tượng người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được trợ cấp xã hội hàng tháng và mức hưởng cụ thể theo từng nhóm. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng bằng mức chuẩn trợ cấp xã hội nhân với hệ số.

– Điều kiện bao gồm:

+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo, không có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, từ 60 – 80 tuổi được hệ số 1.5 tương đương 540.000 đồng/tháng.

+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo, không có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, đủ 80 tuổi trở lên được hưởng hệ số 2.0 tương đương 720.000 đồng/tháng.

+ Người cao tuổi từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, không thuộc hai trường hợp trên sống ở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hưởng hệ số 1.0 tương đương với 360.000 đồng/tháng.

+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng được hưởng hệ số 3.0 tương đương với 1.080.000 đồng/tháng.

+ Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên, không thuộc 02 trường hợp đầu tiên không có lương hưu, trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng được hưởng hệ số 1.0 tương đương với 360.000 đồng/tháng.

Như vậy, Người trên 80 tuổi được hưởng quyền lợi gì? Đã được chúng tôi trả lười chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan nhằm làm rõ quy định của pháp luật liên quan đến quyền lợi của người cao tuổi. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề