Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Thời tiết thay đổi, bé khụt khịt, khò khè - Phải làm sao?

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

TS. Lê Thị Thu Hương

Chuyên gia Dị ứng - Hen

SKĐS - TS.BS. Lê Thị Thu Hương thuộc Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội sẽ giải đáp những băn khoăn về bệnh ở trẻ em khi thời tiết thay đổi.

Khi thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhưng ngay cả khi bé không có biểu hiện bệnh nghiêm trọng thì những triệu chứng thường gặp như: trẻ thở khò khè hoặc khụt khịt mũi cũng khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng.

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số bậc cha mẹ còn ngại ngần không muốn đưa con vào bệnh viện để khám. Bạn có thể gửi câu hỏi đến Báo Sức khỏe & Đời sống để được bác sĩ giải đáp.

Báo Sức khỏe & Đời sống trân trọng giới thiệu TS.BS. Lê Thị Thu Hương thuộc Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội sẽ giải đáp các câu hỏi của các bậc phụ huynh.

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Lên trên

Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội

Bệnh ho ở trẻ nhỏ thường xảy ra do thời tiết thay đổi dẫn đến đường hô hấp bị ảnh hưởng, kèm theo đó là các biến chứng như sổ mũi, thờ khò khè.

Tình trạng sổ mũi khi ho ở trẻ được biểu hiện như chảy nước mũi thường xuyên còn khò khè là tiếng thở của bé có những âm sắc trầm như tiếng ngáy hay tiếng gió rít qua kẽ lá lúc bé thở ra hít vào.

Đối với trẻ sơ sinh nhịp thở thường thấp nên rất khó mẹ có thể phát hiện ra bằng tai, đôi khi phải dùng ống nghe của bác sĩ mới có thể phát hiện ra được.

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Tiếng khò khè ở trẻ nghe giống như tiếng ngáy hoặc tiếng gió rít qua kẽ lá. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây ra ho kèm sổ mũi, thở khò khè ở trẻ

Trong những ngày thời tiết thay đổi, đang nắng thì mưa, đang mưa thì bỗng chốc chuyển lạnh đột ngột rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Khi luồng không khí lạnh vào đường thở của trẻ không được sưởi ấm đủ dễ tăng tiết nhờn từ đó dẫn đến nghẹt mũi và khó thở.

Đối với trẻ sơ sinh thì tình trạng này thường gặp hơn do bé chưa biết cách thở bằng miệng mà chỉ thở bằng mũi. Chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi cũng dễ khiến trẻ bị nghẹt mũi và thở khò khè.

Theo ý kiến của PGS. TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khi giao mùa và mùa lạnh là thời kì bùng phát các dịch bệnh đường hô hấp, đặc biệt là virus. Khi mắc bệnh thì các dịch xuất ra trong mũi. Các dịch này là cơ chế tự nhiên của cơ thể tiết ra để tăng kháng thể, đẩy virus vi khuẩn khỏi cơ thể. Tuy nhiên việc tăng tiết quá nhiều lại gây ngạt tắc mũi, làm em bé bị ảnh hưởng hô hấp, thở ít đi, khò khè, sụt sịt thậm chí gây ho húng hắng.

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Việc tăng tiết quá nhiều lại gây ngạt tắc mũi, làm em bé bị ảnh hưởng hô hấp, thở ít đi, khò khè... Ảnh minh họa 

Tình trạng này nếu kéo dài còn có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm mũi, viêm tai, thậm chí là viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản.

Cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ thử nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ và dùng khăn xô mềm để làm thông thoáng đường thở cho con. Tiếng thở khò khè sẽ không còn. Nhưng đối với trường hợp thở khò khè kết hợp ho, sổ mũi cần được sự thăm khám, tư vấn và điều trị từ bác sĩ.

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Vệ sinh mũi cho trẻ để giảm bớt tình trạng thở khò khè. Ảnh minh họa

Đối với các bé lớn hơn, việc vệ sinh đường thở cho trẻ cũng là vô cùng cần thiết để loại bỏ tiết dịch nhờn, hết khò khè.

Ngoài ra, có thể điều trị ho cho trẻ nhỏ bằng một số bài thuốc dân gian đơn giản như:

- Pha một thìa cà phê mật ong và nước ấm và cho bé dùng vào mỗi sáng. (Dùng cho trẻ trên 1 tuổi).

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

- Lá hẹ xay nhuyễn thêm đường phèn và hấp cách thủy 15 phút. Sau đó lấy phần nước cách thủy cho bé dùng. Ngày 3-4 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.

- Quất xanh rửa sạch cắt ngang để cả vỏ và hạt trộn với đường phèn hoặc mật ong hấp cách thủy đến khi quất chín thì dằm ra, lấy phần nước cho bé dùng nhiều lần trong ngày.

- 1 quả lê nhỏ, 1 nhánh gừng và 3 tép tỏi trộn với vài hạt muối, đường phèn đem hấp cách thủy. Sau khi chín cho bé dùng lê hoặc nước lê đều được. Tham khảo chi tiết cách làm tại đây.

Về hiện tượng trẻ thở khò khè khi ngủ, chuyên gia PGS.TS. Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết khò khè là một triệu chứng hô hấp báo hiệu đường thở của trẻ đang có vấn đề. Nguyên nhân có thể do viêm tiểu phế quản, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hoặc việc hít phải dị vậy nhỏ cũng gây ra thở khò khè ở trẻ nhỏ.

Còn hiện tượng có đờm trong cổ họng, với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy. Vì thế, trẻ phải ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra. Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.

TS. Chu Thị Hạnh cho hay, có những cháu bé rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bé có các triệu chứng khò khè, ho có đờm, phụ huynh nên cho bé kiểm tra tai mũi họng xem có bị amidan quá to hay bị hen phế quản hay không? Tốt nhất nên cho cháu đi khám chuyên khoa nhi để bác sỹ phát hiện sớm.

Theo Linh Chi/ Gia đình & Xã hội

Theo Chi Chi (Tham khảo từ Parent) (Khám phá)

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè là vấn đề thường gặp khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi, thậm chí bỏ bú. Vậy hội mẹ bỉm chúng mình nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi? Cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả trong bài viết sau nhé!

Tham khảo: Cách trị sổ mũi cho bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là như thế nào?

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng tắc nghẽn khoang mũi do dịch nhầy. Dịch này sẽ tăng tiết và làm hẹp đường thở khiến cho bé cảm thấy khó thở. Trẻ sơ sinh vốn chưa biết tự thở bằng miệng nên khi bị nghẹt mũi sẽ rất khó chịu. Lúc này, mẹ sẽ thấy trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc, không muốn bú nữa.

Bố mẹ thường khó phát hiện trẻ nhỏ hơn 3 tuổi bị nghẹt mũi vì các triệu chứng không biểu hiện rõ ràng. Trẻ sơ sinh trên 5 tháng tuổi thường dễ bị cảm lạnh vì đây lúc cơ thể của bé bắt đầu xây dựng khả năng miễn dịch với virus thông thường. Bên cạnh virus, còn một số nguyên nhân khác gây ra ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Bệnh cảm lạnh, cảm cúm

Từ 6 tháng – 3 tuổi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” của trẻ vì hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, dễ mắc bệnh do chưa đủ sức đề kháng. Vì vậy, các virus từ môi trường bên ngoài thường dễ xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, gây nên bệnh cảm. Các loại virus thường gặp bao gồm cúm, virus hợp bào hô hấp, Adenovirus,…

Hít thở không khí khô thường xuyên

Việc hít thở thường xuyên không khí khô, có độ ẩm thấp rất dễ làm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Nguyên nhân là do hệ hô hấp phản ứng lại với không khí khô bằng cách tăng tiết dịch. Lượng dịch nhầy tăng tiết gây bít tắc mũi và dẫn đến nghẹt mũi.

Tham khảo: Cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Bé bị dị ứng

Một số trường hợp trẻ bị dị ứng với phấn hoa, bụi bặm, không khí ô nhiễm,…dẫn đến bị phù nề niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy và gây nghẹt mũi.

Trẻ hít phải mùi lạ

Tương tự như dị ứng, khứu giác trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên khi ngửi thấy một số mùi lạ như khói thuốc lá, nước hoa, nước xả vải,… sẽ kích thích quá trình phản ứng lại. Và một trong những phản ứng đó là tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi.

Viêm đường hô hấp trên

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm đường hô hấp trên. Các tác nhân như vi khuẩn, virus, nước ối,… xâm nhập sẽ dẫn đến viêm mũi. Khi bị viêm mũi sẽ xảy ra một số triệu chứng trong đó có nghẹt mũi.

Bé bị dị vật trong mũi

Trẻ sơ sinh có thể đưa bất kỳ vật lạ vào trong khoang mũi. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời thì tình trạng tắc mũi, nghẹt mũi và chảy máu mũi sẽ xảy ra và điều này rất nguy hiểm đối với bé. Do đó với trường hợp nguy hiểm này, mẹ cần kiểm tra và đưa bé tới bệnh viện để được hỗ trợ sớm nhất.

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Một số triệu chứng đi kèm với nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể kèm theo một số triệu chứng sau đây:

  • Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.
  • Ho khan, ho có đờm.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Chảy nước mắt.
  • Chảy máu mũi.
  • Sốt, lừ đừ, bỏ bú.
  • Mẩn đỏ, mề đay, phù quanh cánh mũi hoặc toàn thân.
  • Đôi khi có biểu hiện tím tái do khó thở. Đây là trường hợp nặng, mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bác sĩ.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Dưới đây là một số phương pháp làm dịu hay cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho bé.

Dùng tăm bông làm sạch mũi của bé

Đầu tiên, mẹ nên làm sạch mũi của trẻ bằng cách dùng bông gòn sạch thấm chút nước ấm rồi chấm và lấy hết chất nhầy trong mũi.

Nhỏ mũi của trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý

Đây là cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh được áp dụng nhiều nhất khá đơn giản mà lại hiệu quả. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm ngửa, sau đó nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi của trẻ. Mỗi lần chỉ nên nhỏ từ 1 đến 2 giọt. Tránh nhỏ quá nhiều sẽ khiến trẻ bị sặc.

Nước muối sinh lý NaCl 0,9% có tác dụng rất tốt, giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch đường hô hấp trên và giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng nước muối sinh lý vì có thể làm khô dịch mũi của trẻ. Mẹ cũng không nên tự pha nước muối và nhỏ mũi cho trẻ nhé. Vì nước muối mẹ pha không đảm bảo đúng nồng độ và rất dễ gây tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Hút mũi cho trẻ

Đây là cách làm sạch mũi và trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh được hội mẹ bỉm rất ưa chuộng. Hút mũi giúp loại bỏ dịch nhầy và làm sạch mũi cho bé. Trước khi hút mũi, các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy, sẽ dễ hút hơn.

Mẹ cần lưu ý là phải vệ sinh dụng cụ hút mũi một cách sạch sẽ. Vì dụng cụ bẩn sẽ gây ra viêm nhiễm đường hô hấp trên cho trẻ, khiển tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn.

Lưu ý, không nên lạm dụng phương pháp hút mũi cho bé. Chỉ nên hút 2 đến 3 lần trong ngày. Bởi vì hút mũi quá nhiều lần có thể gây kích ứng niêm mạc mũi của trẻ dẫn đến tình trạng sung huyết niêm mạc rất nguy hiểm.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao?

 

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Massage mũi của trẻ

Động tác massage nhẹ bằng cách day cánh mũi sẽ giúp cho trẻ dễ thở và giảm bớt cảm giác khó chịu. Cụ thể, mẹ hãy dùng ngón tay vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ một cách nhẹ nhàng. Động tác này nên được thực hiện sau khi bạn đã nhỏ nước muối sinh lý.

Kê cao đầu khi trẻ ngủ

Một mẹo nữa để giúp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi cảm thấy dễ chịu hơn là dùng một chiếc khăn mềm để nâng cao đầu và vai cho bé trong lúc ngủ. Tư thế ngủ cao đầu sẽ giúp giảm tiết dịch nhầy, giảm phù nề niêm mạc, từ đó, giúp trẻ giảm nghẹt mũi.

Tăng độ ẩm không khí trong phòng

Nếu không khí trong phòng quá khô, các mẹ hãy tăng độ ẩm. Đặc biệt là những tháng ngày khô nóng hoặc lạnh khô, thời gian có độ ẩm thấp. Hãy bổ sung một chiếc máy phun sương, máy tạo độ ẩm trong phòng để giúp con thoải mái hơn nhé.

Vỗ nhẹ lưng

Vỗ nhẹ trên lưng sẽ giúp bé bớt tức ngực và dễ thở do chất nhầy trong ngực được làm lỏng. Có 2 cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Đặt con nằm úp lên trên đầu gối và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng.
  • Cách 2: Vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng ra phía trước khoảng 30°.

Ngoài những biện pháp giảm triệu chứng nghẹt mũi nêu trên, bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cò lưu ý thêm rằng:

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Trẻ sơ sinh hay nghẹt mũi do dị ứng với mùi, do đó mẹ nên hạn chế tối đa các sản phẩm có mùi nồng trong phòng bé như: sữa tắm mùi nồng, nước xả vải, nước lau sàn, cây có hoa, nước hoa, khói thuốc lá...

Bé bị sổ mũi, khò khè phải làm sao

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh 

Một số việc mẹ nên tránh làm khi bé sơ sinh bị ngạt mũi

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, bố mẹ nên tránh những điều sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất: 

  • Không dùng miệng để hút mũi cho bé vì như vậy sẽ tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ và phát sinh thêm các bệnh lý khác.
  • Không cho trẻ dùng kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì nếu dùng sai thuốc, bé vừa không khỏi bệnh vừa có nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
  • Không nên dùng các mẹo dân gian chưa có kiểm chứng khoa học.
  • Không nên để bé bị quá nóng do quấn nhiều tã khiến bé khó thở.
  • Không kiêng tắm. Khi bé bị ngạt mũi thì vấn đề vệ sinh của bé lại càng nên được quan tâm. Nếu kiêng tắm thì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh làm bé khỏi bệnh chậm hơn. Lời khuyên của các bác sĩ là tắm cho bé bằng nước ấm, nên tắm nhanh và chọn nơi kín gió.
  • Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến bác sĩ?

    Các cách trên sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh được cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng sau, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay:

    • Thường xuyên sốt cao.
    • Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng.
    • Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh.
    • Trẻ khó chịu ở tai, có nguy cơ nhiễm trùng.
    • Phát ban.
    • Nghẹt mũi cùng với sưng trán, mắt, mũi hoặc má.
    • Nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên.
    • Khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn.
    • Con quấy khóc hay có biểu hiện đau đớn.
    • Cơ thể trở nên tím tái.

    Trên đây là cách xử lý hữu hiệu cho các mẹ bỉm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.